Sau một sự khởi đầu cực kì ấn tượng ở mùa giải này, Leicester City đã phải đương đầu với một giai đoạn đầy sóng gió trong cuộc đua top 4. Và khi những kết quả trở nên tệ hơn, thì các số liệu của đội bóng này cũng diễn biến theo chiều hướng tương tự.
Chuyện gì đang xảy ra với Bầy Cáo? |
Bảng xếp hạng hiệu số xG mỗi trận của Premier League trong khoảng thời gian từ 13/12/2019 đến 09/02/2020 |
Bất kì phân tích nào về lý do vì sao Leicester lại trở nên chệch choạc đều phải được bắt đầu với Jamie Vardy. Tiền đạo người Anh đã thể hiện một phong độ cực kì khí thế vào mùa thu, ghi được đến 13 bàn chỉ từ 8,48 xG (không tính những quả penalty). Nhưng cái hiệu suất đó sẽ rất khó có thể được duy trì đối với bất kì gã cầu thủ nào không mang tên Lionel Messi, và đúng là Vardy đã thật sự đánh mất đi sự sắc bén của anh sau cái giai đoạn đầy hưng phấn đó, với việc chỉ ghi được vỏn vẹn 1 bàn từ 1,50 xG. Trong trường hợp có ai đó nghi ngờ về việc liệu vận may của chân sút người Anh có thật sự đã thay đổi hay không, thì ví dụ tiêu biểu nhất chính là việc Vardy đã bỏ lỡ một quả penalty trong cuộc chạm trán Burnley ngay trước khi the Clarets ghi bàn thắng quyết định giúp họ giành được 3 điểm. Và Vardy không chỉ bỏ lỡ các cơ hội, mà anh còn nhận được chúng ít hơn trước.
Ảnh: So sánh phong độ của Jamie Vardy trong hai giai đoạn 09/08/2019 đến 09/12/2019 và 10/12/2019 đến 14/02/2020, dựa trên mẫu radar dành cho các tiền đạo. Chú thích: xG (Expected goals – bàn thắng kì vọng). Shots (số cú sút/ trận). Touches in the box (số lần chạm bóng trong vòng cấm/ trận). Shot touch (tỷ lệ % số cú sút mà một cầu thủ thực hiện trên số pha chạm bóng của anh ta). xG Assited ((Giá trị bàn thắng kì vọng từ các đường chuyền). Pressure regains (Số lần đoạt lại được bóng khi pressing đối phương). Pressure (Số lần pressing đối phương). Aerial wins (Số lần giành chiến thắng trong các pha không chiến). Turnover (số lần để mất bóng). Successful dribbles (số lần đi bóng thành công). xG/ shot (xG trên mỗi cú sút tung ra) |
Điều tương tự cũng đang diễn ra với toàn bộ tập thể Leicester City. Mặc dù họ đã tạo ra rất ít cơ hội ngon ăn (big chances) trong những trận đấu đầu tiên, nhưng đó là khi họ phải đối mặt với những đối thủ sừng sỏ trong suốt quãng thời gian ấy, và kể cả như vậy, họ vẫn có thể xoay sở để đạt được một hiệu suất vượt trên các số liệu kì vọng. Khi lịch thi đấu trở nên dễ dàng hơn, họ đã bùng nổ một cách ấn tượng. Kể từ sau khi giai đoạn hưng phấn đó kết thúc, có hai điều đã diễn ra. Đầu tiên, họ đã không còn đạt được một hiệu suất vượt trội đến khó tin so với xG nữa.
Có thể thấy, thông số bàn thắng kì vọng của Leicester đang diễn biến theo chiều hướng đi xuống, còn xG conceded – bàn thua kì vọng – thì lại tăng lên. |
Chuyện gì đã xảy ra? Với những gì chúng ta đã được biết về tình trạng của Vardy, quy trình hợp lý nhất sẽ là bắt đầu cuộc khám phá này bằng cách kiểm tra khâu tấn công của Leicester. Brendan Rodgers chỉ thực hiện một vài thay đổi nhỏ trong hệ thống của ông, cất những cầu thủ không đạt phong độ tốt lên ghế dự bị và xoay vòng luân phiên giữa 4-3-3 và 4-4-2 kim cương. Họ không hề gặp phải ca chấn thương quá nghiêm trọng nào; Trong hai trận đấu mà Vardy không thể ra sân, Leicester đã giành chiến thắng cả hai. Cả về mặt nhân sự lẫn chiến thuật đều không thể đưa ra bất kì một đáp án rõ ràng nào cho câu hỏi tại sao khâu tấn công của Leicester lại trở nên tệ đi ở hầu hết mọi khía cạnh.
Ảnh: So sánh phong độ tấn công của Leicester trong hai giai đoạn 10/08/2019 – 09/12/2019 và 09/12/2019 – 10/02/2020. Chú thích: Non-penalty xG (Trung bình xG mỗi trận – không tính penalty). xG/shot (xG của mỗi cú sút đã thực hiện). Shots (số cú sút tung ra mỗi trận). Counters attacking shots (số cú sút được tung ra sau các đợt phản công mỗi trận). Set Piece xG (giá trị của các tình huống cố định theo xG). High press shots (số cú sút tung ra sau các đợt triển khai pressing tầm cao mỗi trận). Clear shots (số cú dứt điểm trong điều kiện đối mặt thủ môn được thực hiện mỗi trận). Goalkeeper pass length (cự li trung bình của các đường chuyền mà thủ môn thực hiện). Box cross% (tỷ lệ những đường chuyền thành công vào vòng cấm là các pha phạt bóng) |
Số liệu bị sụt giảm một cách nổi bật nhất ở đây chính là những cú sút được thực hiện sau các đợt phản công. Bạn hẳn sẽ nghĩ rằng mọi đội bóng đều nhận thức sự lợi hại của những pha tăng tốc xuống phía sau hàng thủ đối phương của Vardy và sẽ tạo điều kiện để anh thực hiện chúng một cách thuận lợi nhất, thường xuyên nhất có thể. Tuy nhiên, trong một giai đoạn mà Leicester rất ít khi dẫn trước tỷ số, thì sẽ không có gì lạ khi các đối thủ của họ tổ chức phòng ngự lùi sâu để bảo toàn ưu thế của mình.
Ảnh: So sánh phong độ phòng ngự của Leicester trong hai giai đoạn 09/08/2019 – 09/12/2019 và 14/12/2019 – 09/02/2020. Chú thích: Non-penalty xG conceded (xG phải nhận – không tính penalty). xG/ shot conceded (xG/ các cú sút phải nhận). Shots conceded (số cú sút phải nhận/ trận). Counter attacking shots conceded (số cú sút phải nhận từ các pha phản công/ trận). Clear shot conceded (những cú dứt điểm đối mặt với thủ môn phải nhận từ đối phương). Set Pieces xG conceded (xG của các tình huống cố định phải nhận). Opposition passing% (tỷ lệ chuyền bóng thành công của đối phương khi Dortmund triển khai phòng ngự). Defensive distance (khoảng cách triển khai phòng ngự tính từ khung thành đội mình). Passes/ defensive action (số đường chuyền cho phép đối phương thực hiện khi đội mình triển khai phòng ngự). |
Đâu là nguồn gốc của sự sa sút này? Lịch trình thi đấu có thể mang đến một chút “an ủi”: Trong giai đoạn này, Leicester City đã phải đụng độ với Man City ngay tại Etihad, cùng với đó là Liverpool, Chelsea và một Southampton đang hừng hực khí thế với một phong độ rất cao. Tuy nhiên, những cuộc đối đầu với West Ham và một Newcastle chỉ thi đấu với 10 người trên sân đã tạo ra đôi chút cân bằng. Leicester không hề có một ca chấn thương quá nghiêm trọng nào ở hàng phòng ngự, mặc dù vậy, tiền vệ Wilfred Ndidi đã phải ngồi ngoài trong cả tháng 1 sau khi phẫu thuật đầu gối và chỉ có thể ra sân một lần từ băng ghế dự bị trong 5 trận đấu gần nhất. Sự vắng mặt của cầu thủ người Nigeria chắc chắn là một phần nguyên nhân, nhất là khi nhìn vào hiệu suất phòng ngự đầy ấn tượng của anh ở mùa giải năm nay …
Ảnh: Phong độ tuyệt vời của Wilfred Ndidi, được thể hiện qua mẫu radar dành cho các tiền vệ. Chú thích: (Passing%) Tỷ lệ chuyền bóng thành công. Deep progessions (Số lần phát triển bóng theo chiều sâu trung bình ). xG Assisted (Giá trị bàn thắng kì vọng từ các đường chuyền). xGBuildup (Gía trị bàn thắng kì vọng trong những lần tham gia triển khai bóng). Successful dribbles (Số lần đi bóng thành công trung bình ). Fouls won (Số lần bị phạm lỗi). Turnovers (số lần để mất bóng). Số lần đoạt lại được bóng khi pressing đối phương (Pressure regains). Pressure (Số lần pressing đối phương trung bình). PAdj tackles (Số lần tắc bóng thành công – đã qua điều chỉnh theo thời lượng kiểm soát bóng). PAdj Interceptions (Số lần cắt đường chuyền thành công – đã qua điều chỉnh theo thời lượng kiểm soát bóng) |
Tuy nhiên, sự sa sút trong khía cạnh này không thể chỉ dùng một cá nhân cầu thủ để biện hộ được. Quay trở lại với radar “kinh dị” đã được đưa ra ở trên, có thể nhận thấy hai số liệu đang lao dốc trầm trọng nhất của The Foxes. Một là set-piece xG conceded – giá trị bàn thắng kì vọng của các tình huống cố định phải nhận từ đối phương – đã tăng từ 0,17 lên 0,38 mỗi trận. Leicester đã để thủng lưới 4 bàn thua từ bóng chết trong 9 trận đấu gần nhất của họ, sau 27 cú dứt điểm và 3,64 xG. Không tốt chút nào.
Không một cái tên nào trong số những đối thủ cạnh tranh top 4 của họ đang thể hiện một phong độ đặc biệt xuất sắc trong cuộc đua này, và nếu một trong số họ đột nhiên có được một sự bứt phá ngoạn mục, thì Chelsea chắc chắn mới là cái tên đầu tiên bị “hất cẳng” ra ngoài. Rodgers sẽ phải cảm thấy rất may mắn rằng, trong mùa giải đầy đặc biệt này, không chỉ Leicester City của ông mới không có được một phong độ ổn định.