Chung kết FA Cup - Với Arsenal không đơn giản là một chức vô địch

Tác giả Góc Khán Đài - Thứ Sáu 31/07/2020 20:00(GMT+7)

Ba lần gần nhất lọt vào trận chung kết FA Cup là cả ba lần Pháo thủ vô địch. Cũng chính năm 2017, sau khi loại Man City ở bán kết, Arsenal cũng đánh bại chính Chelsea ở trận chung kết. Khi chẳng còn đường lùi, liệu Arsenal có tạo nên kỳ tích?

14 chiến thắng, 14 trận hòa và 10 trận thua, ghi được vỏn vẹn 56 bàn thắng nhưng để lọt lưới đến 48 lần, những con số thống kê trên đã phần nào nói lên được mùa giải tệ hại của Arsenal tại Premier League 2019/2020. Và tất nhiên với 56 điểm có được, Pháo thủ thành London chỉ có thể kết thúc mùa giải ở vị trí thứ 8, vị trí không được dự cúp Châu Âu mùa tới. Đó là thành tích tệ nhất trong lịch sử 25 năm trở lại đây của đội bóng.

 
Mùa giải đầy biến động tại Emirates
 
Từ một đội bóng giàu truyền thống và thường xuyên góp mặt tại Champions League, giờ đây sân chơi danh giá nhất Châu Âu đó không có chỗ cho Arsenal. Lần gần nhất mà người ta thấy đội bóng sọc đỏ trắng góp mặt đã là hơn 3 năm trước, trong thất bại tủi hổ 1-5 trước Bayern Munich ngay tại sân nhà vào ngày 08/03/2017.
 
Có quá nhiều điều bất ổn diễn ra tại Emirates trong một mùa giải mà chiếc ghế nóng tại đây đổi chủ đến 3 lần. Ngày 29/11/2019, tức chỉ chưa đầy 12 giờ sau trận thua bạc nhược trước Eintracht Frankfurt trong khuôn khổ vòng bảng Europa League, Unai Emery lĩnh tráp sa thải. 
 
Chiến lược gia người Tây Ban Nha từng được các Gooners kỳ vọng sẽ làm tốt hơn, đặc biệt sau những tín hiệu khởi sắc mà người đàn ông 48 tuổi này đem lại trong năm đầu tiên đến nước Anh làm việc. Về phía BLĐ đội bóng, họ cũng đã chấp nhận phá két khi chi ra hơn 100 triệu bảng để đưa về các bom tấn như Nicolas Pepe, Kieran Tierney hay Dani Ceballos. Nhưng rốt cuộc việc đầu tư chẳng hề tương xứng với thành tích trên sân cỏ.
 
Bên cạnh sự sa sút về phong độ, Emery còn làm bầu không khí ở Emirates ngột ngạt. Bắt đầu từ việc trao băng thủ quân cho Granit Xhaka, người hay mắc sai lầm ở những thời điểm quan trọng. Sau đó, chính Xhaka tạo ra scandal chửi thề CĐV nhà, khi bị thay ra trong trận hòa Crystal Palace 2-2 cuối tháng 10. Ngày Emery ra đi, ông để lại Arsenal một mớ bòng bong không lời giải.
 
Thành tích tệ hại của Arsenal trước giai đoạn Giáng sinh khiến Unai Emery bị sa thải

Fredrik Ljungberg được chỉ định làm HLV tạm quyền thay thế, nhưng huyền thoại một thời của Highbury cũng chỉ tại vị chưa đầy 1 tháng, sau chuỗi thành tích nghèo nàn với chỉ 1 chiến thắng trong 6 trận đấu trên mọi đấu trường.
 
Và cuối cùng, một người cũ khác là Mikel Arteta được lựa chọn để cứu vãn tình cảnh hết sức bi đát của Pháo thủ. So với Ljungberg, Arteta ít tuổi hơn nhưng lại được đánh giá cao về khả năng ứng biến, nhất là sau quãng thời gian hơn 2 năm làm trợ lý cho bậc thầy về chiến thuật Pep Guardiola ở Manchester City.
 
Arsenal hồi sinh dưới thời Mikel Arteta
 
Sự xuất hiện của Arteta đã thổi một luồng sinh khí vào những đôi chân rệu rã tại Arsenal. Nhưng như nhiều người vẫn thường nói: “Thành Rome không thể xây trong một ngày”. Arteta dù có tài năng và bản lĩnh đến đâu cũng không tránh khỏi việc thiếu kinh nghiệm thực chiến, khi chưa từng dẫn dắt một CLB nào trước đó. Và nên nhớ ngay cả Pep Guardiola – người làm nên cú ăn 6 thành thánh tại Barcelona vào năm 2009, cũng từng trải qua 2 trận đấu đầu tiên chỉ hòa và thua.
 
Đúng là “Thành Rome không thể xây trong một ngày”, nhưng để có được thành Rome kiên cố và vững trãi, người ta phải đặt gạch từng giờ, từng phút. Và đó là những gì các Gooners đang được chứng kiến tại Arsenal vào lúc này.
 
Mikel Arteta rất chú trọng vào các buổi tập. Anh luôn đứng trực tiếp để quan sát và đưa ra lời góp ý thẳng thắn với các cầu thủ. Đó là điểm khác biệt so với thời của Emery. Bên cạnh đó Arteta cũng mạnh tay loại bỏ những cầu thủ thiếu đi quyết tâm cùng sự nhiệt huyết. Tiêu biểu phải kể đến trường hợp của Mesut Ozil và Matteo Guendouzi. 
 
Sự xuất hiện của Mikel Arteta khiến cho chất lượng những buổi tập của Arsenal được cải thiện

Ở chiều ngược lại, những cái tên tưởng chừng tưởng chừng sẽ phải khăn gói ra đi trong mùa hè này như David Luiz, Shkodran Mustafi hay Xhaka bất ngờ được Arteta trao niềm tin. Với Arteta, thái độ tập luyện của các cầu thủ còn quan trọng hơn cả tài năng của họ.
 
Lối chơi sử dụng nhiều những đường chuyền ngắn, ban bật nhanh mang thương hiệu Arsenal vẫn được duy trì. Tuy nhiên nó không bảo thủ như thời Emery bởi Arteta hiểu rõ trong tay anh không có những bậc thầy về kiểm soát bóng như Kevin de Bruyne hay David Silva ở Man City. Nếu cố chấp xây dựng lối chơi kiểm soát bóng ngay từ sân nhà như Emery, ngược lại điều này sẽ trở thành điểm yếu chết người. 
 
Minh chứng cụ nhất là trong chiến thắng 2-1 trước Liverpool ở vòng 36 Premier League, thầy trò Arteta chỉ kiểm soát bóng 31% cả trận. Thậm chí trong trận đấu với Man City tại bán kết FA Cup, Arsenal chỉ cầm bóng vỏn vẹn 29% nhưng vẫn đủ sức kết liễu đội bóng áo xanh với cú đúp bàn thắng của Pierre-Emerick Aubameyang.

 
Có hay không một cuộc cách mạng tại Emirates?
 
Sự thật là Arsenal đang thay đổi theo hướng tích cực dưới thời của Mikel Arteta. Tuy nhiên sự thay đổi này duy trì được bao lâu, liệu nó có trở thành cuộc cách mạng cải cách thực sự hay không, điều này vẫn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Con đường ngắn nhất, trực tiếp nhất để đưa Arsenal trở lại vị thế ông lớn của mình đó là việc ông chủ Stan Kroenke và các cộng sự phải chấp nhận chi tiền để cải thiện chiều sâu đội hình.
 
Việc liên tiếp không góp mặt tại Champions League khiến Arsenal mất đi một khoản thu khổng lồ lên đến 60 triệu bảng mỗi mùa. Chưa kể đến đại dịch Covid-19 đã khiến tình hình tài chính của nhiều CLB lâm vào cảnh bi đát. Và Pháo thủ chính là đội bóng phải hứng chịu nặng nề nhất. Là đội bóng có giá vé vào sân đắt đỏ nhất Châu Âu, giờ đây nguồn thu nhập ổn định đó cũng chẳng còn. Ngay cả khi BLĐ đội bóng chấp nhận chi tiền, họ cũng phải cân đo đong đếm rất nhiều, nếu không muốn biến mình thành “con mồi” cho Luật công bằng tài chính.
 
Bởi vậy mới nói, trận chiến sinh tử trước Chelsea ở Chung kết FA Cup vào 01/08 tới đây sẽ mang đến nhiều ý nghĩa cả trong lẫn ngoài sân cỏ. Nếu chiến thắng, thầy trò Mikel Arteta sẽ vớt vát được một mùa giải thất bại bằng một chức vô địch và thông qua đó được tham dự đấu trường Europa League mùa tới. Dù chỉ là sân chơi hạng 2, tuy nhiên Europa League cũng sẽ là chiếc phao cứu sinh cho bản báo cáo tài chính bết bát của Arsenal.

 
Chung kết FA Cup - Với Arsenal không đơn giản là một chức vô địch
 
Như vòng tròn của số phận, một năm trước đây Arsenal cũng gặp Chelsea trong trận đấu mang nhiều ý nghĩa hơn một chức vô địch. Nhưng thất bại tại Baku đã khiến con đường vòng dự Champions League cũng biến mất. Ký ức đau lòng với các Gooners đó liệu có lặp lại?
 
Ở thời điểm hiện tại, Chelsea là đội bóng được đánh giá cao hơn Arsenal rất nhiều, từ phong độ cho đến tinh thần. Từ đội bóng bị cấm chuyển nhượng, trải qua thất bại 0-4 ngay trận mở màn Premier League trước Manchester United hồi đầu mùa, lúc ấy chẳng ai dám nghĩ Chelsea sẽ lọt vào Top 4 chung cuộc. Nhưng tập thể trẻ dưới bàn tay nhào nặn của Frank Lampard càng đá lại càng hay và thành quả đến với họ là điều xứng đáng. Và chẳng có gì ngọt ngào hơn với Lampard là việc kết thúc mùa giải đầu tiên dẫn dắt The Blues bằng một chức vô địch.
 
Arsenal từng đánh bại chính Chelsea để vô địch FA Cup vào mùa giải 2016/2017

Nhưng Arsenal cũng có cho mình điểm tựa của riêng họ. Ba lần gần nhất lọt vào trận chung kết FA Cup là cả ba lần Pháo thủ vô địch. Cũng chính năm 2017, sau khi loại Man City ở bán kết, Arsenal cũng đánh bại chính Chelsea ở trận chung kết. 
 
Khi chẳng còn đường lùi, liệu Arsenal có tạo nên kỳ tích ? Mikel Arteta hay Frank Lampard? Ai sẽ có chức vô địch đầu tiên trên cương vị huấn luyện viên? Câu trả lời chỉ có sau trận đại chiến tại Wembley sau đây 1 ngày !
 
Đức Thịnh
 
 
 

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Lịch thi đấu căng như dây đàn, liệu Real có thể tiếp tục nói hai từ "hài lòng"?

Trong những mùa giải gần đây, chúng ta luôn thấy một khả năng xoay sở rất tốt của HLV Carlo Ancelotti với những gì Real Madrid có trong tay. Nhưng ở mùa này, khi cơn bão chấn thương lũ lượt kéo tới, liệu chiến lược gia người Italia có thể tiếp tục nói "chúng tôi hài lòng với đội hình hiện tại"?

Đội tuyển Brazil: Bao giờ cho đến ngày xưa?

Sau khi chỉ giành được 1 điểm trước những người chủ nhà Venezuela cách đây 4 ngày, đội tuyển quốc gia Brazil lại vừa có thêm một kết quả đáng thất vọng nữa trước Uruguay ngay trên thánh địa Fonte Nova. Một điểm trước Uruguay khiến cho đoàn quân của HLV Dorival Junior chôn chân ở vị trí thứ 5 vòng loại World Cup 2026 sau 12 lượt đấu, một vị trí khó tin đối với đội tuyển từng được coi là hùng mạnh bậc nhất thế giới.

Không có tính tổ chức, lãnh đạo và định hướng: Ghana đang lãng phí một thế hệ tài năng

Điều khiến cho nỗi đau thêm chua xót là có thời điểm, Ghana tưởng chừng như đã vượt qua khó khăn, nhưng không phải vậy. Ghana đã không có được chiến thắng cần thiết ở Angola hôm thứ Sáu, đồng nghĩa với việc Mohammed Kudus, Thomas Partey và Antoine Semenyo sẽ không thể góp mặt tại Cúp các quốc gia châu Phi (AFCON) sắp tới, diễn ra ở Morocco vào tháng 12/2025.

Ruben Amorim chính thức đặt chân tới Old Trafford: Liệu một Sir Alex mới có xuất hiện?

Trong cuộc họp báo trước khi trận đấu với Manchester City trong khuôn khổ lượt trận thứ 4 Champions League diễn ra, Ruben Amorim, người mà trước đó đã chính thức được bổ nhiệm làm HLV Manchester United tuyên bố: “Nếu chúng tôi ( Sporting) giành chiến thắng trước họ ( Manchester City), những người hâm mộ MU nghĩ rằng Alex Ferguson mới đã xuất hiện, nhưng sẽ rất khó có thể làm được điều đó…”

Ruben Amorim: Niềm đam mê bất tận với sơ đồ 3 trung vệ và… chông gai tại Man United

Như vậy, “triều đại” của HLV tạm quyền Ruud Van Nistelrooy tại Man United đã kết thúc. 4 trận dưới sự dẫn dắt của Van Nistelrooy, “Quỷ đỏ” bất bại, giành 3 chiến thắng, ghi 11 bàn và có 2 trận sạch lưới. Đó rõ ràng là một bản thành tích hoàn toàn khác biệt so với 8 trận cuối cùng chỉ-thắng-một thời Erik Ten Hag.