Đây là mùa giải khởi đầu tệ nhất của MU? Không! Hãy nhìn lại mùa giải 1989-1990!

Tác giả KDNX - Chủ Nhật 06/10/2019 16:49(GMT+7)

Zalo

Steve Bruce đang gặp thuận lợi trong cuộc đối đầu với CLB cũ, nơi ông từng thi đấu ở vị trí hậu vệ. Nhất là khi Man United đang có mùa giải tệ hại nhất trong lịch sử của mình, mùa giải 1989-1990.

Steve Bruce đang gặp thuận lợi trong cuộc đối đầu với CLB cũ, nơi ông từng thi đấu ở vị trí hậu vệ.  Nhất là khi Man United đang có mùa giải tệ hại nhất trong lịch sử của mình, mùa giải 1989-1990. 

Câu chuyện về mùa giải mà Man Utd khởi đầu tệ hại nhất trong lịch sử hình ảnh
 
Khi Ole Gunnar Solskjaer nhận lãnh công việc ở Man United, ông muốn gây dựng lại thời vàng son của Alex Ferguson. Tuy nhiên, có lẽ Ole Gunnar Solskjaer không hề muốn tái hiện lại mùa giải 1989-1990, mùa giải mà Man United khởi đầu tệ hại, mùa giải họ chỉ kiếm được 7 điểm trong 9 trận dầu tiên. Fergie khi đó cũng đang đối mặt với quyết định sa thải.
 
Kể từ ngày gia nhập Man United từ Aberdeen vào tháng 11 năm 1986, Alex Ferguson không làm được gì để chứng minh rằng mình có thể đánh bại Liverpool. Thậm chí, ông còn phải đối diện với việc bị mất việc. Ông được hỗ trợ hết mình trên thị trường chuyển nhượng hè năm 1989, đem về những cái tên như Neil Webb, Mike Phelan, Gary Pallister, Paul Ince và Danny Wallace. Áp lực khi đó dần gia tăng.
 
Ban đầu, Man United có được một khởi đầu như mơ cũng như họ ở mùa giải này khi đánh bại Arsenal 4-1 trong trận mở màn trước 47,245 khán giả đến sân Old Trafford. Trận đấu này cũng chứng kiến pha làm bàn đầu tiên của cầu thủ mới chuyển đến Neil Webb. Một sự khởi đầu không thể tuyệt hơn cho Man United.
 
Webb không phải là cầu thủ duy nhất khiến Stretford End sôi động hôm đấy. Trước trận đấu, Michael Knighton, một thương gia đến sân. Người đàn ông 37 tuổi đang trên đường trở thành người thay thế Martin Edwards ở vị trí chủ tịch. Đến sân trong một bộ đồ tập, thực hiện vài pha biểu diễn với trái bóng, Knighton nhanh chóng chiếm được lòng tin của NHM.
 
"Chúng tôi nghe về vụ tiếp quản này rồi, nhưng khi ông anh này vào phòng rồi giới thiệu mình là chủ mới của CLB rồi hỏi xin một cái áo," Webb hồi thưởng. "Tôi nghĩ ông anh này chỉ muốn tham gia tập trung thôi, nhưng tôi không tin vào mắt mình khi hắn chạy vào sân rồi sút bóng vào lưới ở Stretford End. Hài hước thật, thật đó. Khó tin lắm."

Hình ảnh có liên quan

Nhưng có ai ngờ đâu, lời hứa của Knighton chỉ là những lời hứa sáo rỗng. Kế hoạch của Knighton tan nát chỉ trong vài tuần, cũng như phong độ của Man United khi đó vậy. Kết quả đi xuống một cách chóng mặt, sức ép lên Ferguson vì thế cũng gia tăng. Man United khi đó không thể thắng được 4 trận kế tiếp, Ferguson bị chỉ trích khi để McGrath và Norman Whiteside rời CLB rồi thay thế họ bằng những bản hợp đồng hào nhoáng nhưng thiếu hiệu quả.
 
Man United làm chủ thế trận ở trận đấu thứ hai của mùa giải gặp Crystal Palace, nhưng bàn thắng gỡ hòa của Ian Wright nhanh chóng khiến họ mất 3 điểm. Nhưng chỉ khi họ để thua 2-0 trước Derby, người ta mới bắt đầu nói đến khủng hoảng. "Sau một khởi đầu tuyệt vời, họ lại quay lại tình cảnh ảm đạm." Nếu đặt vào thời điểm hiện tại, câu chữ đó của nhà báo Clive White của The Time thời điểm đó không hề sai. Man United sau đó để thua 2-0 trên sân nhà trước Norwich.

Bản hợp đồng 2,3 triệu Pallister thậm chí còn khiến đội nhà chịu một quả phạt đền, Bryan Robson chấn thương phải rời sân, "Đau khổ chồng chất đau khổ" dòng tít cho bài báo của The Times không thể chính xác hơn được nữa. Khi Webb dính chấn thương Achilles khi đang thi đấu cho ĐTQG, Ferguson có lẽ đã than thân trách phận rất nhiều.
 
Phong độ tệ hại của Man United tiếp tục diễn ra khi họ thua ngược Everton 3-2 trên sân Goodison Park, thất bại thứ 3 liên tiếp của Quỷ Đỏ. Thất bại này chính thức giật sập quyết tâm của tập thể của Alex Ferguson. "Man United gần như không thể đánh bại được Liverpool," James Lawton chia sẻ với The Express.

Liverpool giờ đây không phải là mục tiêu của họ khi Ferguson hiện tại phải lo lắng với việc Palace và Charlton đang phả hơi nóng sau lưng. Sự ảm đạm trên sân được gỡ đi phần nào khi Robson trở lại từ chấn thương. Mark Hughes sau đó ghi được cú hat trick trong trận thắng 5-1 trước Millwall. Thế nhưng, mọi thứ lại trở về ban đầu khi họ để thua Manchester City 1 tuần sau ở trận derby Manchester.
 
"Alex Ferguson biết rõ phải làm gì, ông ấy là người chỉ huy, rõ ràng không ai cố gắng nhiều hơn để khiến mọi thứ đi đúng hướng," Knighton phát biểu trước chuyến làm khách tới Maine Road. Những gì diễn ra trên sân khiến nhiều NHM phải suy nghĩ rất nhiều về lời phát biểu đó.
 
Dù Steve Bruce và Robson đều không ra sân, NHM Man United vẫn tin rằng họ sẽ có được một kết quả tốt trước Man City. Nửa Xanh thành Manchester mới lên hạng, họ mới chỉ có được một chiến thắng trong 6 trận đầu tiên ở mùa giải. Họ thậm chí kém tự tin hơn Man United khi không có được sự phục vụ của tiền vệ kỳ cựu Neil McNab và bản hợp đồng 1 triệu Bảng Clive Allen. Nhưng trên sân hôm đó, Man United nhanh chóng sụp đổ.
 
Hàng phòng ngự của họ là một thảm họa, Pallister gần như lạc lối. Trận thắng 5-1 trước Manchester United sau đó đi vào trang sử của Manchester City, còn Ferguson chắc chắn sẽ phải ra đi. "Từ phòng thay đồ cho tới phòng ban lãnh đạo, Man United rõ ràng đang thể hiện hình ảnh của một CLB đang trên bờ sụp đổ," Harry Harris viết cho tờ The Mirror. Sau trận thua đáng xấu hổ, có một nguồn tin cho biết Ferguson đã bỏ kỳ nghỉ giáng sinh của mình để cứu lấy công việc. Nhưng, chỉ sau trận thua thảm họa vài ngày, ông tiếp tục ký thêm 3 năm nữa với Man United.
 
"Nó cho tôi thêm thời gian với công việc," Ferguson chia sẻ, nhưng thời gian rõ ràng không ủng hộ ông. Man United nhanh chóng bị loại khỏi League Cup vào tháng 10, trận thua 3-0 trước Tottenham ở Old Trafford đã hoàn toàn chấm dứt hy vọng của Man United. Sự tập trung của họ giờ đây chuyển sang cuộc chiến...trụ hạng.
 

Ferguson từ chối trả lời báo giới sau khi để thua một trận nữa trước Charlton với tỷ số 2-0 trên sân nhà vào đầu tháng 11. Báo chí khi đó không tiếc lời chỉ trích vị HLV người Scotland trong ngày kỷ niệm năm thứ 3 của ông với CLB. The Express giật dòng tít: "Fergie, kẻ thất bại", còn Colin Gibson thì vùi dập ông trên tờ The Telegraph: "Họ phát ngấy với lý do và những tương lai tươi sáng ảo diệu rồi. Old Trafford cần thành công và cần điều đó ngay lập tức, nếu không, những áp lực lên Ferguson sẽ ngay càng gia tăng thêm nhiều nữa."
 
Những tiếng kêu than bất mãn cứ thế nhiều lên. Khi đối đầu Crystal Palace trên sân nhà vào ngày 9 tháng 12, một CĐV Man United đã căng ra một tấm banner thể hiện tất cả những nỗi niềm ức chế của CĐV Man United khi đó. Tấm banner viết dòng chữ: "3 năm trời lý do lý trấu nhưng tệ vẫn cứ tệ. Ta ra Fergie", NHM đó tuy vậy không phải là người duy nhất bất mãn với Fergie ngày hôm đó. Những tiếng hô "Cút đi Fergie" hay "Một mớ rác rưởi" lan truyền khắp bốn mặt sân. "Phản ứng của người hâm mộ ở trận thua trên sân nhà trước Crystal Palace là điều tồi tệ nhất tôi từng trải qua," Ferguson chia sẻ.
 
Edwards, khi đó vẫn đang là chủ tịch của CLB sau khi Knighton tháo chạy, vẫn tiếp tục bảo vệ HLV của mình. Nhưng kết quả tệ hại thì cứ liên tục nhiều lên. Man United trải qua 11 trận không thắng, thành tích tệ nhất của họ kể từ năm 1971-1972, khiến tỷ lệ cá cược cho một suất xuống hạng của họ lên thành 5/2.
 

"Tôi biết kiên nhẫn  là từ không ai yêu bóng đá thích cả, nhưng đó là điều mà Man United cần ở thời điểm hiện tại,"
HLV Manchester City thời điểm đó, Howard Kendall, người từng được liên hệ thay thế Ferguson chia sẻ. "Tôi chắc anh ấy ấy sẽ đi đúng hướng nếu có thời gian," Kendall thêm vào. Điều đó thật sự đã xảy ra. Cả Kendall và Ferguson đều thành công nhờ sự kiên nhẫn của các chủ tịch. Thế nhưng, trong thời đại bóng đá hiện đại, nơi mà thành tích được chú trọng tới từng phút, từng giây, những điều đó dường như rất khó có thể xảy ra với Solskjaer.
 
Lược dịch từ bài viết: "When Manchester United had an even worse start to the season ... in 1989: của tác giả  Steven Pye đăng trên The Guardian.
 
KDNX (TTVN)

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Nottingham Forest và Bournemouth lọt top 5 Premier league: Thành công của những kẻ đi ngược dòng xu hướng

Sự sa sút trầm trọng của Manchester City là câu chuyện tâm điểm của nửa đầu mùa giải, trong khi đó Liverpool, Chelsea và Arsenal đều đang hy vọng rằng họ sẽ trở thành câu chuyện chính của giai đoạn nửa cuối mùa bằng cách giành chức vô địch. Nhưng còn 2 đội bóng đang chen chân vào giữa những ông lớn đó thì sao?

X
top-arrow