Gareth Southgate và ĐT Anh: 8 năm sống trong hy vọng và đoạn kết buồn tại Berlin

Tác giả Bảo Nguyễn - Thứ Ba 16/07/2024 09:12(GMT+7)

Trong suốt nhiệm kỳ tại đội tuyển Anh, dù chưa gặt hái được bất kỳ danh hiệu lớn nào, song Gareth Southgate đã khiến người hâm mộ “Tam sư” tin yêu vào đội tuyển sau chu kỳ đầy rẫy sự thất vọng.

Trở về năm 2016, khi cái tên xa lạ Gareth Southgate được bổ nhiệm là tân HLV trưởng đội tuyển Anh, hầu hết CĐV “Tam sư” đều không dám mơ về bất cứ điều thần kỳ nào dành cho đội bóng quê hương. Đối mặt với kỳ vọng chạm đáy, Southgate lúc bấy giờ cũng chỉ dám đặt mục tiêu “xây dựng một đội bóng có thể khiến các fan cảm thấy tự hào trở lại”. 

Gareth Southgate và ĐT Anh 8 năm sống trong hy vọng và đoạn kết buồn tại Berlin 1
Southgate ăn mừng sau trận thắng Hà Lan tại bán kết.

Gầy dựng lại niềm tự hào, chính là mục tiêu tối thượng của nhà cầm quân sinh năm 1970 khi đảm nhận một trong những công việc khó nhằn bậc nhất nước Anh. Mặc cho thất bại 2-1 trước Tây Ban Nha trong trận chung kết Euro 2024, phần đông CĐV có lẽ đều đồng quan điểm rằng Southgate đã hoàn thành trọn vẹn lời hứa của mình.

Tính đến trước thềm giải đấu trên đất Đức, cựu HLV Middlesbrough khiến niềm tin của người hâm mộ sục sôi hơn bao giờ hết trong suốt vài thập kỷ trở lại đây. Và, tuy chưa dành được bất kỳ thành công lớn nào cùng đội bóng quê hương, thật sự không thể phủ nhận rằng quãng thời Southgate nắm quyền ở “Tam sư” là một chu kỳ thành công.

Chỉ số bàn thắng kỳ vọng của Anh và Tây Ban Nha trong cả hai hiệp đấu.

Nhìn tổng quan, màn trình diễn của tuyển Anh tại Euro 2024 là tương đối thất vọng, ít nhất là tính đến trước trận bán kết gặp Hà Lan. Southgate không hoàn hảo, nhưng những thay đổi nằm trong dự liệu của ông đã tạo ra các tác động to lớn. Nhà cầm quân người Anh luôn thấu hiểu và tử tế với tất cả các cầu thủ, đồng thời ít khi e ngại khi phát ngôn về các vấn đề xã hội như phân biệt đối xử. Southgate cũng từng cởi mở khi nói về tác động của áp lực và nỗi sợ với các học trò, thấu hiểu cảm giác đáng sợ khi trở thành nỗi thất vọng của của cả một quốc gia.

Trên tất cả, ông là một người chính trực và thật thà.

Tại World Cup 2018, với đội hình có độ tuổi trẻ thứ 2 giải đấu, Southgate đã tạo nên cơn sốt khi đưa “Tam sư” đi đến trận bán kết thứ ba trong lịch sử. Anh cũng lập các thành tích mới khi lần đầu giành chiến thắng tại vòng đấu knock-out ở các giải đấu lớn sau 12 năm và lần đầu chiến thắng ở loạt sút luân lưu ở đấu trường World Cup (thắng Colombia).

Kế đến, tại Euro 2020 trên sân nhà, “Tam sư” tiếp tục gầy dựng niềm kỳ vọng cho người hâm mộ khi lần đầu giành chiến thắng trước Đức tại Wembley kể từ trận chung kết World Cup 1966. Tại vòng knock-out, Anh thiết lập trận thắng đậm nhất khi đè bẹp Ukraine 4-0, trước khi xuất sắc vượt qua các đối thủ tiếp theo để chơi trận chung kết Euro sau 55 năm.

World Cup tại Qatar 2022 cũng chứng kiến một tuyển Anh phô trương sức mạnh đáng sợ, đặc biệt là chiến thắng 6-2 của thầy trò Southgate trước Iran tại vòng bảng. Với 13 bàn thắng tại giải, tuyển Anh thiết lập kỷ lục mới về số pha lập công tại đấu trường Euro và World Cup. 

Đến Euro 2024, Anh tiếp tục góp mặt tại trận chung kết lần thứ 2 liên tiếp sau khi đánh bại Hà Lan với tỉ số 2-1. Điều đó đồng nghĩa rằng dưới thời Southgate, “Tam sư” đã đi đến 2/4 trận chung kết ở đấu trường Euro/World Cup - một thành tích vô tiền khoáng hậu.

Tâm lý thép là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công của tuyển Anh tại giải đấu trên đất Đức, với vô số màn tỏa sáng của các cầu thủ hàng đầu thế giới trước thế trận Anh bị dẫn bàn, đơn cử như pha xe đạp chổng ngược của Jude Bellingham trong trận gặp Slovakia hay cú sút cháy phá của Ollie Watkins ở trận bán kết gặp Hà Lan. Tất nhiên, một bộ phận CĐV cho rằng những khoảnh khắc trên đến từ sự khác biệt về chất lượng cầu thủ. Song, kết quả của những khoảnh khắc trên đều bắt nguồn từ môi trường làm việc chuyên nghiệp và củng cố niềm tin vào khả năng của cầu thủ từ Southgate.

Chỉ số bàn thắng kỳ vọng trận Anh gặp Slovakia.
Chỉ số bàn thắng kỳ vọng trận Anh gặp Hà Lan.

Để trân trọng những gì Gareth Southgate đã làm cho tuyển Anh, chúng ta còn xem lại những gì đã diễn ra trước khi ông đến. Thời kỳ đen tối của bóng đá xứ sở sương mù bắt nguồn từ sự thất bại của “Thế hệ vàng” khi không thể giành quyền tham dự Euro 2008, thua toàn diện trước đức tại World Cup 2010 và đau đớn nhất là khi “Tam sư” bị Iceland loại tại Euro 2016, đi kèm với việc Sam Allardyce bị sa thải chỉ sau 1 trận cầm quân.

Thống kê trận Anh gặp Iceland tại Euro 2016.

Khi so sánh tất cả các mảnh ghép lại, hoàn toàn có lý khi cho rằng triều đại của Southgate ở tuyển Anh là một chu kỳ thành công vượt quá mong đợi của nhiều người. Sau cùng, “thành công” cũng chỉ là một định nghĩa mang tính quan điểm cá nhân, và “Tam sư” giờ đây đã trở thành một đội bóng gai góc hơn nhiều so với 8 năm trước.

Khởi nguồn cho những thay đổi tích cực bắt đầu từ các thất bại trong quá khứ. Sau những màn trình diễn tệ hại ở những năm đầu thế kỷ 21, Liên đoàn bóng đá Anh FA đã mở ra kế hoạch với tên gọi “England DNA” với mục đích cách mạng hóa quá trình đào tạo HLV và cầu thủ tại xứ sở sương mù, đồng thời đề ra các yếu tố cần thiết đối với một cầu thủ người Anh.

“England DNA” được truyền cảm hứng bởi kế hoạch tương tự của người Đức với nền tảng khi Die Mannschaft lọt vào trận chung kết World Cup 2006 và vô địch 8 năm sau đó. Dan Ashworth - người lúc bấy giờ đang đảm nhận vị trí giám đốc phát triển ưu tú của FA - ra mắt kế hoạch “England DNA” vào năm 2014, và người ngồi kế ông trong ngày hôm đó không ai khác ngoài Gareth Southgate.

 Nhìn tổng quan, Southgate đã làm tốt nhiệm vụ xây dựng niềm tin trở lại nơi người hâm mộ, nhưng màn trình diễn thất vọng tại Euro 2024 chính là dấu hiệu cho thấy “Tam sư” cần một luồn gió mới nơi vị trí dẫn đầu. 

Sự thiếu sáng tạo trong lối chơi nếu đem so với dàn cầu thủ chất lượng trong đội khiến nhiều CĐV tin rằng Anh nằm trong số các đội bóng tấn công tệ nhất giải, với chỉ số bàn thắng kỳ vọng 0.77 (xG) không tính penalty chỉ tốt hơn Scotland (0.32), Gruzia và Serbia (0.7), Romania (0.71).

Thống kê các cú sút của Anh tại Euro 2024.

 

Điều đó dẫn đến việc Anh chỉ tung ra 10.9 cú sút mỗi trận, chỉ xếp trên 6 đội, trong khi đó chỉ số cú sút trúng đích mỗi trận là 3.6 nằm trong top 6 từ dưới lên.

Đối đầu với đội tuyển hàng đầu giải đấu là Tây Ban Nha tại trận chung kết tại Berlin, may mắn là không đủ để Anh nuôi giấc mộng vô địch cùng Southgate. “Tam sư” giành quyền kiểm soát bóng 34.9%, gần tương tự với trận chung kết 3 năm về trước với Italy (34.6%). Cả hai đều là thời lượng kiểm soát bóng tệ nhất đối với một đội lọt vào chung kết Euro kể từ năm 1980. Trước một Tây Ban Nha từ bỏ lối đá tiqui-taka truyền thống, Anh vẫn tỏ ra thua kém về mọi mặt và chịu trận trước sức công phá từ La Roja.

Dù đạt thành công khi dẫn dắt “Tam sư” đến 2 trận chung kết Euro liên tiếp, song việc không định hình được bản sắc đội tuyển là một trong những lý do khiến mọi người tin rằng thời gian của Southgate tại tuyển Anh đã cạn.

 

Sau 8 năm với đầy hy vọng, đã đến lúc Southgate bước xuống và nhường vị trí mới cho người kế nhiệm, một người hiểu rõ triết lý muốn xây dựng tại đội tuyển với dàn sao hàng đầu thế giới. Với những gì đã cống hiến, Southgate đã tạo nên tiền đề rằng “công việc khó nhằn bậc nhất nước Anh” thật sự cũng không khó nhằn đến thế, từ đó tạo nên sự giải tỏa cho những chiến lược gia đến sau.

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Khi Europa League là cứu cánh cả mùa giải của Man Utd

Ngoại trừ Liverpool đã chắc suất, có đến 6 đội bóng tốp đầu Premier League đang cạnh tranh gay gắt cho 4 suất tham dự Champions League mùa tới. Ở phía sau, có một Manchester United đang xếp thứ 14 trên BXH lại tự tìm cho mình một con đường về đích khác, một con đường ngắn hơn nhưng cũng chứa đựng không ít chông gai.

Khi Arsenal làm mới “vũ khí” phạt góc

Thành công trong các tình huống phạt góc là một phần quan trọng trong quá trình tiến bộ của Arsenal những mùa gần đây. Kể từ khi bổ nhiệm chuyên gia bóng chết Nicolas Jover trước mùa giải 2021/22, Arsenal đã ghi được nhiều bàn từ phạt góc (55) và các tình huống cố định (68) hơn bất kỳ đội nào khác tại Ngoại hạng Anh.

Inter Milan của Inzaghi: Cổ điển nhưng không lỗi thời

Có những mùa giải Champions League mà vòng bán kết bị thống trị bởi các CLB đến từ một quốc gia duy nhất, thậm chí có năm có tới hai đại diện cùng thành phố. Nhưng mùa giải 24/25 thì khác. Nó giống với tinh thần sơ khai của giải đấu hơn bao giờ hết: Một sân chơi châu Âu đúng nghĩa.

PSG và bài học sinh tồn ở Villa Park

Với Luis Enrique, bóng đá đúng nghĩa là phải kiểm soát thế trận. Nhưng khi bước vào vòng knock-out, thời khắc kịch tính nhất của Champions League, bóng đá lại trở thành cuộc chơi đầy hỗn loạn.

Manchester United: Đứng bên bờ vực thẳm

Đối đầu với Newcastle United phiên bản hiện đại tại sân St James’ Park chưa bao giờ là dễ dàng. Trong ba năm qua, Eddie Howe và đội ngũ huấn luyện của ông đã biến đội bóng này thành một trong những mối đe dọa khó chịu và giàu sức mạnh nhất tại Premier League.

Barcelona: Sự lãng mạn của một... cỗ máy

Được dẫn dắt bởi một vị chiến lược gia mang đậm tính cách Đức như Hansi Flick, thế nhưng bên cạnh việc đề cao sự hiệu quả đến tàn nhẫn, Barca mùa giải năm nay vẫn luôn biết cách khiến người hâm mộ phải vỡ òa vì những khoảnh khắc tràn đầy sự lãng mạn.

Inter Milan và thứ nghệ thuật Catenaccio kiểu mẫu

Ngay cả khi không duy trì được vị thế áp đảo tại Serie A mùa giải năm nay thì đội bóng của HLV Simone Inzaghi vẫn khẳng định mình là ứng viên đáng gờm cho danh hiệu vô địch Champions League, đặc biệt là sau thắng lợi 2-1 ngay trên sân của Bayern Munich tại lượt đi vòng tứ kết vừa rồi.

PSG tại Champions League: Khi chủ nghĩa bình dân chắp cánh cho giấc mộng trời Âu

Từng có thời, Paris Saint-Germain sở hữu trong đội hình cả ba siêu sao tấn công đắt giá bậc nhất thế giới là Lionel Messi, Kylian Mbappe và Neymer, thế nhưng vẫn thường xuyên phải ôm hận tại đấu trường Champions League. Vậy mà giờ đây, khi chỉ có trong tay những cầu thủ có phần “giản dị” hơn rất nhiều, Luis Enrique lại đang hứa hẹn viết nên một câu chuyện lịch sử cho CLB thủ đô nước Pháp.