Mối liên kết giữa NHM và cầu thủ đã trở thành chiếc chìa khóa cho thành công của Athletic Bilbao qua các thập kỷ. Có thể nói, việc xây dựng một đội bóng bằng nguồn lực từ chính địa phương của mình, bằng những cầu thủ sinh ra và lớn lên ở đây, chính là những yếu tố chính tạo nên đội bóng thành công thứ 3 nhất về mặt danh hiệu ở Tây Ban Nha.
Khi nhắc đến xứ Basque, có lẽ người ta sẽ nghĩ đến Athletic Bilbao, cái tên nổi tiếng cực đoan của bóng đá TBN khi chỉ tuyển mộ những cầu thủ có xuất xứ từ địa phương. Nhưng, ít ai biết rằng, chính thứ triết lý có phần cực đoan này đã giúp họ xây dựng được một nền tài chính ổn định cũng như một lò đào tạo có thể nói là tốt nhất Châu Âu.
"Điều khiến Athletic Bilbao khác biệt đó là triết lý của chúng tôi," Joseba Etxeberria chia sẻ. "Có thể ở cấp độ bóng đá, chúng tôi không nổi bật. Nhưng mọi cầu thủ của chúng tôi đều là dân ở đây, vì vậy sự cách biệt giữa NHM và cầu thủ là rất nhỏ.
"Khi bạn thi đấu cho Athletic, bạn cảm thấy mình được hỗ trợ rất nhiều, nhất là khi mối quan hệ này đi xa hơn bóng đá thông thường. Chúng tôi luôn đi theo một triết lý trong hơn 100 năm qua, điều đó khiến chúng tôi rất riêng biệt."
Etxeberria thi đấu 514 trận và ghi 104 bàn ở vị trí tiền đạo của Athletic Bilbao. Khi đã bước vào tuổi 42, anh đảm đương nhiệm vụ huấn luyện đội trẻ của Bilbao đang thi đấu ở giải hạng 2. Chính vì thế, anh hiểu rất rõ họ.
"Mới 15 tuổi nhưng tôi ddax có khá nhiều trải nghiệm," anh chia sẻ với The Athletic. "Những trải nghiệm rất có giá trị, như ở năm 1998, năm kỷ niệm 100 năm thành lập của chúng tôi. Khi đó Bilbao đang đứng chót bảng, chật vật ở cuộc đua xuống hạng. Đấy là khi bạn nhận ra tình cảm NHM dành cho CLB. Khi đội thi đấu tốt, rất dễ sát cánh bên họ. Nhưng khi đội thực sự cần sự cổ vũ từ các khán đài, nhất là ở những trận đấu kịch tính và quan trọng, thì sân Mames luôn chật kín NHM mỗi ngày chủ nhật, điều chỉ có ở Bilbao mà thôi."
Mối liên kết giữa NHM và cầu thủ đã trở thành chiếc chìa khóa cho thành công của Athletic Bilbao qua các thập kỷ. Có thể nói, việc xây dựng một đội bóng bằng nguồn lực từ chính địa phương của mình, bằng những cầu thủ sinh ra và lớn lên ở đây, chính là những yếu tố chính tạo nên đội bóng thành công thứ 3 nhất về mặt danh hiệu ở Tây Ban Nha.
Điều quan trọng nhất đó là việc họ liên tục sản sinh ra những cầu thủ hàng đầu, một điều đã được Johan Cruyff khẳng định bằng câu nói: "Tôi luôn muốn có ít nhất một cầu thủ xứ Basque trong đội hình của mình".
Những ví dụ rõ nhất đó là Javi Martinez và Fernando Llorente ở World Cup 2010 cùng TBN, sau đó là Javi Martinez cùng cú ăn 3 với Bayern Munich. Các CLB Premier League gần đây cũng để mắt tới các cầu thủ xứ Basque như Ander Herrera, Aymeric Laporte và Kepa Arrizabalaga.
Dù các cầu thủ thường xuyên rời khỏi CLB, Athletic Club chưa bao giờ thôi sản xuất ra những sự thay thế cần thiết nhằm đảm bảo cho sự cạnh tranh của họ ở nhóm đầu của La Liga, đi xa ở Champions League 2014-2015 hay thậm chí là vào đến trận chung kết Copa Del Rey mùa này, trận đấu họ sẽ gặp đồng hương Real Sociedad.
Luôn có chút lãng mạn khi nghĩ tới việc một đội bóng bình thường cạnh tranh ở cấp độ cao nhất của La Liga, nhất là ở thời kỳ bóng đá toàn cầu hóa. 350,000 dân sống ở Bilbao cùng các vùng lân cận ít nhiều có quan hệ với những người liên quan tới CLB. Kể cả khi họ không phải là một trong số 43,555 hội viên chính thức. Có lẽ chú của họ là cầu thủ trẻ trong vài năm, hay cháu gái của họ làm việc cho cửa hàng lưu niệm của CLB ở sân San Mames.
"Ở đây ai cũng là fan Athletic," Etxeberria chia sẻ. "Có những người có thể không hiểu luật việt vị, nhưng biết rõ trận đấu cuối tuần trước của Athletic diễn ra như thế nào. Điều đó không xảy ra ở các vùng khác. Việc cầu thủ và BHL sinh ra và lớn lên ở đây khiến mối quan hệ giữa NHM và đội bóng trở nên khăng khít hơn. Khi bạn trải nghiệm nó lần đầu, bạn nhận ra rằng Athletic còn hơn cả một đội bóng, nó là một triết lý sống.
Rất ít hệ thống đào tạo trẻ có được tầm quan trọng về mặt hình ảnh cũng như thành công của CLB trên sân như lò đào tạo Lezama của Athletic. Trái tim của "cantera" (mỏ cầu thủ-ND) này là khu trại rộng 13 héc-ta tọa lạc trên những ngọn đồi vùng Bilbao, ở đó còn có một khu nhà cho các cầu thủ trẻ được tuyển mộ từ khắp nơi khác nhau trên đất Basque.
Việc lớn lên cùng nhau chính là điều khiến Athletic đực biệt, theo Aitor Karanka, người gia nhập hệ thống đào tạo trẻ của CLB vào tháng 8 năm 1989, sau đó ra sân cho họ 201 lần trong hơn 2 mùa giải.
"Khi bạn bước chân vào Lezama ở tuổi 15, bạn nhận ra rằng bạn đang gia nhập một gia đình. một nơi tràn ngập sự thân thuộc," Karanka chia sẻ. "Ngày tôi gia nhập, Howard Kendall là HLV trưởng. Ông ấy cũng sống ở Lezama, vậy nên bạn sẽ thường xuyên chạm mặt ông ấy ở hành lang. Việc sống giữa các cầu thủ hay HLV đội một là một điều rất bình thường ở đây, nhất là khi họ thường đến đây ngủ một ngày trước khi trận đáu diễn ra. Khi đó, bạn luôn muốn trở thành họ, bạn học được giá trị của việc chiến đấu cạnh nhau, luôn sát cánh bên nhau, dù ra bên trong hay bên ngoài sân.
Trở thành một phần của đại gia đình này khiến việc rời khỏi nó rất khó khăn. Etxeberria đã có thể đến Real Madrid để giành Champions League hay La Liga, nhưng anh không hề hối tiếc khi quyết định ở lại.
"Cầu thủ ở Athletic hay bất cứ CLB nào cũng đều muốn được vui vẻ," anh nói. "Đúng là tiền có thể giúp ta vui, thi đấu ở Châu Âu cũng vậy, nhưng mọi người phải nghĩ đến tương lai của mình. Tôi không thể nói gì khi xét đến những trải nghiệm của mình, cả hai lần tôi đều có cơ hội rời đi, nhưng rồi ở lại. Đã 1 thập kỷ trôi qua kể từ ngày tôi giải nghệ, nếu có gì khiến tôi tự hào, thì đó là việc tôi gắn bó với Athletic trong 15 năm qua.
Tất nhiên, một vài cầu thủ cũng muốn rời đi, ở cả thời hiện đại cũng như trong quá khứ. Nhưng thực hiện điều này chưa bao giờ dễ dàng, theo Karanka, người phải suy nghĩ rất nhiều trước khi tái ngộ với ông thầy Jupp Heynckes ở sân Bernabeu vào năm 1997.
"Rất khó khăn, nhất là khi tôi được HLV tôi thân thiết gọi cho mình," Karanka nói. "Real Madrid khi đó đang xây dựng một đội hình với những cái tên như Roberto Carlos, Bodo Illgner, Seedorf, Mijatovic, Panucci để đạt được danh hiệu Châu Âu đầu tiên sau 32 năm. Mặt khác, bạn phải bỏ lại một gia đình mà bạn đã gắn bó, những người đồng đội đã gắn bó với bạn trong cả thập kỷ, như Julen Guerrero hay Joseba Etxeberria. Ký kết với Real Madrid trông thì có vẻ rất dễ, nhưng thực sự rất khó khăn khi tôi phải bỏ lại khá nhiều thứ.
Một học viên khác của lò Lezama đó là Andoni Ayarza, người ghi bàn quyết định cho Athletic ở trận chung kết Spanish Youth Cup 1984 gặp Real Madrid, thi đấu 46 trận ở La Liga cho đội trẻ. Ayarza trở lại CLB vào tháng 12 năm 2018 dưới danh nghĩa trợ lý cho giám đốc thể thao Rafa Alkorta. Giờ đây, thử thách của ông đó là định hướng lâu dài cho các đội từ lứa tuổi nhỏ nhất cho tới đội một.
"Chúng tôi biết rằng mọi thứ luôn khó khăn hơn rất nhiều, nhất là khi nói đến dân số gần hơn 3 triệu người của xứ Basque," Ayarza nói. "Ở thời điểm hiện tại, có 5 đội bóng xứ Basque ở La Liga bao gồm: Alaves, Eibar, Osasuna, Athletic và Real Sociedad. Điều đó khiến chúng tôi quyết tâm mắc ít lỗi nhất có thể cũng như xây dựng đội hình tốt nhất có thể.
"Đây là một hệ sinh thái khá mong manh, nhưng cũng có được những điểm mạnh. Không hề ngẫu nhiên khi CLB chưa từng xuống hạng. Mô hình của chúng tôi giúp chúng tôi có được nguồn sức mạnh cực kỳ lớn."
Những điều trên đây là sự thật, dù luôn có chút gì đó huyền bí về hình ảnh của Athletic Bilbao.
Có lẽ điều nổi bật nhất về Athletic Bilbao đó là cách phát âm tiếng Anh của tên đội bóng, vốn được thành lập bởi những học sinh chuyên ngành cơ khí tu học ở Vương Quốc Anh. Màu áo đỏ-trắng của họ, xuất hiện từ năm 1910, khởi nguồn từ việc Juan Elorduy trở về từ một chuyến thăm Anh Quốc cùng 50 chiếc áo Southampton, vốn cùng màu với thành phố. 100 người Anh thi đấu cho Athletic Club trước khi Liên Đoàn bóng đá TBN quyết định cấm người nước ngoài thi đấu ở Copa Del Rey vào năm 1911.
Những điều trên giúp Athletic Club trở thành đội bóng thành công nhất ở những năm đầu của bóng đá TBN. HLV chuyên nghiệp đầu tiên của họ là ngài Shepherd, trong khi đó, HLV người gốc Wolverhampton, Fred Pentland, là người đã lựa chọn đội hình giành được danh hiệu La Liga thứ 2 vào năm 1930.
Cầu thủ từ những nơi khác của TBN cũng từng ra sân trong màu áo Bilbao qua các thời kỳ, dù những ngôi sao lớn nhất của họ là người địa phương, trong số đó có những cái tên như Telmo Zarra hay Rafael "Pichichi" Moreno Aranzadi, người qua đời vào năm 29 tuổi vì bệnh phát ban.
Mô hình sử dụng cầu thủ địa phương này trở nên hiệu quả hơn ở thời kỳ hậu chiến tranh TBN, thời kỳ mà xứ Basque gặp phải những đàn áp chính trị cũng như khó khăn về mặt tài chính. "Athletic suy tàn, không có đủ tiền để ký kết hợp đồng với ai," nhà sử học địa phương Josu Turuzeta đã viết. "Một câu chuyện được xây dựng, hoàn cảnh của CLB được linh thiêng hóa, sau đó hòa nhập vào nhân dạng của CLB."
Trận chung kết Copa Del Generalisimo trước Real Madrid, trước mặt tướng Francisco Franco, là một khoảnh khắc quyết định cho điều này. Một đội hình 11 người tốt nghiệp từ lò đào tạo Lezama đánh bại một đội bóng có Alfredo Di Stefano, người đang trên đường giành được 5 danh hiệu Châu Âu liên tiếp, làm đội trưởng. "Chỉ cần 11 gã trai làng thôi cũng đủ đánh bại chúng," chủ tịch Athletic Bilbao giai đoạn đó, Enrique Guzman, đã tuyên bố như thế.
Guzman không hề thấy chuyện 11 gã trai làng đó được dẫn dắt bởi Ferdinand Daucik, một người Slovakia, là một điều gì đó trái ngược với truyền thống của CLB. Từ những năm đầu, họ luôn chấp nhận chuyện bóng đá xứ Basque có thể học hỏi từ những nên bóng đá bên ngoại quốc. Vì vậy, CLB luôn tìm kiếm những chiến lược gia, những bộ óc tuyệt vời từ khắp nơi trên thế giới. Từ Pentland đến Kendall, sau đó là Marcelo Bielsa.
Điều đó giúp họ cạnh tranh thành công với cả những cái tên lớn như Real hay Barca, giành được 24 danh hiệu Copa Del Rey và 8 danh hiệu La Liga, vào được trận chung kết UEFA Cup 176-1977. Tuy nhiên, mọi thứ dần trở nên khó khăn hơn cho Bilbao. Lần gần nhất họ giành được một danh hiệu lớn đó là cú ăn đôi La Liga và Copa Del Rey ở mùa 1983-1984.
Việc thông qua luật Bosman vào năm 1995 đã mở ra thời kỳ toàn cầu hóa của bóng đá, giúp Real Madrid và Barcelona đem về những tài năng hàng đầu từ khắp nơi trên thế giới. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc các CLB dần nhận ra sự đúng đắn trong câu nói về các cầu thủ xứ Basque của Cruyff.
Giữ vững vị trí của mình cũng đồng nghĩa với việc phải thay đổi. Vậy nên chính sách tuyển mộ của Bilbao đã đi theo hướng khác trong những năm gần đây. Đầu tiên là vươn xa khỏi Bilbao để tiếp cận tới những nơi khác của xứ Basque như Navarrre hay vùng Iparralde ở phía bên kia biên giới với Pháp.
Đôi lúc, họ phải vươn xa hơn thế, gần đây nhất chính là Aymeric Laporte, người có dòng máu Basque nhưng được sinh ra ở thành phố Agen của Pháp. Những cầu thủ sinh ra ở bên ngoài xứ Basque nhưng ăn học ở đây cũng được chào đó, trong đó có Ernesto Valverde, người sinh ra ở vùng Caceres giáp ranh với BĐN.
Dịch từ bài viết: "The Athletic Bilbao story — and why it could be about to get even better" của tác giả Dermot Corrigan đăng trên The Athletic.