Bayern Munich trong những khối óc và đôi chân huyền thoại

Tác giả Fussballgott - Thứ Năm 27/10/2016 17:21(GMT+7)

Nói về Bayern Munich là nói về câu lạc bộ lớn nhất của nước Đức, với 25 chức vô địch trong 52 mùa giải từ khi thành lập Bundesliga. Không chỉ áp đảo trong nước, đội bóng áo đỏ còn mang sức mạnh ra thị uy ở đấu trường châu Âu, giành 5 chức vô địch C1 và Champions League, là một trong số ít những đội bóng giành đủ ba cúp châu Âu và hai lần giành cúp Liên Lục Địa (tiền thân của cúp vô địch thế giới các câu lạc bộ).

Beckenbauer, biểu tượng thành công của Bayern Munich
Phần còn lại của nước Đức không thể cam chịu sự áp đảo của Bayern Munich nhưng lần lượt những vùng lên dữ dội rồi cũng mau chóng tàn phai. Trong hơn nửa thế kỷ, những kình địch lớn nhất như Borussia Dortmund, Borussia Moenchengladbach và Hamburg đều không thể giữ nổi sự ổn định để tạo ra đối trọng cân bằng với Bayern.  
 
Điều gì cũng có căn nguyên của nó, và sự hùng thịnh của đội bóng xứ Bavaria không phải sự may mắn đặc biệt. Đó là thành quả của rất nhiều con người tạo dựng nên, cụ thể hơn là những thế hệ tài năng xuất chúng trên sân cỏ và khối óc lỗi lạc trong thương trường. 
 
Bayern Munich vô địch mùa 2014-2015
NHỮNG ĐÔI CHÂN HUYỀN THOẠI
Franz Beckenbauer được xem là cầu thủ vĩ đại nhất lịch sử bóng đá Đức. Danh xưng Hoàng Đế (‘Der Kaiser’) của ông chính là sự thừa nhận rõ ràng nhất của người Đức với đóng góp của ông vào sự phát triển của bóng đá Đức. Tên tuổi của Beckenbauer gắn liền với Bayern và chính tại Bayern là nơi ông gặt hái những vinh quang cao nhất trong sự nghiệp cầu thủ.
 
Nhưng ít ai biết rằng ban đầu ước mơ của Beckenbauer là được khoác áo nửa xanh thành Munich: TSV 1860 Munich. Thế nhưng một biến cố nhỏ xảy ra mùa thu năm 1958 đã thay đổi hoàn toàn lịch sử bóng đá Đức. Trong một trận đấu thuộc cấp độ trẻ, Beckenbauer khi đó 14 tuổi đang thi đấu cho SC Munich von 1906 đụng độ chính đội bóng mà mình muốn đầu quân vào năm sau. Những va chạm xảy ra giữa hai bên khiến Beckenbauer sau đó thay đổi quyết định, ông gia nhập Bayern vì căm ghét những kẻ cố tình triệt hạ mình trên sân.
 
Năm 1959, Bayern Munich may mắn với sự gia nhập của hai huyền thoại về sau là Sepp Maier và Franz Beckenbauer.Năm 1964, đến lượt chân sút Gerd Mueller đến, hợp thành bộ ba chủ chốt trong thế hệ cầu thủ xuất chúng đầu tiên của Bayern. Họ cùng nhau giành chức vô địch Bundesliga 1968-1969, nhưng sau đó để cho Moenchengladbach vô địch 2 năm liên tiếp. Phải đến khi Franz Beckenbauer thay mặt ban lãnh đạo mời HLV Udo Lattek về dẫn dắt thì Die Roten mới tạo ra sự áp đảo mạnh mẽ. 
 
Từ trái qua: Gerd Mueller, Sepp Maier và Franz Beckenbauer
Họ vô địch Bundesliga trong ba mùa giải liên tục, giành chức vô địch C1 năm 1974 một cách ngoạn mục trước Atletico Madrid. Trong trận chung kết, đội bóng Tây Ban Nha đã vươn lên dẫn trước nhờ vào bàn thắng ở phút 114 của Luis Aragones. Phải đến những phút cuối cùng của hiệp phụ thứ hai, trung vệ Hans-Gerg Schwarzenbeck mới có bàn gỡ từ cú sút xa bất ngờ. Trong trận đấu lại 2 ngày sau đó, Bayern Munich đã giành thắng lợi 4-0 với hai cú đúp của Uli Hoeness và Gerd Mueller và đoạt chức vô địch C1 lần đầu tiên. Thành tích được kéo dài với hai chức vô địch C1 liên tiếp sau đó, tuy nhiên HLV Udo Lattek không còn tại vị do không được lòng chính Beckenbauer. Dàn cầu thủ tài năng tiếp tục đem vinh quang về nước Đức ở cấp độ đội tuyển khi giành chức vô địch World Cup 1974 sau chiến thắng ấn tượng trước Hà Lan của Johan Cruyff ở trận chung kết.
 
Vòng quay của bóng đá khi ở hồi cực thịnh cũng là lúc phải chuẩn bị cho khi suy thoái. Thế hệ xuất chúng lần lượt chia tay những người xuất sắc nhất nhưng rất nhanh chóng Bayern lại mang về những con người kiệt xuất mới. 
 
Paul Breitner, hậu vệ trái đồng đội của Beckenbauer ở cuối sự nghiệp trở thành một tiền vệ xuất sắc, cùng với Karl-Heinz Rummenigge, Klaus Augenthaler và Lothar Matthaues tạo ra giai đoạn thống trị nước Đức với 6 chức vô địch trong thập niên 1980. Một vài năm suy thoái sau đó do sự trỗi dậy của Borussia Dortmund, Bayern Munich cũng quay trở lại với một thế hệ tài năng mới như Stefan Effenberg, Giovani Elber, Mehmet Scholl và Oliver Kahn. Đỉnh cao của thế hệ này là chức vô địch Champions League 2001 sau khi đánh bại Valencia
 
Suy thoái lại kéo đến, lần này không chỉ diễn ra với Bayern mà còn cả nền bóng đá Đức. Họ liên tục bị đánh bại dễ dàng ở các giải đấu lớn và phần nào hồi phục khi quyết tâm thực hiện cải tổ bóng đá trẻ. Borussia Dortmund là đội đi đầu cải cách ở Đức và giành hai chức vô địch Bundesliga liên tiếp dưới thời Juergen Klopp. Có thể nói sự quật khởi của đội bóng vùng Ruhr đã kích thích sức mạnh Bayern Munich, họ giành chức vô địch 4 mùa giải liên tiếp, đầu tư vào ngôi sao từ trên băng ghế huấn luyện lẫn cầu thủ.
 
NHỮNG KHỐI ÓC LỖI LẠC TRONG THƯƠNG TRƯỜNG
“Chúng tôi có thể đưa ra những đề nghị hấp dẫn mà có lẽ không ai có thể làm được”
 
Lời khẳng định của CEO Rummenigge với tạp chí Sport Illustrated vào năm 2014 khiến người ta phải nhớ tới câu thoại kinh điển trong tiểu thuyết Bố Già của nhà văn Mario Puzzo. 
 
Bố sẽ đưa ra một lời đề nghị mà hắn không thể khước từ.
Vito Corleone
Sự tự tin, gần đến mức kiêu ngạo là điền dễ nhận thấy. Sự thực là dù đều được đánh giá những câu lạc bộ siêu cường thì không một đội bóng nào trong số Barcelona, Real Madrid hay Manchester Utd có tài chính vững chãi như Bayern Munich. Chín trong mười mùa giải gần nhất đội bóng Đức có báo cáo lợi nhuận là con số dương, trong khi hầu hết các đội bóng khác đều mắc nợ thì Hùm xám đã thoát nợ từ lâu. Sự quản lí tài chính thần kì của Bayern còn thể hiện ở chỗ khi họ quyết định xây sân Allianz Arena đã dự trù kế hoạch đến năm 2030 sẽ trả hết khoản nợ 346 triệu euro, nhưng thực tế chỉ cần đến 2014, họ đã hoàn thành mục tiêu!
 
Một điểm nhấn trong thành phần điều hành của Bayern Munich là họ đều xuất thân từ cựu cầu thủ của chính đội bóng. Trước Rummenigge là hai cựu cầu thủ của thập niên 1970 là Franz Beckenbauer và Uli Hoeness. Cả hai đều có đóng góp lớn lao trong việc thiết lập đế chế Bayern duy trì sự ổn định xuyên suốt bốn thập kỉ.
 
Uli Hoeness – Khối óc thiên tài của bóng đá
Ulrich ‘Uli’ Hoeness – Người lập cú đúp trong chung kết châu Âu đầu tiên của Bayern năm 1974 đã phải giải nghệ sớm năm 1979 vì chấn thương kéo dài. Đó là điều không may với một cầu thủ, nhưng lại là dịp may hiếm có với cái đầu thông minh của Hoeness. Sớm bộc lộ năng khiếu quản lí và được trên dưới đội bóng ủng hộ, Hoeness trở thành giám đốc thương mại của Bayern gần như ngay sau khi giải nghệ. Trong hơn ba thập kỉ dưới sự quản lí của ông, đội bóng xứ Bavaria có mức lợi nhuận tăng gấp… 20 lần, số thành viên có đăng kí của đội cũng tăng lên đến 235 nghìn người (số liệu năm 2013). Tuy nhiên, thành công lớn nhất của Hoeness phải kể đến việc kí hợp đồng đối tác chiến lược dài hạn với những trụ cột của nền kinh tế Đức như Allianz, Audi và Adidas.
 
Thành công về lĩnh vực tài chính, đi kèm theo đó là thành công trong lĩnh vực thể thao. Sau thế hệ huyền thoại của Franz Beckenbauer, Uli Hoeness thực hiện chính sách thu hút tài năng từ chính các đối thủ trong nước để gia tăng thế áp đảo.
 
Những tên tuổi có thể kể đến như Lothar Matthaues, Lucio, Michael Ballack, Stefan Effenberg, Giovani Elber, Mario Goetze và đặc biệt, hàng loạt cầu thủ Werder Bremen. Dù vậy không thể phủ nhận rằng Bayern Munich có một sức hút rất lớn đối với các cầu thủ thi đấu ở Bundesliga. Bên cạnh việc tăng cường từ chính đối thủ cạnh tranh, Bayern Munich còn cực kì tích cực ở khâu đào tạo trẻ. Khẩu hiệu “Mia San Mia” (Chúng ta là chúng ta) chính là khẳng định cho cách làm của Bayern. Trong chức vô địch World Cup 2014 của Đức, Bayern Munich đóng góp ba cầu thủ quan trọng là thủ quân Philipp Lahm, Thomas Mueller và Bastian Schweinsteiger. Mùa này họ lại đưa về Mats Hummels, vốn cũng là một cầu thủ tự đào tạo trong khi vẫn có Julian Green (gia nhập Bayern khi 12 tuổi) và David Alaba (gia nhập Bayern khi 16 tuổi).
 
 ***
Quay ngược thời gian trở lại quá khứ, trước khi chạm đến đỉnh cao ở thập niên 1960, Bayern Munich cũng từng chênh vênh giữa lằn ranh tồn tại và diệt vong dưới thời Đức Quốc Xã. Chủ tịch Kurt Landauer và HLV Richard Kohn là những người có gốc gác Do Thái phải rời Đức chạy trốn Phát Xít. Do sự liên hệ này, Bayern Munich từng là cái gai trong mắt Adolf Hitler và lực lượng cảnh sát mật Gestapo. Phải đến sau thế chiến kết thúc, Landauer mới có thể trở về tiếp tục công việc. Sinh thời ông là người nhìn xa trông rộng, mong muốn biến Bayern Munich và bóng đá Đức trở thành chuyên nghiệp.  
 
Chân dung Kurt Landauer “Cha đẻ của Bayern Munich hiện đại”
Landauer mất năm 1961 ở tuổi 75, hai năm sau đó Bundesliga ra đời theo nguyện ước của ông, và giống như một định mệnh, giải đấu chứng kiến sự thống trị của đội bóng mà ông từng giữ chức chủ tịch. Thế hệ người Bayern về sau khẳng định tầm quan trọng của Landauer trong lịch sử bằng cụm từ “cha đẻ của Bayern hiện đại”. Những Beckenbauer, Hoeness, Rummenigge đã và đang tiếp quản rất tốt công việc của “người cha”. Và rồi một ngày nào đó chính họ cũng sẽ lui vào hậu trường để nhường chỗ cho những Philipp Lahm hay Thomas Muller duy trì thế thống trị của Hùm xám.
 
LUKASZ (TTVN)

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Ruben Amorim chính thức đặt chân tới Old Trafford: Liệu một Sir Alex mới có xuất hiện?

Trong cuộc họp báo trước khi trận đấu với Manchester City trong khuôn khổ lượt trận thứ 4 Champions League diễn ra, Ruben Amorim, người mà trước đó đã chính thức được bổ nhiệm làm HLV Manchester United tuyên bố: “Nếu chúng tôi ( Sporting) giành chiến thắng trước họ ( Manchester City), những người hâm mộ MU nghĩ rằng Alex Ferguson mới đã xuất hiện, nhưng sẽ rất khó có thể làm được điều đó…”

Ruben Amorim: Niềm đam mê bất tận với sơ đồ 3 trung vệ và… chông gai tại Man United

Như vậy, “triều đại” của HLV tạm quyền Ruud Van Nistelrooy tại Man United đã kết thúc. 4 trận dưới sự dẫn dắt của Van Nistelrooy, “Quỷ đỏ” bất bại, giành 3 chiến thắng, ghi 11 bàn và có 2 trận sạch lưới. Đó rõ ràng là một bản thành tích hoàn toàn khác biệt so với 8 trận cuối cùng chỉ-thắng-một thời Erik Ten Hag.

Có một Arsenal khốn khổ trong nỗi nhớ Martin Odegaard

Thua, hòa và lại tiếp tục thua. Đó là kết quả thi đấu của Arsenal tại Premier League trong 3 vòng đấu gần nhất. Từ việc tràn trề hi vọng cạnh tranh chức vô địch với Manchester City và Liverpool, Pháo thủ thành London giờ đây đang trượt dài trong mớ hỗn độn không lời giải vì phong độ chạm đáy.

Lửa khủng hoảng đang lan nhanh ở Etihad?

Manchester City đã phải nhận thất bại muối mặt 1-4 trên sân Jose Alvalade trước Sporting Lisbon trong loạt trận thứ 4 Champions League rạng sáng hôm nay. Đây đã là trận thua thứ 3 liên tiếp của đoàn quân Pep Guardiola trong vòng một tuần, khi trước đó họ để thua Tottenham ở Carabao Cup và Bournemouth ở giải ngoại hạng. Có chăng một cuộc khủng hoảng đang ngầm lan nhanh ở Etihad?

Liverpool đứng đầu Premier League: Niềm tin cho Arne Slot

Lội ngược dòng trước Brighton với chỉ 3 phút bằng 2 bàn thắng chớp nhoáng của Cody Gakpo và Mohamed Salah, Liverpool của Arne Slot đã giành lại ngôi đầu giải ngoại hạng Anh sau khi vòng đấu thứ 10 khép lại. Khoảng cách giờ là 2 điểm với những nhà đương kim vô địch Manchester City và là 7 điểm đối với kẻ được xem là ứng cử viên số 2 mùa này Arsenal.

Chuyện gì đang xảy ra với Arsenal?

Hành quân đến Newcastle với tâm thế không thật sự thoải mái sau những lần hụt chân liên tiếp gần đây khiến cho kết quả mà Arsenal phải nhận trước những người chủ nhà thực ra không quá bất ngờ với những ai am tường về Arsenal lẫn ngoại hạng Anh. Có chăng một cuộc khủng hoảng đang dần lan rộng ở Emirates?