Borussia Dortmund còn thiếu điều gì để vô địch?

Tác giả Fussballgott - Thứ Bảy 19/09/2020 16:21(GMT+7)

Dortmund có thể nói về về kỷ luật, sự tập trung và động lực, nhưng mọi đội thể thao chuyên nghiệp trên thế giới này cũng làm điều tương tự. Khẩu hiệu của họ Echte Liebe (tình yêu đích thực), nguồn gốc từ tầng lớp lao động và gắn liền với những văn hóa cổ động viên, là những gì khiến họ trở nên khác biệt; tuy nhiêu điều này không chuyển thành tâm lý thực tế hữu hình.

Sau một kỳ nghỉ ngắn ngủi, Borussia Dortmund bước vào mùa giải mới với mục tiêu vô địch. Nhưng liệu có thể một trong những lý do lớn nhất ngăn họ đánh bại Bayern Munich là vấn đề tinh thần?
 
Sau tám mùa giải liên tiếp chứng kiến Bayern vô địch và với cú ăn ba mùa trước dưới thời Hansi Flick, bóng đá Đức có những câu hỏi cần giải quyết.
 
Bayern của Hansi Flick cho thấy sức mạnh khủng khiếp

Có lẽ không phải vấn đề nhức nhối nhất nhưng một trong số câu hỏi là phải làm sao để giải đấu trở nên cạnh tranh hơn. Với tình hình hiện tại và tham vọng thể hiện ra ngoài của các ứng viên, phần lớn tin rằng trách nhiệm phá vỡ sự thống trị của Bayern thuộc Borussia Dortmund. Nhưng đội bóng này phải làm gì để vô địch?
 
Những tuyên bố ra ngoài cuối mùa giải trước không giấu diếm ý định giành danh hiệu là một sự thừa nhận. Bên trong đội bóng tin rằng đã đủ tốt để đạt được điều gì đó. Với những cầu thủ như Erling Haaland, Jadon Sancho và Axel Witsel, họ đã trải qua mùa giải Bundesliga ghi nhiều bàn thắng nhất (84) và giành chiến thắng 21 trong tổng số 34 trận tại giải VĐQG.
 
Tuy nhiên, Bayern Munich bao giờ cũng tốt hơn, ghi nhiều hơn 16 bàn và giành chiến thắng nhiều hơn 5 trận. Mặc dù có những lý do dẫn đến sự chênh lệch giữa Dortmund với Bayern, nhưng một trong số đó đã xuất hiện quá nhiều lần trong những mùa giải đã qua và lẽ ra phải khắc phục.
 
Marco Reus có thể không thích điều này, nhưng vấn đề tinh thần lần nữa bộc lộ vào ngày cuối cùng của mùa giải 2019-2020. Dortmund, không còn mục tiêu, để thua 0-4 ngay trên sân nhà trước TSG Hoffenheim. Trong trận đấu cùng giờ, Bayern cũng không còn gì để phấn đấu, đánh bại Wolfsburg với tỉ số 4-0. Câu hỏi về tinh thần thi đấu của Dortmund trở lại mặt báo.

Ngôn ngữ là chiếc chìa khóa
 
Nhưng tinh thần là gì? Mọi người đều có ý kiến riêng của mình. Gần đây nó trở thành một từ thông dụng được sử dụng bào chữa cho một đội bóng hoặc HLV thể hiện kém cỏi. Theo định nghĩa đơn giản thì đó là sức mạnh tâm lý, nhưng thường dùng nhất để chỉ việc ý chí quyết thắng bằng mọi giá. Thuật ngữ này vẫn còn rộng và mơ hồ, mang tính cá nhân với những người sử dụng nó. Tiến sĩ – nhà tâm lý học thể thao Thorsten Leber có định nghĩa rõ ràng hơn.
 
 “Tinh thần, theo cách tôi hiểu, mang tính vững bền hơn, thể hiện nhất quán xuyên suốt qua những trận đấu khác nhau của mùa giải”, Leber, người từng làm việc với các CLB bóng đá, nói với DW, “Nếu bạn thay đổi hay muốn cải thiện tinh thần, ít nhiều cũng sẽ liên quan đến văn hóa của đội bóng, văn hóa của cả CLB”.
 
BVB không mấy khó khăn đánh bại RB Leipzig trên sân khách, rồi ít ngày sau phơi áo 0-4 trước Hoffenheim tại Signal Iduna Park
 
Nếu tâm lý được kết nối với văn hóa của CLB, thì phải hỏi văn hóa của Borussia Dortmund ngày nay là gì? Kể từ khi Juergen Klopp ra đi, Dortmund đã phải vật lộn để trả lời rõ ràng câu hỏi này. Klopp không chỉ sử dụng thuật ngữ ‘tinh thần’ thường xuyên mà còn đưa nó vào cuộc sống, sử dụng cụm từ ‘monster mentality’ (tạm dịch: những con quái vật tinh thần) vào chính đội bóng Liverpool của mình. Dortmund đã bỏ lại khái niệm này, thứ họ từng rất yêu, sau khi không tìm được người thích hợp để chuyển giao. Lời nói không đi kèm hành động khiến tinh thần của Dortmund ngày nay không thể hiện một cách rõ ràng.
 
“Sau đó đến những thuật ngữ như ý chí quyết thắng, động lực và kỷ luật. Chúng là những từ rất hay nhưng mấu chốt là phải chia nhỏ những thuật ngữ trừu tượng này ra trở thành những hành vi cụ thể trên sân bóng. Ví dụ, làm sao tôi biết một cầu thủ có kỷ luật hay không và làm thế nào tôi, với tư cách một HLV, có thể đưa ra phản hồi lập tức?”, Leber tiếp, đồng thời bổ sung rằng cần phải phản hồi thường xuyên thì cách tiếp cận này mới đạt hiệu quả.
 
Dortmund có thể nói về về kỷ luật, sự tập trung và động lực, nhưng mọi đội thể thao chuyên nghiệp trên thế giới này cũng làm điều tương tự. Khẩu hiệu của họ Echte Liebe (tình yêu đích thực), nguồn gốc từ tầng lớp lao động và gắn liền với những văn hóa cổ động viên, là những gì khiến họ trở nên khác biệt; tuy nhiêu điều này không chuyển thành tâm lý thực tế hữu hình.
CHÍNH THỨC: Bongda24h.vn sở hữu bản quyền video highlights các trận đấu Bundesliga 2020/21
Bundesliga chuẩn bị đón khán giả quay lại các khán đài. Và không khí sôi động của Bundesliga sẽ được lan tỏa nhiều hơn khi mùa giải này bongda24h.vn nắm bản...
Thưởng thức Bundesliga mùa giải 2020/2021 trên sóng của VTV, VTC và VTVCab
Công ty Cổ phần Giải pháp truyền hình Thế hệ mới (Next Media) trân trọng công bố phát sóng Giải Bóng đá Vô địch Quốc gia Đức (Bundesliga) mùa giải 2020/2021...
‘Tinh thần không thể bị quyết định’
 
Theo Leber, tinh thần của một đội bóng phải xuất phát từ bên trong.
 
“Nhóm cầu thủ lãnh đạo của đội bóng hoặc toàn bộ trên dưới cầu thủ cần dành nửa ngày ra thảo luận: ý chí quyết thắng có ý nghĩa như thế nào với họ?”, “bằng công tác này, bạn nằm trong số những cầu thủ đã nhập cuộc từ đầu, thay vì nhận thông báo từ cấp trên – mà điều này tôi tin sẽ không có hiệu quả”.
 
“Tinh thần là thứ không thể do người khác quyết định. Tôi phải muốn trước đã. Tinh thần phải trở thành một phần bên trong tâm thức, và điều này chỉ đạt được khi tôi truyền nó đến cầu thủ từ sớm nhất có thể. Tôi phải cho họ cảm giác rằng tinh thần được tạo ra là của họ, không phải do HLV yêu cầu. Điều này cũng đòi hỏi ở HLV phải luôn sẵn sàng lắng nghe cầu thủ góp ý”. 
 
Nếu cầu thủ có thể xác định được bản sắc của họ và thấu hiểu về tinh thần, họ không phải chỉ chạy quanh sân khi được yêu cầu, mà họ sẽ làm vì phát triển một cá nhân cũng là phát triển một tập thể, một đội bóng.
 
Leber nói: “Nó không được phép ngắt quãng, liên tục được đánh giá và mang ra thảo luận”, "phải mất rất nhiều thời gian và căng thẳng thần kinh, đặc biệt ở lúc bắt đầu, cho đến khi tất cả mọi người ở trên cùng một con thuyền."
 
Tuy nhiên, để tạo ra điều này, các đội phải tuyệt đối trung thực và sẵn sàng với khả năng bị tổn thương từ trong nội bộ. Trên tất cả, họ phải tự tin.
 
Leber nói: “Thuật ngữ chuyên môn [cho sự tự tin] là nhận thức được hiệu quả hoặc năng lực của bản thân. Và điều đó cũng đồng nghĩa tin tưởng vào khả năng của chính bạn”. 
 
"Đó chính là mấu chốt. Tôi nghĩ nếu một đội nào đó có sự tự tin và có thể phát triển sự tự tin, mọi vấn đề khác mà chúng ta đã thảo luận sẽ được tiếp thu và cải thiện."
 
Cổ động viên ít khi thấy cầu thủ BVB tham gia những vụ đụng độ kiểu này

Leber tin rằng có hai phương pháp để phát triển sự tự tin. Thứ nhất, tập thể cùng nhau trải nghiệm vượt qua các chướng ngại như trò chơi nhóm, các buổi tập khó, trận đấu giao hữu. Chìa khóa để thành công là huấn luyện viên phải thúc đẩy tất cả mọi người đóng góp vào trải nghiệm tập thể. Thứ hai, giao tiếp của huấn luyện viên. Họ phải giúp cho đội mạnh mẽ hết mức có thể và phát triển phong cách cho phép phạm sai lầm và chấp nhận rủi ro.
 
Đánh giá về sự đẹp mắt mà đội bóng thường thể hiện, có vẻ như Lucien Favre từ lâu đã áp dụng phương pháp chấp nhận rủi ro như vậy. Tuy nhiên, giống như mọi huấn luyện viên khác của Dortmund thời hậu Klopp, ông không thể truyền đạt tư duy rõ ràng đến toàn đội trên sân.
 
Với một số cầu thủ BVB, đây có thể là cơ hội sau cùng để giành chức vô địch cùng nhau, thậm chí có thể là bài khiêu vũ sau cùng của Marco Reus ngày một lớn tuổi, tinh thần gắn kết có thể là yếu tố còn thiếu trong hành trình theo đuổi danh hiệu của Dortmund.
 
Theo Jonathan Harding | DW


 

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Cứ để Pratama Arhan ném 

Trước trận đấu quan trọng giữa ĐT Việt Nam vs Indonesia, những quả ném biên của hậu vệ Pratama Arhan được nhắc đến rất nhiều như là vũ khí nguy hiểm nhất của đội khách.

Juventus: Thiago Motta và hơi thở của kẻ chinh phục

Không bùng nổ bằng những trận thắng ngoạn mục nhưng chính sự lì lợm và khả năng chịu đựng đáng nể đang dần biến đội quân của HLV Thiago Motta trở thành một đối thủ khó lường hơn bao giờ hết, đặc biệt là khi Champions League sẽ bước vào giai đoạn knock-out sau kỳ nghỉ đông.

Cuộc khủng hoảng tại Man City: Vấn đề của một đội bóng thiếu cường độ và tốc độ

Pep Guardiola gần đây từng nói rằng “không có triều đại thành công nào tồn tại mãi mãi” nhưng ông sẽ làm tất cả những gì có thể để giữ Man City trên-đỉnh-cao càng lâu càng tốt. Tuy nhiên, đây có lẽ là giai đoạn mà Pep cảm thấy “bất lực” nhất trong nỗ lực giúp The Citizens chơi thứ bóng đá chất lượng cao…

Atletico Madrid: Trở lại những cuộc đua!

Bàn thắng ở phút 94 rạng sáng nay của Antoine Griezmann trước Sevilla đã giúp cho Atletico Madrid của Diego Simeone có cuộc lội ngược dòng không tưởng 4-3 ngay trên sân nhà Estadio Metropolitano. Mọi chuyện truớc đó ngỡ đã kết thúc với đội chủ nhà sau khi họ bị đối thủ dẫn trước 3-1 đến tận phút thi đấu thứ 62 trong trận đấu muộn nhất ngày Chủ nhật.

Arsenal và những miếng đánh từ chấm đá phạt góc

Cứ mỗi tuần trôi qua và Arsenal lại ghi bàn… từ phạt góc. Mới nhất là 2 pha lập công trong thắng lợi 2-0 trước Man United. Đó đã là bàn thắng thứ 21 và 22 từ các tình huống dàn xếp đá phạt góc của Arsenal tại Premier League, tính từ đầu mùa trước. Thống kê này là hoàn toàn vượt trội so với bất kỳ CLB nào khác của giải đấu.

Chelsea bay cao: Dấu ấn Enzo Maresca

Loạt trận thi đấu vòng 14 giải ngoại hạng Anh rạng sáng nay chứng kiến đội đầu bảng Liverpool đã đánh mất chiến thắng vào những phút cuối cùng trên sân của Newcastle, điều này giúp cho những kẻ bám đuổi phía sau có thể thu hẹp được khoảng cách với đoàn quân của Arne Slot.