"Bọn Leeds xấu xí" đã quay trở lại!

Tác giả Nam Khánh - Thứ Tư 22/07/2020 09:52(GMT+7)

16 năm đứng ngoài cuộc chơi Premier League là một khoảng thời gian quá dài, đặc biệt là khi họ đã từng không chỉ là một trong những câu lạc bộ lớn nhất, mà còn là một trong những cái tên thành công nhất bóng đá Anh. Sự châm chọc và nhạo báng phải hứng chịu trong những năm tháng đầy thống khổ ấy đã gần như đánh gục The Whites .

Sự hồi sinh của một thứ tinh thần xưa cũ chính là chiếc chìa khóa đã tạo nên những thành công của Leeds United dưới thời Marcelo Bielsa. 

 
Khi Angus Kinnear và Victor Orta trở thành cộng sự của nhau với tư cách là giám đốc điều hành và giám đốc bóng đá tại Leeds United, họ cảm thấy rằng câu lạc bộ này đang thiếu đi một thứ gì đó, một thứ đã từng biến The Whites trở thành một sự hiện diện đầy khác biệt, độc nhất vô nhị trong thế giới bóng đá. Họ muốn phục sinh một thứ tinh thần xưa cũ của Leeds, họ muốn mang “bọn Leeds Xấu xí” (Dirty Leeds) (hay nói nặng nề hơn là “bẩn thỉu” quay trở lại.
 
“Một trong những điều đầu tiên họ nói khi thảo luận về chủ đề làm thế nào để đưa Leeds vươn lên Premier League, là mong muốn tập thể này trở lại với cái hình ảnh của một câu lạc bộ có thể vỗ ngực tự hào về sự khác biệt,” giám đốc James Mooney chia sẻ với Telegraph. 
 
“Câu lạc bộ đã đánh mất đi một chút bản sắc của nó. Họ đã nói về ước muốn đưa ‘Dirty Leeds’ tái xuất. Một lý tưởng đã được xác định rõ ràng, chúng tôi là một đại gia đình, Leeds sẵn sàng đối đầu với cả thế giới và nếu tất cả mọi người đều ghét chúng tôi, OK thôi, chẳng sao cả.” 

 
“Nghe thì có vẻ hơi buồn cười, nhưng họ muốn Leeds trở thành một câu lạc bộ thật ngạo nghễ trong thế giới bóng đá và mang thái độ ‘ngông’ đến mức cảm thấy tự hào về cái sự thật là không một ai tại Championship muốn chúng tôi đạt được những kết quả tốt.”  
 
“Nếu có thể ‘sử dụng’ điều đó như một nguồn động lực cho câu lạc bộ, thì khi các đối thủ chạm trán Leeds, tất cả bọn họ đều sẽ phải cảm thấy run sợ.”
 
“Sau nhiều năm chìm đắm trong sự hổ thẹn và cảm thấy xấu hổ với chính bản thân, việc quan trọng cần làm là giúp cho toàn thể câu lạc bộ có thể ưỡn ngực, ngẩng cao đầu và tự hào về lịch sử của chúng tôi, chuyện tất cả mọi người đều ghét chúng tôi và biến sự thù địch đó trở thành một nguồn năng lượng tích cực.” 
 
“Chúng tôi phải thực sự cảm thấy tự hào vì mình là một phần của Leeds, đại diện cho Leeds, không một chút lo lắng về chuyện người ngoài nhìn nhận chúng tôi như thế nào. Điều đó sẽ giúp tạo nên sự đoàn kết mạnh mẽ bên trong câu lạc bộ.”
 
 
 
Cả Kinnear – người đã dành một thập kỷ đảm nhận vai trò giám đốc kinh doanh và tiếp thị của Arsenal, cũng như từng ngồi vào chiếc ghế giám đốc điều hành tại West Ham – và Orta, một người Tây Ban Nha được lôi kéo đến từ Middlebrough, đều không hề có xuất thân ở Leeds, nhưng chỉ từ bên ngoài nhìn vào, hai người họ đều nhận thức được điều gì đã từng làm cho câu lạc bộ này trở nên đặc biệt trong quá khứ.
 
Đó cũng là thứ mà đội trưởng Liam Cooper đã lĩnh hội được và tham gia “dung dưỡng”. Mặc dù anh và gia đình của mình có xuất thân từ Hull, nhưng trung vệ 28 tuổi không hề ngần ngại việc trao lòng trung thành cho một trong những đại kình địch của câu lạc bộ quê nhà (đồng thời cũng là nơi mà anh khởi đầu sự nghiệp cầu thủ) – Hull City. Nếu vị thuyền trưởng Marcelo Bielsa mang đến sự tinh tế của một đất nước xa xôi, thì Cooper là hiện thân của “chất Yorkshire” – sự gan góc và can đảm – giúp cho những người xung quanh cảm thấy đầy yên lòng, vững dạ. Đối với Leeds, cái yếu tố đó cũng quan trọng không kém gì những ý tưởng cách mạng của Bielsa.  
 
“Thông điệp của tôi dành cho các anh em trong đội luôn là; ‘Này mấy cậu, bọn mình đang chống lại cả thế giới đấy, quá ngầu đúng không,’” Anh chia sẻ với Telegraph. “Tôi đã tận mắt chứng kiến nó và cảm nhận được nó. Tôi đã gắn bó với câu lạc bộ này một thời gian khá dài, 6 năm trời, và tôi ý thức được nó ở mọi nơi mà chúng tôi đặt chân đến, mọi trận đấu mà chúng tôi trải qua.”  
 
“Phần còn lại của giải đấu đều là kẻ thù không đội trời chung của chúng tôi, nhưng nếu việc này có tạo nên bất kỳ ảnh hưởng gì, thì đó chính là sự thúc đẩy. Đó là một nguồn động lực khác dành cho chúng tôi, khát khao khiến lũ người ngoài phải ngậm mồm lại. Đó là con đường mà chúng tôi phải bước đi, là thứ tinh thần mà chúng tôi phải có trong não.” 
 
Cái định kiến “bọn Yorkshire là một lũ ương bướng, ăn nói lỗ mãng” có thể đã trở thành một khuôn mẫu “vơ đũa cả nắm”, thậm chí là mang tính xúc phạm, sỉ nhục, nếu nhìn vào sự đa dạng của vùng đất này. Tuy nhiên, những lời phán xét ấy không hề khiến họ cảm thấy xấu hổ. Đó chính là một phần trong những gì đã tạo nên sự khác biệt của Yorkshire, đó là thái độ nhìn đời và sự tự tin luôn hiện hữu ở thành phố lớn nhất của nó. 
 
Ở Yorkshire, mọi người thường nói thẳng ra suy nghĩ của mình. Nếu có lỡ đắc tội với một ai đó, thì đành vậy thôi. Đối với họ, sống thật với chính mình luôn tốt hơn hẳn so với việc phải giả tạo để làm vừa lòng người khác. Leeds United đã từng là biểu tượng cho sự ngạo nghễ đáng tự hào ấy.    
 
Mặc dù vậy, lòng tự trọng của Leeds đã phải nhận lấy một sự tổn thương đầy sâu sắc. Rốt cuộc, 16 năm đứng ngoài cuộc chơi Premier League là một khoảng thời gian quá dài, đặc biệt là khi họ đã từng không chỉ là một trong những câu lạc bộ lớn nhất, mà còn là một trong những cái tên thành công nhất bóng đá Anh. Sự châm chọc và nhạo báng phải hứng chịu trong những năm tháng đầy thống khổ ấy đã gần như đánh gục The Whites .
 
 
Kinnear và Orta đã khuyến khích một sự thay đổi trong suy nghĩ, thúc đẩy cái ý niệm rằng câu lạc bộ này là một đại gia đình, nơi mà mọi nhân viên đều được xem trọng, và mọi cổ động viên đều là một nguồn sức mạnh, chứ không hề là gánh nặng. 
 
Orta là một người rất chú ý đến những chi tiết, ông nhớ rõ tên của các thành viên trong gia đình, ngày sinh nhật, và những ngày trọng đại khác trong cuộc đời của mọi nhân viên tại câu lạc bộ. Cứ mỗi tháng một lần, vào ngày phát lương, ông sẽ tổ chức một trò chơi cho tất cả các nhân viên trong văn phòng của mình, và những người giành chiến thắng sẽ nhận được một phiếu ăn trị giá 100 bảng do chính ông bỏ tiền túi ra trả. 
 
Ý tưởng của Orta là rất đơn giản. Nếu như bọn người ngoài đều muốn Leeds thua cuộc, vậy thì hãy chắc chắn rằng các thành viên bên trong câu lạc bộ là một khối đại đoàn kết cực kỳ chặt chẽ.
 
Tất cả những điều đó đều rất có ích trong công cuộc thay đổi câu lạc bộ, nhưng chúng sẽ hoàn toàn vô nghĩa nếu thiếu đi một đội bóng đủ tốt để giành lấy chiếc vé thăng hạng. Bạn có thể hưởng lợi rất nhiều bởi một hậu phương chất lượng, nhưng nếu không thể làm nên chuyện trên tiền tuyến, thì mọi thứ đều là vô nghĩa. 
 
 
Chủ sở hữu của Leeds United hiện tại, Andrea Radrizzani, đã làm được điều mà rất nhiều người khác không thể, nhờ vào độ “chịu chơi” của ông. 
 
Doanh nhân người Ý có một tầm nhìn, một kế hoạch và đã tuyển dụng về những người tài giỏi để giúp ông thực hiện nó. Khi ông tiếp quản câu lạc bộ vào năm 2017, chấm dứt cái triều đại đầy dông bão của Massimo Cellino, Radrizzani đã xác định tư tưởng rằng Leeds sẽ phải mất ít nhất là 5 năm để giành được chiếc vé thăng hạng, nhưng sau 12 tháng đầu đáng thất vọng, ông đã đẩy nhanh tiến độ kế hoạch của mình vào năm 2018 bằng cách chiêu mộ về một trong những vị chiến lược gia được tôn kính bậc nhất thế giới bóng đá, Marcelo Bielsa. 
 
Cái giá để có được sự phục vụ của nhà cầm quân 64 tuổi người Argentina không hề rẻ, với việc ông được cho là đang nhận lương khoảng 34.000 bảng/ tuần ở Leeds. Thế nhưng, Bielsa là một sự đầu tư đáng giá đến từng xu. Leeds đã thăng hạng bằng một thứ bóng đá gây phấn khích nhất từng xuất hiện tại Championship, một sự kết hợp đầy “bá đạo” của pressing cường độ cao và những pha phản công nhanh như chớp, với nhiệm vụ chính là gây sát thương, chứ không phải chống đỡ trước đối thủ. 
 
Vào mùa giải trước, khi chuyện Bielsa thường cử người đi theo dõi những buổi tập của các đối thủ bị phanh phui ra, nó đã trở thành một scandal lớn và bị lên án kịch liệt. Tuy vị chiến lược gia người Argentina cảm thấy rất bất ngờ bởi mức độ nghiêm trọng của vụ lùm xùm này, nhưng nó cũng đã giúp thúc đẩy mạnh mẽ lý tưởng “Dirty Leeds” – thuật ngữ được sinh ra từ thời Leeds của HLV Don Revie
  Câu chuyện về sự sinh ra của "Dirty Leeds"

Cũng giống như việc vị huấn luyện viên huyền thoại Don Revie từng lập hồ sơ về các cầu thủ của đối phương, Bielsa luôn tìm cách tạo nên lợi thế cho đội bóng của ông ở mọi khía cạnh. 
 
Radrizzani đã đầu tư rất mạnh tay, một ván cược lớn mà những người đi trước ông đã quá sợ hãi để có thể tham gia vào, bởi vì tất cả bọn họ đều hiểu rất rõ về cuộc khủng hoảng tài chính đã tạo nên sự sụp đổ của Leeds. 
 
Những khoản tiền của ông không chỉ được sử dụng vào việc mang về các bản hợp đồng mới, mà còn là để giữ chân những cầu thủ chủ chốt như tiền vệ Kalvin Phillips và cựu thực tập sinh của Arsenal, Luke Aomme.
 
Một nhiệm vụ kéo dài và đầy gian nan đã được hoàn tất. Leeds cuối cùng cũng đã có thể tận hưởng niềm hạnh phúc, xen lẫn với sự nhẹ nhõm. Mặc dù vậy, đây chỉ mới là sự khởi đầu của một cuộc hành trình.  
 
Leeds vẫn chưa vươn lên được cái tầm vóc mà Radrizzani nghĩ rằng câu lạc bộ này nên có. Điều quan trọng nhất là, tất cả mọi người đều hiểu rằng ông không hề có kế hoạch bán đi câu lạc bộ, ngay cả khi ông có thể kiếm được một khoản lợi nhuận kha khá khi mà giá trị của Leeds đã tăng vọt một cách đáng chú ý nhờ vào việc thăng hạng.
 
Thay vào đó, ông sẽ khởi động giai đoạn hai trong dự án của mình. Radrizzani đã mua lại quyền sở hữu sân tập Thorp Arch và Elland Road cho Leeds ngay sau khi kiểm soát hoàn toàn câu lạc bộ vào năm 2018, hiện tại, ông đang dự định sẽ xây dựng một trung tâm tập luyện mới trên khu đất xung quanh sân vận động.
 
Ông muốn câu lạc bộ tập luyện, cũng như thi đấu ngay bên trong thành phố. Ngoài ra, chủ sở hữu người Ý nhiều khả năng sẽ cho phá bỏ khu khán đài John Charles Stand và thay thế nó bằng một phiên bản lớn hơn, tăng sức chứa lên khoảng 45.000 chỗ ngồi, nhưng sân tập vẫn là ưu tiên hàng đầu.  
 
Thorp Arch vốn đã là một cơ sở rất chất lượng, nhưng đối với những cầu thủ trẻ sống ở các khu vực nội thành, thì việc mỗi ngày phải đi đến 60 dặm để đến học viện là một chuyện thực sự khó khăn. Ví dụ, Phillips đã từng phải bắt tận 3 chuyến xe buýt để đến được đó và cùng một con số tương tự để trở về nhà khi còn bé. Đó là một điều kiện không hề lý tưởng khi mà nhóm tài năng trẻ triển vọng nhất của câu lạc bộ đang sinh sống trong thành phố.  
  
Một khu phức hợp tập luyện trị giá 25 triệu bảng, với giấy phép xây dựng đầy đủ, sẽ mang cả tính chất của một trung tâm cộng đồng, khi nó bao gồm một phòng mổ, cũng như các sân bóng cho cộng đồng địa phương sử dụng. Mặc dù ý tưởng này đã được truyền cảm hứng bởi khu phức hợp rộng lớn được xây dựng ngay bên cạnh Etihad Stadium của Manchester City, nhưng Leeds muốn phiên bản của họ là một nơi cởi mở hơn, một cơ sở có thể mang lại lợi ích cho địa phương. 
 
Nói một cách dễ hiểu, thì hội đồng thành phố đã được mời tham gia vào tất cả các cuộc bàn luận, câu lạc bộ hiện đang làm việc với các chính trị gia ở địa phương, thay vì hoạt động hoàn toàn theo ý riêng của mình. Cả thành phố Leeds đã một lần nữa đồng hành cùng nhau. 
 
Khi xưa, Barca phải rất vất vả mới có thể cầm hòa Leeds
Giờ đây, các cổ động viên của The Whites đã có thể được tận hưởng bầu không khí của thế giới bóng đá đỉnh cao, họ đã lại có được một câu lạc bộ mà mình có thể tự hào. 
 
Nguồn: Lược dịch từ bài viết “'Dirty Leeds' are back and the city has a club it can be proud of again” của tác giả Luke Edwards, đăng tải trên Telegraph. 
 
Xem thêm:
Marcelo Bielsa, Gareth Bale và câu chuyện về tầm quan trọng của ngôn ngữ trong bóng đá (P2)
Leeds sẵn sàng bỏ tiền ra thuê một thông dịch viên chuyên nghiệp, nhưng mọi quyết định vẫn thuộc về Bielsa. Ông thích trông cậy vào BHL, những người gần với...
Một năm của Bielsa trên đất Anh: Đằng sau sự hồi sinh của Leeds United (P2)
Nhà cầm quân người Argentina rất ít khi tiếp xúc với giới truyền thông, nhưng mỗi khi diễn ra, chúng đều vô cùng hấp dẫn. Không có bất kì một cuộc phỏng vấn 1...
Các HLV nhận lương cao nhất EPL: Cú sốc chuẩn bị diễn ra
Với việc đưa Leeds United thăng hạng, HLV Marcelo Bielsa sắp được tưởng thưởng bằng một bản hợp đồng mới siêu khủng.
Leeds United: Từ công nhận, đến công phá, rồi công cốc
Ngày 03/01/2010, ngày Chủ nhật, sân Old Trafford, vòng 3 FA Cup. Nhà đương kim vô địch nước Anh ba năm liền, Manchester United cùng Neville, Berbatov, Rooney,...

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Cứ để Pratama Arhan ném 

Trước trận đấu quan trọng giữa ĐT Việt Nam vs Indonesia, những quả ném biên của hậu vệ Pratama Arhan được nhắc đến rất nhiều như là vũ khí nguy hiểm nhất của đội khách.

Juventus: Thiago Motta và hơi thở của kẻ chinh phục

Không bùng nổ bằng những trận thắng ngoạn mục nhưng chính sự lì lợm và khả năng chịu đựng đáng nể đang dần biến đội quân của HLV Thiago Motta trở thành một đối thủ khó lường hơn bao giờ hết, đặc biệt là khi Champions League sẽ bước vào giai đoạn knock-out sau kỳ nghỉ đông.

Cuộc khủng hoảng tại Man City: Vấn đề của một đội bóng thiếu cường độ và tốc độ

Pep Guardiola gần đây từng nói rằng “không có triều đại thành công nào tồn tại mãi mãi” nhưng ông sẽ làm tất cả những gì có thể để giữ Man City trên-đỉnh-cao càng lâu càng tốt. Tuy nhiên, đây có lẽ là giai đoạn mà Pep cảm thấy “bất lực” nhất trong nỗ lực giúp The Citizens chơi thứ bóng đá chất lượng cao…

Atletico Madrid: Trở lại những cuộc đua!

Bàn thắng ở phút 94 rạng sáng nay của Antoine Griezmann trước Sevilla đã giúp cho Atletico Madrid của Diego Simeone có cuộc lội ngược dòng không tưởng 4-3 ngay trên sân nhà Estadio Metropolitano. Mọi chuyện truớc đó ngỡ đã kết thúc với đội chủ nhà sau khi họ bị đối thủ dẫn trước 3-1 đến tận phút thi đấu thứ 62 trong trận đấu muộn nhất ngày Chủ nhật.

Arsenal và những miếng đánh từ chấm đá phạt góc

Cứ mỗi tuần trôi qua và Arsenal lại ghi bàn… từ phạt góc. Mới nhất là 2 pha lập công trong thắng lợi 2-0 trước Man United. Đó đã là bàn thắng thứ 21 và 22 từ các tình huống dàn xếp đá phạt góc của Arsenal tại Premier League, tính từ đầu mùa trước. Thống kê này là hoàn toàn vượt trội so với bất kỳ CLB nào khác của giải đấu.