Burnley: Chọn bê tông thay vì siêu sao

Tác giả Fussballgott - Thứ Bảy 29/02/2020 16:48(GMT+7)

Burnley đầu tư hàng đống tiền vào việc cuộc cách mạng bê tông hóa, nâng cấp cơ sở hạ tầng từ Turf Moor cho đến trung tâm huấn luyện. Chiến lược táo bạo đi ngược lại với chủ trương của hầu hết các CLB vừa và nhỏ ở Premier League nhưng với Burnley, đó là cách duy nhất để họ giành chiến thắng trong cuộc đua sinh tồn ở giải đấu khắc nghiệt nhất hành tinh.

Burnley đầu tư hàng đống tiền vào việc cuộc cách mạng bê tông hóa, nâng cấp cơ sở hạ tầng từ Turf Moor cho đến trung tâm huấn luyện. Chiến lược táo bạo đi ngược lại với chủ trương của hầu hết các CLB vừa và nhỏ ở Premier League nhưng với Burnley, đó là cách duy nhất để họ giành chiến thắng trong cuộc đua sinh tồn ở giải đấu khắc nghiệt nhất hành tinh. Phóng viên Rory Smith của New York Times tìm hiểu về vấn đề này.

 
Chuyện cũng mới đây thôi, kể lại rằng ở Turf Moor, Burnley sử dụng những thùng rác chứa đầy nước đá thay vì bể sục lạnh để giúp cầu thủ được thả lỏng cơ bắp. Chưa hết, sân tập của họ nằm trong khuôn viên Gawthorpe Hall, một trang viên hoang sơ từ thời nữ hoàng Elizabeth đệ nhất, sát bên bờ sông Calder canh cánh nỗi lo bị ngập mỗi khi nước dâng cao. Nơi đó thiếu thốn tới mức các cầu thủ đến sân tập phải thay đồ sẵn từ trước, hoặc là lái xe đến Turf Moor cách đó 20 phút để thay đồ trước khi tập luyện. Sau khi buổi tập kết thúc, họ - lấm lem bùn đất và mồ hôi – quay lại Turf Moor tắm rửa thay đồ rồi mới về nhà.
 
Trung tâm huấn luyện của Burnley năm 2015
 
‘Trung tâm huấn luyện’ là những khối nhà tạm bợ rời rạc đặt cạnh nhau. “Nước nhiễu xuống từng giọt” - cựu cầu thủ George Boyd mô tả. Giai thoại này không chỉ là một phần hài hước trong lịch sử CLB, nó thực sự gây ra những cản trở khi Burnley muốn mua cầu thủ mới. Thử nghĩ ai mà muốn tập luyện trong điều kiện tồi tàn như vậy chứ? Tom Heaton, cựu thủ quân gắn bó với CLB từ 2013-2019, chỉ ra ưu điểm duy nhất của thời gian đó: “đủ chức năng”.
 
Mọi thứ thay đổi từ 2017. Burnley hoàn thành khu trung tâm tập luyện ở Barnfield, ngay bên kia bờ sông Calder. Không chỉ hiện đại, Barnfield được thiết kế với những nét tinh tế mà bất kỳ cầu thủ nào cũng muốn đến, với những dãy tường trang trí bằng slogan truyền cảm hứng, phòng y tế sử dụng kiếng cường lực thay thế vách ngăn, để cầu thủ nhìn ra sân tập và nhắc nhở nơi mình thực sự thuộc về, một sân tập trong nhà để phòng mỗi khi nước sông Calder dâng cao, như mới xảy ra hồi tháng một.
 
Sân tập mới là minh chứng vật chất về sự thịnh vượng của một CLB đẳng cấp Premier League. Việc góp mặt năm trong sáu mùa giải gần nhất ở giải đấu giàu nhất thế giới đã mang về cho CLB khoảng 500 triệu đô la, chủ yếu đến từ tiền bản quyền truyền hình.
 
Trong mùa giải này, có lúc tưởng như ngày Burnley nằm trong nhóm những CLB ưu tú nhất nước Anh sắp kết thúc. Họ chỉ thắng 2 trong số 9 trận từ cuối tháng mười một cho đến giữa tháng một, đứng ngay rìa của nhóm các đội đang vật lộn chống xuống hạng. Nhưng kể từ trận thua Chelsea ngày 11/01, Burnley đã thắng 4 hòa 1 trong 5 trận gần nhất. Nạn nhân của Burnley có Leicester City, Man United, Southampton và Bournemouth. Đội duy nhất hòa được họ trong chuỗi trận là Arsenal.
 
Cuộc phiêu lưu tại Premier League bao giờ cũng mong manh, nhất là với những đội có ngân sách nhỏ như Burnley. Nó chẳng khác nào đi trên dây, phía dưới là vực thẳm sâu hun hút, chỉ cần ngã xuống là không thể trở lên. Trung tâm huấn luyện Barnfield, trong hoàn cảnh của Burnley, đã và đang là niềm tự hào của CLB, một di sản vật chất của những năm tháng cố gắng trụ lại giải đấu cao nhất nước Anh.
 
Ý tưởng về một di sản vật chất được HLV Sean Dyche đề cập đến trong ngày đầu tiên ông tiếp quản chiếc ghế huấn luyện.
  
 Barnfield của hiện tại

 
“Ở đây có thứ gì xứng tầm Premier League không? Không phải tiền, mà là thứ tiền mang lại. Tôi nhắc rằng chúng ta phải tạo ra thứ gì thật sự có ý nghĩa”.
 
Burnley đã có một mùa giải Premier League trước Dyche đến.
 
Đó là ý tưởng được BLĐ Burnley hết sức tán thành, nhưng với cổ động viên thì chưa chắc. Mike Garlick, chủ tịch CLB, hoàn toàn nhận thức được cổ động viên sẽ nghiêng về việc đầu tư vào cầu thủ, phá vỡ cấu trúc lương đang rất eo hẹp để mang về những ngôi sao danh tiếng. Burnley luôn phải đấu tranh với sự cám dỗ đó. Cho đến năm 2018, quỹ lương của họ chỉ bằng phân nửa doanh thu.

“Nó hoạt động dựa trên mô hình hòa vốn” (break-even model) – Kieran Maguire, giảng viên kế toán – tài chính đại học Liverpool và tác giả của quyển “Price of Football” (tạm dịch: Cái giá của bóng đá) nhận xét.
 
“Các ông chủ của họ không mắc nợ. Điều này thật ấn tượng”.
 
Barnfield đã hoàn thành. Họ cũng vừa nâng cấp xong khu vực dành riêng người khuyết tật ở Turf Moor, BLĐ Burnley tiếp tục ra soát xem còn thứ gì họ có thể đầu tư vào. Một trong số đó là hiện đại hóa Turf Moor, một trong những sân vận động chất như nước cất của nước Anh thế kỷ trước, nhưng nhạt nhòa lạc hậu trong trong hiện tại.
 
Điểm đáng lưu ý ở Burnley là việc họ đầu tư vào cơ sở hạ tầng được xem là nhiệm vụ sống còn, với định hướng khác hẳn những CLB còn lại có hoàn cảnh giống họ. Đối chiếu với những CLB mới lên hạng Premier League, rất ít trong số đó có can đảm dùng tiền thu được đầu tư vào hạ tầng.
 
Một trong số trường hợp khác một trời một vực với Burnley chính là Bournemouth, đội vừa bị họ đánh bại 3-0 mới tuần trước. Lịch sử tham dự Premier League có nhiều điểm tương đồng với Burnley: họ thăng hạng 2015 và đã trụ được 5 mùa giải. Thầy trò Eddie Howie đang đứng cách nhóm rớt hạng 2 điểm. Không thể nói là Burnley đã an toàn hay Bournemouth sẽ chết chắc, nhưng như đề cập ở trên, cuộc đua trụ hạng Premier League đích thực là đi trên dây vượt qua vực thẳm.
 
Sean Dyche và Eddie Howie

Bournemouth là một ví dụ đại diện cho cách tiếp cận của phần đông các CLB: dùng phần lớn doanh thu từ truyền hình để ký mới và trả lương cho cầu thủ. Trong năm mùa giải đã qua, họ đã chi ra 175 triệu đô la vào cầu thủ - chi tiêu ròng, không phải gộp.  Trong năm 2018, quỹ lương của họ bằng ¾ tổng doanh thu.
 
Đến năm nay, dù doanh thu chỉ nhỉnh hơn một ít, Bournemouth phải trả nhiều hơn Burnley tới 25 triệu đô la cho cầu thủ. Maxim Demin, ông chủ người Nga, đã móc túi riêng bỏ vào CLB 155 triệu đô la.
 
Bournemouth đã bắt đầu chi tiêu cho cơ sở hạ tầng, như mở rộng một ít sân vận động đang nhỏ nhất ở Premier League. Bournemouth cũng đang lên kế hoạch cho một trung tâm huấn luyện hiện đại ở Canford Magna, nhưng công trường chỉ mới đi vào hoạt động. Sự trễ nãi là một trong những lý do giải thích vì sao đội bóng học việc của họ chỉ nằm tít ở giải hạng ba, có nghĩa là từ lâu CLB gặp vấn đề với việc đào tạo cầu thủ.
 
Thay vào đó, Bournemouth đầu tư vào đội hình. Theo Maguire, điều này không hẳn là vô ích. “Đó là những thứ tài sản giá trị trong đội hình hiện tại. Chi phí mở rộng sân rất đắt đỏ. Trong khi lợi nhuận thu về rất chậm - so với việc trụ hạng thành công là rất nhỏ bé - vậy tại sao không đầu tư vào đội ngũ cầu thủ chứ? Nếu điều đó làm tăng cơ hội trụ hạng”.
 
Mô hình này theo Maguire là “rủi ro cố hữu” (Inherent Risk), bởi vì một khi rớt hạng, một khoản tiền khổng lồ sẽ thất thu. Việc bán đi những cầu thủ có giá trị là điều bắt buộc phải làm để bù đắp vào.

“Như người hâm mộ phàn nàn, việc tăng cường đội hình là điều đúng đắn” – Sam Davis, người chủ trì chương trình podcast Back of the net hằng tuần của Bournemouth nhận định.
 
“Có điều dù những đầu tư hữu hình đem lại lợi ích chậm hơn mong đợi nhưng bằng việc đặt bóng đá lên hàng đầu, vị thế của CLB, tài chính và mức độ hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư cũng tăng lên”.
 
Như vậy, Davis cũng cho rằng đó là “cách tiếp cận hợp lý”. 
 
“Rớt hạng sẽ mở ra tai họa lớn. Chúng tôi vẫn hay đùa rằng liệu có thể trở lại nữa hay không. Cầu thủ sẽ tháo chạy khỏi CLB. Những vụ bán máu, những khoản thu nhảy dù* sẽ làm giảm mức độ của tai họa. Nhưng sau đó chúng tôi lại phải mua sắm vội vàng. Chúng tôi phải chiến đấu chống lại viễn cảnh đó”.
 
(Parachute payment: khoản thu mà một CLB rớt hạng khỏi Premier League có thể nhận được. Chia làm 3 kỳ/3 năm, lần lượt bằng 55%, 45% và 20% con số họ nhận được ở kỳ cuối cùng khi còn ở Premier League).
 
Có nhiều CLB đang mắc kẹt ở các giải đấu hạng dưới

Đó chắc chắn là kinh nghiệm chung của hầu hết các CLB đã bật bãi khỏi Premier League những năm gần đây, bất kể họ đã bỏ ra bao nhiêu để chiến đấu. Rất ít đội, ngoài Burnley, có khả năng chịu đựng cú sốc rồi trở lại ngay lập tức.
Stoke City, Middlesbrough, Hull City và Sunderland, và nhiều đội bóng nữa, đang bị các giải hạng dưới níu lại. Những cầu thủ họ từng mua ở kỷ nguyên Premier League hoặc đã rời đi, hoặc sa sút dần, không còn di sản gì cụ thể ngoài ký ức và những tiếng thở dài.
 
Theo Rory Smith | The New York Times
https://www.nytimes.com/2020/02/22/sports/soccer/premier-league-relegation.html
 

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Ruben Amorim chính thức đặt chân tới Old Trafford: Liệu một Sir Alex mới có xuất hiện?

Trong cuộc họp báo trước khi trận đấu với Manchester City trong khuôn khổ lượt trận thứ 4 Champions League diễn ra, Ruben Amorim, người mà trước đó đã chính thức được bổ nhiệm làm HLV Manchester United tuyên bố: “Nếu chúng tôi ( Sporting) giành chiến thắng trước họ ( Manchester City), những người hâm mộ MU nghĩ rằng Alex Ferguson mới đã xuất hiện, nhưng sẽ rất khó có thể làm được điều đó…”

Ruben Amorim: Niềm đam mê bất tận với sơ đồ 3 trung vệ và… chông gai tại Man United

Như vậy, “triều đại” của HLV tạm quyền Ruud Van Nistelrooy tại Man United đã kết thúc. 4 trận dưới sự dẫn dắt của Van Nistelrooy, “Quỷ đỏ” bất bại, giành 3 chiến thắng, ghi 11 bàn và có 2 trận sạch lưới. Đó rõ ràng là một bản thành tích hoàn toàn khác biệt so với 8 trận cuối cùng chỉ-thắng-một thời Erik Ten Hag.

Có một Arsenal khốn khổ trong nỗi nhớ Martin Odegaard

Thua, hòa và lại tiếp tục thua. Đó là kết quả thi đấu của Arsenal tại Premier League trong 3 vòng đấu gần nhất. Từ việc tràn trề hi vọng cạnh tranh chức vô địch với Manchester City và Liverpool, Pháo thủ thành London giờ đây đang trượt dài trong mớ hỗn độn không lời giải vì phong độ chạm đáy.

Lửa khủng hoảng đang lan nhanh ở Etihad?

Manchester City đã phải nhận thất bại muối mặt 1-4 trên sân Jose Alvalade trước Sporting Lisbon trong loạt trận thứ 4 Champions League rạng sáng hôm nay. Đây đã là trận thua thứ 3 liên tiếp của đoàn quân Pep Guardiola trong vòng một tuần, khi trước đó họ để thua Tottenham ở Carabao Cup và Bournemouth ở giải ngoại hạng. Có chăng một cuộc khủng hoảng đang ngầm lan nhanh ở Etihad?

Liverpool đứng đầu Premier League: Niềm tin cho Arne Slot

Lội ngược dòng trước Brighton với chỉ 3 phút bằng 2 bàn thắng chớp nhoáng của Cody Gakpo và Mohamed Salah, Liverpool của Arne Slot đã giành lại ngôi đầu giải ngoại hạng Anh sau khi vòng đấu thứ 10 khép lại. Khoảng cách giờ là 2 điểm với những nhà đương kim vô địch Manchester City và là 7 điểm đối với kẻ được xem là ứng cử viên số 2 mùa này Arsenal.

Chuyện gì đang xảy ra với Arsenal?

Hành quân đến Newcastle với tâm thế không thật sự thoải mái sau những lần hụt chân liên tiếp gần đây khiến cho kết quả mà Arsenal phải nhận trước những người chủ nhà thực ra không quá bất ngờ với những ai am tường về Arsenal lẫn ngoại hạng Anh. Có chăng một cuộc khủng hoảng đang dần lan rộng ở Emirates?