Chuyện gì đang xảy ra ở Barcelona? (P1)

Tác giả KDNX - Thứ Ba 30/06/2020 14:13(GMT+7)

Những nhân tố chủ chốt trong đội hình vô địch Champions League mùa giải 2014-2015 như Suarez, Messi, Pique vẫn còn đứng vững ở sân Nou Camp, tuy nhiên, họ đang bước vào lứa tuổi 30. Vì vậy, rất khó cho họ có thể cố gắng theo kịp lịch thi đấu dày đặc của bóng đá Châu Âu thời điểm hậu đại dịch COVID-19.

Dù vẫn đang là đối trọng của Real Madrid ở đấu trường quốc nội, nhưng những năm gần đây, Barca đang dần đánh mất vị thế của mình, nếu không muốn nói là đang trên đà sụp đổ. Vậy, từ đâu mà đội bóng từng giành cú ăn 3 ở mùa 2014-2015 lại đi xuống một cách nhanh chóng như vậy ?

 
Với những ai theo dõi Barca những ngày gần đây, sẽ không lạ gì với họ khi chứng kiến Iago Aspas gỡ  hòa 2-2 cho Celta Vigo trong trận đấu vào hôm thứ 7 tuần trước. Bàn thắng của cầu thủ người TBN thực sự là một mũi giáo đâm thẳng vào cơ hội vô địch của Barca.
 
Kết quả và màn trình diễn của Barcelona trong trận đấu chính là bằng chứng cho sự đi xuống của Barcelona ở thời điểm hiện tại, một sự sụp đổ được dự báo từ trước. Những cầu thủ kỳ cựu của Barcelona, những người luôn mang vác trách nhiệm với CLB trên lưng, đã dần thấm mệt. Nói cách khác, Barcelona đang dần đi vào khủng hoảng.
 
Mùa hè 2014 là khoảng thời gian Barca thực sự đi vào guồng. Ở mùa chuyển nhượng đó, Barca đã chi ra 165 triệu Euro cho những cầu thủ như Luis Suarez, Marc-Andre ter Stegen và Ivan Rakitic. Họ nhanh chóng hòa nhập vào lối chơi chung, trở thành những mấu chốt quan trọng cho cú ăn 3 của Barca mùa giải 2014-2015.
 
Kể từ đó, Barca đã chi ra 800 triệu Euro cho các cầu thủ mới, thế nhưng, chẳng ai trong số họ trở thành những cầu thủ hàng đầu trong đội một. Khiến Iniesta, Xavi, Dani Alves và Javier Mascherano trở thành những cầu thủ không có ai kế vị. Trong khi đó, những cái tên mới đến ở Barca lại đang trên đường rời khỏi đội bóng này, đơn cử như trường hợp của Arthur, cầu thủ sẽ chuyển đến Juventus sau khi mùa giải kết thúc.
 
Những nhân tố chủ chốt trong đội hình vô địch Champions League mùa giải 2014-2015 như Suarez, Messi, Pique  vẫn còn đứng vững ở sân Nou Camp, tuy nhiên, họ đang bước vào lứa tuổi 30. Vì vậy, rất khó cho họ có thể cố gắng theo kịp lịch thi đấu dày đặc của bóng đá Châu Âu thời điểm hậu đại dịch COVID-19.
 
Một cú trượt chân nữa trước Atletico thứ 3 này có thể khiến Real chính thức kết thúc mùa giải. Trong khi đó, rất ít người ở Nou Camp trông đợi cho đến tháng 8, thời điểm Champions League trở lại. Không khí xung quanh đội bóng cũng như CLB thực sự gây ra nỗi lo lắng cho người hâm mộ Barca, nhất là cho tương lai của CLB cũng như những điều sẽ xảy ra ở mùa sau.
 
Nỗi đau đầu tiên mà Barca phải nhận sau cú ăn ba 5 năm trước đó là án cấm chuyển nhượng do phá vỡ các điều luật của FIFA liên quan tới việc ký kết với cầu thủ trẻ, đồng nghĩa với việc các cầu thủ ký kết với họ mùa hè năm đó không được thi đấu cho tới tháng 1 năm sau. Rút cục, họ vẫn tiêu 51 triệu Euro cho Arda Turan và Aleix Vidal từ Atletico Madrid và Sevilla như một sự cải thiện ở vị trí tiền vệ công và hậu vệ cánh phải. Khi họ được phép thi đấu, cả hai lại không thể tạo ra ảnh hưởng lên lối chơi. Vidal sau đó trở lại Sevilla vào năm 2018, còn Turan trở lại Thổ Nhĩ Kỳ ở nửa đầu mùa giải 2019-2020 để thi đấu cho Istanbul Basaksehir ở phần đầu mùa giải, tuy nhiên, anh lại không thi đấu ở phần tiếp theo của mùa giải.
 
Ở thời điểm mùa hè năm 2016, họ tiêu tốn 125 triệu Euro cho Andre Gomes, Paco Alcacer, Samuel Umtiti, Lucas Digne, Jasper Cillessen và Denis Suarez. Umtiti là cầu thủ duy nhất trong số họ ra sân trong trận gặp Celta vào hôm thứ 7 và là người mắc lỗi trong pha bóng dẫn đến bàn thắng của Celta. Những người còn lại đều đã rời khỏi Barca. Dù Denis Suarez cũng có mặt trên sân, nhưng anh lại thi đấu ở phía bên kia chiến tuyến trong màu áo đội bóng vùng Galicia.
 
 
1 năm sau khi Neymar đến PSG với giá 222 triệu Euro. Barca sau đó tiếp tục tiêu tốn 375 triệu Euro cho Ousmane Dembele, Philippe Coutinho, Paulinho, Nelson Semedo, Yerry Mina, Gerard Deulofeu và Marlon. Semedo là người duy nhất trong danh sách trên thi đấu trong trận gặp Celta. Dù không chịu trách nhiệm trực tiếp cho trận thua này, người ta vẫn có thể chắc chắn rằng anh sẽ không, và không bao giờ, trở thành một Dani Alves thứ 2.
 
Mùa giải 2018-2019, Barca tiêu tốn 129 triệu Euro cho cầu thủ mới, trong đó có Malcom, Clement Lenglet, Arthur, Arturo Vidal và Jeison Murillo (khi đó đang được cho mượn). Trong số này, chỉ có Vidal thi đấu trong trận gặp Celta. Anh tuy vậy không phải là một nhân tố chính trong trận đấu, một phần vì lối chơi con thoi của anh rất khác với phong cách cầu thủ kiến tạo của Iniesta và Xavi. Arthur trong khi đó được đào tạo để giữ vững lối chơi Tiki-Taka ở khu vực tiền vệ, nhưng cầu thủ Brazil chỉ vào sân trong vài phút cuối với sự hờ hững thấy rõ vì anh biết rằng mình sắp bị bán cho Juventus tuần này.
 
Mùa này, họ đã tiêu tốn 273 triệu Euro cho Antoine Griezmann, Frenkie De Jong, Martin Braithwaite, Neto, Junior Firpo, Emerson và Marc Cucurella. Không có ai trong số họ ra sân trong trận gặp Celta từ đầu . De Jong bị chấn thương, còn Griezmann, Braithwaite và Junior đều vào sân trễ nhưng vẫn không thể chặn đứng Celta, thậm chí suýt chút nữa đối thủ của Barca đã có được trận thắng.
 
Có thể thấy Barca đã tiêu rất nhiều tiền, nhưng trong số hơn 30 bản hợp đồng của họ, chẳng có bản hợp đồng nào thành công. Những cầu thủ như Andre Gomes, Paco Alcacer và Denis Suarez kể từ khi rời Barca đều đã có được chỗ đứng ở Everton, Villareal và Celta. Coutinho và Dembele đều là những cái tên tài năng nhưng lại không thể phù hợp với Barca. Griezmann và De Jong cũng là những cầu thủ có chất lượng nhưng lại không thể hòa nhập với CLB bởi những nguyên nhân không xuất phát từ họ mà xuất phát từ những rắc rối trong nội bộ CLB cũng như cung cách điều hành kém cỏi của BLĐ hiện tại.
 
Ký kết với các cầu thủ mới không phải là một môn khoa học phức tạp, đôi lúc các CLB cũng mắc sai lầm trên thị trường chuyển nhượng. Nhưng Barca thực sự có một xuất phát điểm thuận lợi: là CLB giàu có nhất TBN, và là CLB trả lương cao nhất trong mọi môn thể thao, thêm vào đó là truyền thống của đội chủ sân Nou Camp cũng như cơ hội được thi đấu bên cạnh cầu thủ xuất sắc nhất thế giới thời điểm hiện tại: Lionel Messi.
 
 
Những yếu tố này đồng nghĩa với việc Barca có thể ký kết với những cầu thủ tốt nhất trong một khoảng thời gian. Các ngôi sao hàng đầu như Thierry Henry, Mascherano và David Villa thường cố gắng để gia nhập Barca, đó là chưa kể đến Suarez, người rời Liverpool vào năm 2014. Khi xâu chuỗi những điều này với những tài năng trẻ của lò đào tạo La Masia, chúng ta có được một tập thể xuất sắc.
 
Tuy nhiên, bóng đá hiện đại phát triển từng ngày, nhất là khi có những ông đội bóng được sở hữu bởi những ông chủ tỷ phú sẵn sàng đổ hàng triệu Euro vào TTCN như PSG hoặc Manchester City. Nhưng Barca lại đánh rơi vị thế của mình vì sự thiếu định hướng trên TTCN. Một vấn đề khác đó là việc thay đổi nhân sự trong BLĐ những năm gần đây. Kể từ khi Andoni Zubizarreta bị sa thải vào tháng 1 năm 2016, Josep Maria Bartomeu, chủ tịch của CLB, đã trở thành một trong những người có tiếng nói trên thị trường chuyển nhượng bên cạnh các thành viên như Javier Bordas và Jordi Mestre, giám đốc thể thao Raul Sanllehi, Robert Fernadez, Ramon Planes và Eric Abidal, cùng với đó là tổng giám đốc Oscar Grau cùng quản lý Pep Segura.
 
Trong những biến chuyển này, cũng như những sự tranh giành quyền lực, thực sự khó cho những người ngoài cuộc biết rõ ai đang là người giật dây. Không có một bằng chứng nào cho thấy Barca đang có được sự vững mạnh hay một triết lý bóng đá rõ ràng. Zubizarreta từng làm việc sâu sát với Luis Enrique để đem về những cầu thủ nhằm cải thiện tình hình đội bóng, một điều từng xảy ra dưới thời Pep Guardiola. Ernesto Valverde trong khi đó rất ít có tiếng nói ở vấn đề chuyển nhượng trong thời gian nắm quyền. Ở thời điểm hiện tại, HLV Quique Setien cũng đang được trông đợi sẽ tiếp tục cải thiện tình hình bằng những gì ông đang có.
 
Zubizarreta bị sa thải bởi Bartomeu sau khi đặt ra câu hỏi về những quyết định của các thành viên BLĐ. Điều này trông qua thì có vẻ giống như cách Bartomeu thể hiện quyền lực, nhưng thực tế, nó chỉ khiến những điểm yếu của ông lộ ra. Hy vọng hiện tại đó là Carles Puyol sẽ tiếp quản vị trí này, tuy vậy, anh lại quyết định rời nhiệm sở để thể hiện sự đồng cảm với người bạn của mình. Luis Enrique cũng rời khỏi Barca sau khi hợp đồng của ông kết thúc ở cuối mùa 2016-2017.
 
Abidal lúc này không còn là người có tiếng nói lớn nhất trong vấn đề chuyển nhượng, nhất là khi anh đã mất đi khá nhiều uy tín ở trong cũng như ngoài CLB sau vụ tranh cãi với Messi hồi đầu mùa. Trong khi đó, Patrick Kluivert trở thành giám đốc học viện. Thực sự mà nói, Barca thời điểm hiện tại không có một người có thể ra các quyết định chứ chưa nói đến việc chống lại Bartomeu. Thậm chí, người ta còn cho rằng những người hiểu Blaugrana nhất lại là những người đang điều hành...Manchester City.
 
Cách Valverde bị sa thải hồi tháng 1 năm nay cho thấy Barca hỗn loạn như thế nào. Để giảm tải sức ép sau khi để thua ở trận Siêu Cup TBN trước Atletico, Barca quyết định nhắm đến Xavi cho chiếc ghế nóng ở sân Camp Nou. Khi cựu cầu thủ Barca từ chối lời đề nghị, Ronald Koeman và Mauricio Pochettino lập tức được nhắm đến dù họ đều đang có việc làm.
 
 
Setien là phương án duy nhất còn lại sau khi bị Real Betis sa thải hồi mùa hè năm ngoái. Lối đá kiểu Johan Cruyff của ông khiến ông được mến mộ bởi NHM và các chuyên gia. Ông cũng thừa nhận rằng ông cảm thấy kinh ngạc khi được trở thành HLV Barcelona, nhất là khi ông không có cá tính hay một bản CV hào nhoáng để tạo nên đối trọng với phòng thay đồ hoặc những "sếp lớn" ở thượng tầng. Dù có được một HLV đúng chất Barca, mọi thứ vẫn không hề khả quan với đội chủ sân Nou Camp. Những vấn đề vẫn tồn đọng dưới thời Valverde vẫn còn đó, vì vậy, Setien khó có thể nhanh chóng áp dụng lối đá của mình ngay trong mùa này.
 
Một trong số những vấn đề của Barca hiện tại đó là đội hình già nua của 5 năm trước vẫn còn đó, khiến cho niềm khao khát giành danh hiệu của Barca dần trùng xuống khi những cái tên như Busquets, Messi và Suarez đều đã có quá nhiều danh hiệu trong suốt sự nghiệp của mình rồi.
 
Thành công ở đấu trường quốc nội của Barca hiện tại phần nhiều xuất phát từ việc Real Madrid cũng đang đi vào suy thoái, nhất là khi Cristiano Ronaldo rời khỏi Los Blancos vào năm 2018. Các cầu thủ hàng đầu của họ cũng đang dần bước vào ngưỡng tuổi 30. Atletico trong khi đó cũng đang bước vào giai đoạn chuyển giao khi đội hình vô địch mùa 2013-2014 của Diego Simeone hoặc là rời khỏi đội hoặc là đã qua sườn dốc bên kia của sự nghiệp. Vì vậy, ví dụ rõ nhất cho sự thoái trào của Barca đó là những thành tích tệ hại của họ ở đấu trường Champions League, đặc biệt là việc bị loại ở những vòng đấu loại trực tiếp trong 4 mùa giải gần đây.
 
Mùa giải hiện tại vẫn không có gì mới mẻ. Barca vẫn giữ vững địa vị ở Nou Camp khi thắng 15 trong số 16 trận sân nhà và chỉ để hòa 1 trận, trận hòa 0-0 trước Real Madrid trong trận Siêu Kinh Điển. Nhưng họ cũng chỉ mới giành được 6 chiến thắng trong 16 trận trên con đường đến với chức vô địch La  Liga, bằng số trận thắng sân khách của Getafe và Real Sociedad, nhưng lại ít hơn Villarreal một trận.
 
Vì vậy, trận hòa 2-2 trước Celta vào hôm thứ 7 không hề gây bất ngờ, nhất là khi nhìn vào tình hình hiện tại của CLB. Trong những cầu thủ quan trọng nhất của đội hình, chỉ có Ter Stegen, 28 tuổi, là đang bước vào độ tuổi sung mãn nhất. Trong khi đó, Suarez vẫn chưa hoàn toàn hồi phục từ chấn thương đầu gối. Tuy vậy, anh vẫn đóng góp 2 bàn thắng trong trận đấu đó, và cũng là hai lần duy nhất Barca sút trúng đích.
 
Messi cũng đang gặp rất nhiều khó khăn về mặt thể chất vì lịch thi đấu dày đặc. Dù là người kiến tạo cho hai bàn thắng của Barca nhưng 7 cú sút của em đều đi trật mục tiêu. Rakitic trong khi đó thể hiện sự hiệu quả khi thay thế Busquet ở hàng tiền vệ, dù đường tạt bóng trượt của anh là nguyên nhân giúp Celta ghi được bàn mở tỷ số. Pique trong khi đó vẫn thể hiện hình ảnh dũng mãnh của mình trong các pha phản công của Celta trước khi trao cho Celta một quả đá phạt, tình huống dẫn tới bàn thắng của Iago Aspas. Bên cạnh các cầu thủ kỳ cựu, hai cầu thủ thi đấu tốt nhất bên phía Barca đó là Ansu Fati và Riqui Puig, nhưng ảnh hưởng của họ dần trở nên mờ nhạt, khiến họ bị thay ra trước khi trận đấu kết thúc.
 
Setien thực sự bất lực ở khu vực chỉ đạo, thậm chí không thể giải thích được điều gì sau đó. Trong khi đó, Bartomeu và BLĐ đang cố gắng tìm kiếm một cái tên lớn trên TTCN. Cầu thủ 30 tuổi của Juventus, Miralem Pjanic là một trong số đó. Arthur Melo, cầu thủ 23 tuổi người Brazil gia nhập Barca hồi đầu mùa năm ngoái, sẽ trở thành cái tên được đem ra trao đổi với cầu thủ người Bosnia. Một thương vụ nhằm đem về Lautaro Martinez của Inter Milan cũng đang được xúc tiến dù Barca đang gặp phải khá nhiều vấn đề tài chính gây ra bởi đại dịch COVID-19.
 
 
Pjanic và Lautaro đều là những cầu thủ tuyệt vời, nhưng việc cải thiện đội hình ở thời điểm hiện tại là rất cần thiết. Tuy vậy, điều ấy khó có thể xảy ra chừng nào BLĐ chưa được thay thế, ít nhất là cho tới mùa hè 2021. Khi đó, một vụ chuyển mình lớn có thể xảy ra, nhưng BLĐ mới sẽ phải tốn rất nhiều thời gian để đưa Barca ra khỏi cơn khủng hoảng và trở lại với vị thế của một CLB hàng đầu Châu Âu.
 
"BLĐ không thể hiểu được vì sao đội bóng giành được chiến thắng, vậy làm thế nào họ có thể biết được lý do vì sao họ thua trận ?" Cruyff từng nói như thế khi còn dẫn Barca hồi đầu những năm 90. Một câu nói mà cho đến thời điểm hiện tại vẫn còn giữ nguyên giá trị.

Dịch từ bài viết: "What’s going wrong at Barcelona?" của tác giả Dermot Corrigan đăng trên The Athletic.
 
 
 

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Cứ để Pratama Arhan ném 

Trước trận đấu quan trọng giữa ĐT Việt Nam vs Indonesia, những quả ném biên của hậu vệ Pratama Arhan được nhắc đến rất nhiều như là vũ khí nguy hiểm nhất của đội khách.

Juventus: Thiago Motta và hơi thở của kẻ chinh phục

Không bùng nổ bằng những trận thắng ngoạn mục nhưng chính sự lì lợm và khả năng chịu đựng đáng nể đang dần biến đội quân của HLV Thiago Motta trở thành một đối thủ khó lường hơn bao giờ hết, đặc biệt là khi Champions League sẽ bước vào giai đoạn knock-out sau kỳ nghỉ đông.

Cuộc khủng hoảng tại Man City: Vấn đề của một đội bóng thiếu cường độ và tốc độ

Pep Guardiola gần đây từng nói rằng “không có triều đại thành công nào tồn tại mãi mãi” nhưng ông sẽ làm tất cả những gì có thể để giữ Man City trên-đỉnh-cao càng lâu càng tốt. Tuy nhiên, đây có lẽ là giai đoạn mà Pep cảm thấy “bất lực” nhất trong nỗ lực giúp The Citizens chơi thứ bóng đá chất lượng cao…

Atletico Madrid: Trở lại những cuộc đua!

Bàn thắng ở phút 94 rạng sáng nay của Antoine Griezmann trước Sevilla đã giúp cho Atletico Madrid của Diego Simeone có cuộc lội ngược dòng không tưởng 4-3 ngay trên sân nhà Estadio Metropolitano. Mọi chuyện truớc đó ngỡ đã kết thúc với đội chủ nhà sau khi họ bị đối thủ dẫn trước 3-1 đến tận phút thi đấu thứ 62 trong trận đấu muộn nhất ngày Chủ nhật.

Arsenal và những miếng đánh từ chấm đá phạt góc

Cứ mỗi tuần trôi qua và Arsenal lại ghi bàn… từ phạt góc. Mới nhất là 2 pha lập công trong thắng lợi 2-0 trước Man United. Đó đã là bàn thắng thứ 21 và 22 từ các tình huống dàn xếp đá phạt góc của Arsenal tại Premier League, tính từ đầu mùa trước. Thống kê này là hoàn toàn vượt trội so với bất kỳ CLB nào khác của giải đấu.