Barcelona và lời giã biệt “trường phái Guardiola”

Tác giả CG - Chủ Nhật 27/09/2020 19:38(GMT+7)

Zalo

Thực tế là ở Barcelona vẫn còn hình bóng của Pep Guardiola và dù đã rời đi từ năm 2012 nhưng những gì ông để lại vẫn hiện hữu. Đó thực sự là 4 năm mang tính huyền thoại; sau mùa giải đầu tiên mọi người luôn hỏi liệu Barcelona của Guardiola có phải đội bóng vĩ đại nhất kỷ nguyên hiện đại. Và rồi ông tạo ra một đội bóng còn mạnh hơn thế 2 năm sau đó.

Barcelona và lời giã biệt trường phái Guardiola hình ảnh
 
Hôm nay, Ronald Koeman sẽ dẫn dắt trận đấu chính thức đầu tiên trên cương vị HLV trưởng Barcelona. Koeman đã có vài tuần để truyền ý tưởng của mình vào đội bóng chủ sân Camp Nou và giữa lùm xùm xung quanh câu chuyện Lionel Messi thì dường như bản sắc và triết lý của HLV trưởng Barca trở thành câu chuyện bên lề.
 
Tuy nhiên đó vẫn là điều đáng bàn đến. Ban lãnh đạo Barcelona đã bổ nhiệm một người mà quãng thời gian với CLB gần nhất lại kết thúc rất đáng thất vọng. Sau đó, Koeman đã lấy lại vị thế bản thân khi giúp đội tuyển Hà Lan thi đấu ấn tượng.
 
Lý do ông nhận cuộc gọi từ Barcelona cũng tương tự như Frank Lampard với Chelsea, Mikel Arteta với Arsenal, Ole Gunnar Solskjaer với Manchester United và Andrea Pirlo với Juventus. Khi còn thi đấu cho Blaugrana, Koeman thực sự là một huyền thoại, do đó có cảm giác ông “hiểu CLB” và “đường lối của Barca”.
 
Nhưng đến nay đã 25 năm kể từ khi Koeman rời đi với cương vị cầu thủ và 20 năm ngày ông chia tay đội bóng với tư cách trợ lý cho Louis van Gaal. Kể từ đó, nhà cầm quân người Hà Lan đã dẫn dắt Vitesse Arnhem, Ajax, Benfica, PSV Eindhoven, Valencia, AZ Alkmaar, Feyenoord, Southampton, Everton và đội tuyển Hà Lan. Dù gặt hái một vài thành công (3 chức vô địch quốc gia Hà Lan) nhưng đây không phải nhà cầm quân được xem là nằm trong nhóm xuất sắc nhất châu Âu cũng như không phải người cam kết gắn chặt với một triết lý như các HLV trẻ khác.
 
Thực tế là ở Barcelona vẫn còn hình bóng của Pep Guardiola và dù đã rời đi từ năm 2012 nhưng những gì ông để lại vẫn hiện hữu. Đó thực sự là 4 năm mang tính huyền thoại; sau mùa giải đầu tiên mọi người luôn hỏi liệu Barcelona của Guardiola có phải đội bóng vĩ đại nhất kỷ nguyên hiện đại. Và rồi ông tạo ra một đội bóng còn mạnh hơn thế 2 năm sau đó.
 
Không hề vô lý khi chúng ta phân vân liệu sẽ lại được chứng kiến một CLB thành công hơn hay không.
 
Sự chênh lệch ở bóng đá châu Âu đã gia tăng rất nhiều trong suốt thập kỷ vừa qua khiến sự vượt trội của các đội bóng thành công trở thành thói quen. Bayern Munich cách đây chưa lâu giành cú ăn 3, thắng 18 trong 19 trận đấu gần nhất ở Bundesliga, thắng toàn bộ 6 trận đấu tại DVB-Pokal và 11 cuộc chạm trán tại Champions League. Tuy nhiên vẫn chưa hoàn toàn thoải mái khi xếp họ ngang với Barcelona của Guardiola. Và nếu Bayern lúc này không thể với tập thể Barca đó thì ai đội bóng nào mới có thể?
 
Tất nhiên, so sánh mọi đội bóng hiện đại với Barcelona của Guardiola là câu chuyện đặc biệt với chính Barcelona. Thành công ngoạn mục của Guardiola tại CLB dựa trên sự kết hợp của ba điều. Trước hết là triết lý kiểm soát bóng xuyên suốt ở CLB. 
 
Thứ hai, là một nhóm các cầu thủ xuất sắc do chính CLB đào tạo - dẫn đầu là Xavi Hernandez, Andres Iniesta và Messi - có lẽ không giống bất cứ CLB nào từng tạo ra trước đây. Thứ ba là một HLV tạo ra cuộc cách mạng, khởi động lại những ý tưởng cũ cho kỷ nguyên hiện đại và tạo ra đẳng cấp vượt xa giấc mơ của bất cứ ai.
 
Ba điều này trở thành đặc trưng cốt lõi của CLB và rất hiếm khi xuất hiện cùng lúc.
 
TRIẾT LÝ
 
Triết lý của Barcelona có 3 điều cần nói.
 
Trước hết, triết lý thực sự của họ luôn linh hoạt hơn so với suy nghĩ của đa số khán giả hiện nay. Barcelona có truyền thống bóng đá kiểm soát, hàng phòng ngự dâng cao và sơ đồ 4-3-3 bắt nguồn từ Rinus Michels, tuy nhiên các HLV khác nhau lại có cách làm riêng với điều đó. Đã có những thời kỳ Barcelona dựa vào những cá nhân và những thời kỳ họ dựa vào hệ thống. 
 
Có những thời kỳ họ giữ bóng liên tục và những lúc họ chơi trực diện. Lối chơi của họ không phải lúc nào cũng ổn định như thường được khắc họa. Terry Venables đã dẫn dắt CLB vào chung kết cúp châu Âu trong thập niên 80 với sơ đồ 4-4-2, một hàng phòng ngự chắc chắn,  hàng tiền vệ sung mãn và ông không hề bị cấm ở Catalunya.
 
Điều thứ hai, Barcelona là nạn nhân của chính thành công mà họ tạo nên. Hiện nay gần như mọi CLB hàng đầu tại châu Âu đều chơi thứ bóng đá thiên về tấn công, kiểm soát bóng. Điều này gần như là không tưởng vào 15 năm trước khi Jose Mourinho và Rafael Benitez là những HLV thành công nhất châu Âu, lối chơi nhàm chán của họ đã đưa đội bóng giành các cúp châu Âu với các khối phòng ngự lùi sâu và quá trình chuyển đổi trạng thái tấn công rời rạc.
 
Chúng được đông đảo mọi người thừa nhận là lối chơi mặc định, có lợi nhất khi thi đấu tại cúp châu Âu. Cách chơi của Barcelona được xem là sự thay đổi không tưởng, một cam kết với tính giải trí.
 
Lúc này mọi CLB đều muốn thi đấu theo cách đó. Các CLB sử dụng những chiến lược ưu tiên chiến thắng như Chelsea và Juventus thì đều đã bổ nhiệm Maurizio Sarri - một nhà cầm quân tuy không giành danh hiệu nào tại Napoli nhưng đã tạo ra thứ bóng đá tấn công hấp dẫn với nguồn cảm hứng từ Barca của Guardiola. Do đó, triết lý của Barcelona bây giờ không chỉ bớt đi tính độc nhất mà những đội khác còn đang cạnh tranh để giành lấy những tài năng họ muốn. Năm ngoái, một HLV theo kiểu Sarri dường như rất phù hợp với Barca và tưởng như sẽ không bao giờ phải cạnh tranh với Chelsea hay Juventus nếu như là trước đây.
 
Vấn đề thứ ba và quan trọng nhất là bóng đá châu Âu đã dịch chuyển khỏi tiki-taka thuần túy. Có thời kỳ một mình Barcelona chơi bóng theo cách đó, sau đó mọi đội bóng ở châu Âu thi đấu như vậy và giờ là thời kỳ mà mọi đội bóng ở châu Âu đã kết hợp những phương pháp đó thành lối chơi kiểm soát bóng cống hiến hơn.
 
Bayern Munich của Hansi Flick là một ví dụ điển hình, Liverpool của Jurgen Klopp cũng vậy.
 
Lionel Messi Pep Guardiola
 
Đội bóng của Klopp không thực sự thiên về kiểm soát bóng và triển khai lối chơi theo cách của Barcelona dưới thời Guardiola, tuy nhiên họ cũng thi đấu với sơ đồ 4-3-3, pressing quyết liệt, sử dụng số 9 ảo và có 2 tiền đạo cánh biết ghi bàn. Tuy nhiên Barcelona đã tự thuyết phục mình rằng họ phải là đội thuần chất hơn bất cứ đội nào khác, do đó dù chiến thuật của Klopp là hiện thân của nhiều yếu tố theo cách chơi của Barcelona nhưng có lẽ các đội Barcelona sau này cảm thấy phải “Barca hơn thế”. Điều này khá khó và có thể dẫn họ đến con đường khó gặt hái thành công hơn.
 
Có lẽ nổi bật nhất chính là Guardiola đã tạo ra hai tập thể ở Bayern và Manchester City với những triết lý dựa theo Barca của ông trước đây. Barcelona hiện nay quan tâm đến việc chơi theo “cách của Guardiola” hơn chính Guardiola. Họ quyết tâm với những người có cùng niềm tin với Guardiola đến mức bổ nhiệm “đối tác phòng ngự” cũ của ông làm HLV trưởng.
 
TÀI NĂNG TỰ ĐÀO TẠO
 
Năm 2012, ngay sau khi Guardiola rời đi, có một giai đoạn ngắn Barca đưa vào sân toàn những cầu thủ tốt nghiệp từ La Masia. Đội hình xuất phát của họ là Victor Valdes, Martin Montoya, Carles Puyol, Gerard Pique, Jordi Alba, Sergio Busquets, Xavi, Andres Iniesta, Pedro Rodriguez, Lionel Messi và Cesc Fabregas.
 
Có một số điều cần lưu ý ở đây là Pique, Alba và Fabregas đều đã từng rời CLB trước đó rồi trở lại. Nhưng dù sao đó vẫn có thể xem là đội hình gồm toàn những tài năng do chính Barca đào tạo. Lúc này là kỷ nguyên cho thấy khả năng tạo ra những cầu thủ đẳng cấp thế giới của Barcelona.
 
Song, đây là một ví dụ phóng đại về việc Barcelona tập trung vào cầu thủ trẻ. Đúng, luôn có những cam kết với việc phát triển tài năng trẻ nhưng không có lứa nào so sánh được với lứa này. Chức vô địch C1 năm 1992 của Barca là một ví dụ. Khi đó, họ chỉ có Guardiola cũng như hậu vệ phải Albert Ferrer là đi lên từ đội trẻ và đây là thời kỳ khi luật ba cầu thủ nước ngoài quy định các đội chắc chắn phải sử dụng cầu thủ tự đào tạo.
 
Cũng trong thập niên 90, Barcelona có những sự xuất hiện của hậu vệ trái Sergi đầy tốc độ và tiền vệ Amor cần mẫn. Nhưng xét trên phương diện các tài năng tấn công, thực sự những người như Ivan de la Pena và Jordi Cruyff không ở đẳng cấp phù hợp để đưa Barcelona trở thành đội bóng mạnh nhất châu Âu. Barcelona có xu hướng kết hợp những cầu thủ cần mẫn do tự họ đào tạo với các siêu sao. Sau này, họ trình làng những người như Puyol, Oleguer Presas ở hàng hậu vệ và những người như Ronaldinho, Patrick Kluivert ở hàng tấn công. Các sản phẩm đào tạo trẻ tạo nên xương sống vững chắc. 
 
 
Barcelona và lời giã biệt trường phái Guardiola hình ảnh
 
Hiện nay, có vẻ như mọi người kỳ vọng rằng Barcelona sẽ liên tục đào tạo ra những tài năng đẳng cấp thế giới. Những kỳ vọng dành cho họ rất lớn, Carles Alena từng được gọi là “Xavi mới”, “Iniesta mới” nhưng vẫn chưa thể trở thành cầu thủ đá chính ở đội bóng chủ sân Camp Nou. Và sẽ không có gì đáng ngạc nhiên nếu Alena “chỉ” đủ trình độ chơi cho Villarreal hoặc Real Sociedad. Việc tạo ra những cầu thủ đẳng cấp hàng đầu là điều vô cùng khó.
 
Dù Messi đã đủ chất lượng ở tuổi 17 thì những cầu thủ khác ở độ tuổi đó vẫn cần thời gian tiến bộ. Năm 17 tuổi, Pedro vừa gia nhập học viện của Barcelona và mất 5 năm nữa mới được đá chính.
 
Mùa giải này, sự tập trung đã chuyển sang các cầu thủ trẻ như Ansu Fati và Pedri - cầu thủ được chiêu mộ ở Las Palmas sau một mùa giải hay ở Segunda. Họ có thể là tương lai của Barcelona bởi cả hai đều mới 17 tuổi. Quá nhiều sự kỳ vọng vào một cặp đôi 17 tuổi không chỉ có khả năng dẫn đến một mùa giải đáng thất vọng mà về dài hạn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của họ. Và Barcelona không thể giả vờ rằng mọi thiếu niên tài năng sẽ tự động trở thành một cầu thủ hàng đầu thế giới.
 
HLV TRƯỞNG
 
Việc lựa chọn tân HLV trưởng của Barcelona gắn chặt với di sản của Guardiola. Trong quá khứ, Koeman từng là đối tác ở hàng tiền vệ với Guardiola. Nhưng có một vấn đề là chiến lược gia người Hà Lan có được công việc này chỉ vì Xavi chưa muốn. Sẽ thật thiếu khôn ngoan nếu Xavi đồng ý ở thời điểm này khi không may Josep Bartomeu vẫn là chủ tịch CLB.
 
Từ tháng 11 năm nay đến tháng 3 năm sau, tùy thuộc vào diễn biến cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm với Bartomeu sẽ có cuộc bầu cử chủ tịch Barcelona. Và nếu trúng cử, Victor Font gần như chắc chắn sẽ bổ nhiệm Xavi vào mùa hè năm sau.
 
Vì vậy có khả năng Koeman sẽ chỉ ngồi ở chiếc ghế HLV trưởng trong 1 mùa giải. Bầu không khí ở CLB đang vô cùng ảm đạm, Messi bày tỏ khao khát ra đi còn những ngôi sao như Luis Suarez và Arturo Vidal đã đi. Nếu có một giá trị nào đó ở CLB xứ Catalunya mà Koeman biết thì đó là ông hiểu tính chính trị, lịch sử của CLB này chứ không chỉ đơn thuần là triết lý chiến thuật.
 
Dù vậy khía cạnh chiến thuật cũng khá thú vị. Trong trận giao hữu với Elche mới đây, Koeman sử dụng sơ đồ 4-2-4, sơ đồ 4-2-3-1 hoặc 4-3-3. Messi đóng vai trò số 9 ảo như thời Guardiola trong khi Coutinho chơi ở vị trí tấn công lệch trái của Iniesta. Fati là tiền đạo cánh trái, Antoine Griezmann là tiền đạo cánh phải còn Frenkie de Jong chơi lùi sâu bên cạnh Busquets. Khi Messi dạt phải thì Griezmann sẽ bó vào trong.
 
Barcelona và lời giã biệt trường phái Guardiola hình ảnh
Barcelona

Và nếu có một di sản nào đó của Koeman thì có thể đó sẽ là De Jong. Tiền vệ người Hà Lan xuất phát ở hàng tiền vệ sau đó lùi xuống hàng hậu vệ rồi dâng lên phía trước. Một tiền vệ phòng ngự có khả năng rê bóng thoát pressing là cơ hội tất nhất của Barcelona để một lần nữa đi đầu trong đổi mới chiến thuật. Koeman biết rõ tài năng của De Jong khi từng là HLV trưởng đội tuyển Hà Lan.
 
Ông tuyên bố: “Kế hoạch là sử dụng Frenkie de Jong ở vị trí mà cậu ấy chơi ở đội tuyển quốc gia. Tôi nhớ đã từng tham dự một trận đấu của Barcelona và thấy cậu ấy thi đấu ở vị trí mà tôi sẽ không sử dụng khi làm HLV. Bạn chi rất nhiều tiền cho một cầu thủ trẻ thì nên sử dụng cậu ấy đúng vị trí, nơi mà cậu ấy có thể trình diễn theo đúng như những gì mọi người kỳ vọng. Cậu ấy đã thể hiện điều đó ở Ajax và đội tuyển Hà Lan ở vị trí phù hợp cậu ấy nhất và có lẽ sẽ là nơi cậu ấy sẽ thi đấu tại Barcelona”.
 
Giống như Guardiola từng xây dựng Barcelona xoay quanh Busquets, Xavi và Iniesta thì Koeman sẽ làm điều tương tự với người ông hiểu nhất. Và có thể nó sẽ có hiệu quả.
 
Dịch từ bài viết “It’s time for Barcelona to stop obsessing over ‘The Guardiola Way’” của tác giả Michael Cox trên The Athletic.
Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn. 

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Ruben Amorim chính thức đặt chân tới Old Trafford: Liệu một Sir Alex mới có xuất hiện?

Trong cuộc họp báo trước khi trận đấu với Manchester City trong khuôn khổ lượt trận thứ 4 Champions League diễn ra, Ruben Amorim, người mà trước đó đã chính thức được bổ nhiệm làm HLV Manchester United tuyên bố: “Nếu chúng tôi ( Sporting) giành chiến thắng trước họ ( Manchester City), những người hâm mộ MU nghĩ rằng Alex Ferguson mới đã xuất hiện, nhưng sẽ rất khó có thể làm được điều đó…”

Ruben Amorim: Niềm đam mê bất tận với sơ đồ 3 trung vệ và… chông gai tại Man United

Như vậy, “triều đại” của HLV tạm quyền Ruud Van Nistelrooy tại Man United đã kết thúc. 4 trận dưới sự dẫn dắt của Van Nistelrooy, “Quỷ đỏ” bất bại, giành 3 chiến thắng, ghi 11 bàn và có 2 trận sạch lưới. Đó rõ ràng là một bản thành tích hoàn toàn khác biệt so với 8 trận cuối cùng chỉ-thắng-một thời Erik Ten Hag.

X
top-arrow