AC Milan thời cực thịnh: Tuyệt tác của Carlo Ancelotti

Tác giả Nam Khánh - Chủ Nhật 03/05/2020 06:28(GMT+7)

Zalo

Đội bóng của Ancelotti đã làm mờ đi ranh giới giữa bóng đá và nghệ thuật, chính bởi một hệ thống được tính toán cực kì chi tiết, tỉ mỉ, nhưng cũng rất trừu tượng và đầy tính nghệ thuật mà ông triển khai tại câu lạc bộ này. Dưới đây, chúng ta sẽ cùng điểm lại những yếu tố đã tạo nên sự thành công của nhà cầm quân người Ý tại Rossoneri:

AC Milan dưới sự dẫn dắt của Carlo Ancelotti là một đội bóng đáng kinh ngạc. Câu lạc bộ này đã trải qua rất nhiều sự xáo trộn về mặt chiến thuật khi mà nhà cầm quân người Ý luôn sẵn sàng tiếp nhận những xu hướng mới của thế giới bóng đá. Tuy nhiên, cách tiếp cận độc đáo của ông đã được đền đáp một cách rất xứng đáng. Trong nhiệm kỳ cầm quân của mình tại Milan, ông đã mang về cho họ những vinh quang sau đây:

AC Milan thời cực thịnh Tuyệt tác của Carlo Ancelotti hình ảnh
 
1. Hai chức vô địch Champions League – 2002-03, 2006-07
2. Hai lần đăng quang tại UEFA Super Cup – 2003, 2007
3. Một lần vô địch tại FIFA Club World Cup – 2007
4. Một Scudetto – 2003-04
5. Một Coppa Italia – 2002-03
6. Một Supercoppa Italiana – 2004
 
Đội bóng của Ancelotti đã làm mờ đi ranh giới giữa bóng đá và nghệ thuật, chính bởi một hệ thống được tính toán cực kì chi tiết, tỉ mỉ, nhưng cũng rất trừu tượng và đầy tính nghệ thuật mà ông triển khai tại câu lạc bộ này. Dưới đây, chúng ta sẽ cùng điểm lại những yếu tố đã tạo nên sự thành công của nhà cầm quân người Ý tại Rossoneri:
1. Kiểm soát khu trung tuyến
 
Cái mong muốn kiểm soát hoàn toàn khu trung tuyến trong mọi trận đấu của Ancelotti được bắt nguồn từ  Arrigo Sacchi. Ông đã từng là học trò của vị chiến lược gia huyền thoại người Ý trong màu áo Milan từ năm 1987 đến 1991, trước khi trở thành trợ lý cho Sacchi tại đội tuyển quốc gia Ý từ năm 1992 đến 1995. 
 
Nhờ vào những gì học hỏi được khi làm việc cùng Sacchi, Ancelotti đã nhận ra rằng, kết quả của một trận đấu phụ thuộc rất nhiều vào khả năng kiểm soát mà một đội bóng thể hiện, bao gồm: Kiểm soát thế trận, kiểm soát bóng và kiểm soát đối phương. Trong xuyên suốt sự nghiệp cầm quân của mình, ông luôn vận hành những đội bóng mà mình dẫn dắt dựa trên nền tảng là một cái lý luận rất đơn giản rằng: Đối phương sẽ không thể nào ghi bàn nếu không có bóng. Sacchi đã tác động rất lớn đến sự nghiệp huấn luyện của Ancelotti. Vị chiến lược gia huyền thoại ấy đã đóng một vai trò rất lớn trong việc biến ông trở thành con người mà chúng ta đã được biết đến vào ngày nay. Chính Sacchi cũng đã từng nhận định, Carlo đã, đang, và sẽ luôn luôn là “cậu học trò ưu tú nhất” của ông. 
 
2. Carlo Mazzone và Andrea Pirlo
Carlo Mazzone là một nhà cầm quân mà Ancelotti nói riêng, và nền bóng đá Ý nói chung cần phải tôn trọng và biết ơn. Vị cựu huấn luyện viên trưởng của Bresica này chính là người đã khởi tạo nên sự thay đổi về vai trò thi đấu của “Truyền nhân của Roberto Baggio”, Andrea Pirlo. Mặc dù vốn được xem là một tiền vệ tấn công có thể tạo ra các cơ hội lẫn trực tiếp ghi bàn, Pirlo đã được kéo xuống một vị trí thi đấu rất thấp trên sân bởi Mazzone để giúp Bresica có thể tận dụng tối đa khả năng chuyền dài của anh.

Tiền vệ người Ý đã được giao cho nhiệm vụ điều tiết nhịp độ trận đấu và cầm trịch lối chơi. Sự thay đổi về vai trò thi đấu của Pirlo cũng đã thay đổi cả tương lai của chính nền bóng đá Ý, và, quan trọng hơn, trong bối cảnh này, nó đã tiếp tục được triển khai và phát huy hiệu quả đáng kinh ngạc trong tay của Ancelotti. Pirlo chính là một mảnh ghép vàng trong “trò chơi xếp hình” của nhà cầm quân người Ý, cho phép ông có thể thi triển thứ bóng đá mà mình đã “yêu” từ rất nhiều năm về trước. 
 
3. Đội hình
Ancelotti luôn ưa thích triển khai một đội hình bó hẹp tại Milan. Điều đó đã phản ảnh nên ước muốn mạnh mẽ trong việc kiểm soát khu trung tuyến của vị huấn luyện viên người Ý, vì đó là phần duy nhất trong phong cách chiến thuật của ông vẫn luôn được duy trì qua hàng loạt những sự tiến hóa trong tư duy chiến thuật của nhà cầm quân này.
 
Vào giai đoạn khởi đầu của sự nghiệp cầm quân, Ancelotti thường sử dụng một hàng thủ 4 người “tĩnh”. Theo tư duy chiến thuật ở thời điểm đó, thì họ sẽ không đóng góp quá nhiều vào công tác tấn công của đội (mặc dù vậy, điều này sẽ thay đổi trong một vài năm sau đó, khi phiên bản hiện đại hóa của vị trí wing back được giới thiệu ở nền bóng đá Ý). Ngay phía trên 4 hậu vệ chính là Pirlo, người mà sau sự thay đổi đã đề cập ở mục 2 của bài viết, sẽ đảm nhận nhiệm vụ cầm trịch lối chơi trong vai trò deep-lying playmaker (nhạc trưởng lùi sâu) với khả năng chuyền dài và cảm quan không gian vô song của anh.

Ở phía trên Pirlo là Clarence Seedorf và Gennaro Gattuso, hai tiền vệ nổi tiếng với lối chơi đa năng và mạnh mẽ như hai cỗ xe tăng. Thỉnh thoảng, họ sẽ được yêu cầu di chuyển dạt ra cánh, kéo theo những kẻ đang theo kèm mình để tạo ra khoảng trống cho Pirlo và Rui Costa trình diễn. Tuy nhiên, một trong những điểm nhấn nổi tiếng nhất của đội bóng này chính là cặp đôi Andriy Shevchenko và Filippo Inzaghi, hai cái tên được nhận định là một trong những cặp tiền đạo xuất sắc nhất mà thế giới bóng đá từng được chứng kiến.

Shevchenko là một nỗi khiếp sợ đối với các cầu thủ phòng ngự, và những pha di chuyển khôn ngoan của anh thường xuyên tạo ra các khoảng trống để Inzaghi đột kích vào. Khi Shevchenko không ghi bàn, anh sẽ đóng một vai trò cực kì quan trọng trong việc tạo ra các cơ hội. Bộ đôi này oanh tạc các hàng phòng ngự ở khắp nước Ý và châu Âu trong suốt nhiều năm. 
3AC Milan thoi cuc thinh: Tuyet tac cua Carlo Ancelotti1
 
4. Bắt theo các xu hướng mới
 
Khi mà hầu hết mọi đội bóng đều muốn một khoảng thời gian “xả hơi” sau khi giành chức vô địch Champions League, thì Milan lại càng trở nên bận rộn hơn, tận dụng sự giàu có của Silvio Berlusconi để chuẩn bị cho tương lai, và ký hợp đồng với một chàng trai người Brazil tương đối vô danh, Kaka của Sau Paulo. Chỉ trong vòng vài năm, nhờ vào những hệ thống chiến thuật đầy lý tưởng của Ancelotti, Kaka sẽ vươn mình thành một trong những cầu thủ xuất sắc nhất thế giới. 
 
Những kẻ ngoài cuộc như chúng ta sẽ không thể nào mô tả hết được vai trò và tầm quan trọng của Kaka ở hàng tiền vệ của Milan. Anh đã mang đến nước Ý một đẳng cấp kỹ thuật rất hiếm khi được tìm thấy ở châu Âu. Chàng trai người Brazil này đã chinh phục trái tim của hàng triệu tín đồ của môn thể thao vua bằng những pha đi bóng đầy ma thuật và khả năng săn bàn cực kì đáng sợ của mình. Như Ronaldinho đã từng nhận định: 
“Tại AC Milan, Kaka chính là cầu thủ xuất sắc nhất thế giới trong hai hoặc ba mùa giải. Không có bất cứ điều gì mà cậu ấy không làm được cả.”
 
Sự xuất hiện của Kaka tại San Siro đã trùng với thời điểm mà Inzaghi gặp chấn thương nặng, điều đó có nghĩa là tiền đạo người Ý sẽ phải ngồi ngoài trong gần như toàn bộ mùa giải. Nhưng trong cái rủi lại có cái may, điều đó đã cho phép Ancelotti tiếp nối “câu chuyện tình” của ông với các tiền vệ. Nhà cầm quân người Ý đã tung ra cả Kaka, Rui Costa, Seedorf, Pirlo và Gattuso ở khu trung tuyến, trong khi Shevchenko đảm nhận vai trò là tiền đạo mũi nhọn duy nhất trong đội hình. Hệ thống này đã mang đến một sức mạnh tấn công vô cùng đáng sợ. Sức sáng tạo vô tận của Pirlo, Rui Costa và Kaka, cùng với khả năng phòng ngự của Gattuso và Seedorf, đã tạo nên một tuyến giữa đầy vững chãi, và cũng cực kì nguy hiểm, khiến mọi đối thủ đều phải nể sợ.  
 
Nhưng chỉ nhiêu đó vẫn chưa khiến Ancelotti cảm thấy thỏa mãn. Nhà cầm quân người Ý đã đón nhận “trend” mới của thời điểm đó là “hậu vệ cánh tấn công” bằng cách ký hợp đồng với một trong những cầu thủ xuất sắc nhất thế giới trong vai trò đó – Cafu. Sự đa năng của cầu thủ người Brazil chính là thứ “bảo hiểm” tốt nhất mà bất kì đội bóng nào cũng thèm muốn ở hành lang cánh phải của mình. Sự mạnh mẽ, bền bỉ, nguồn thể lực tưởng như vô tận, và khả năng công thủ toàn diện của hậu vệ người Brazil đã cho phép Gattuso và Seedorf  tập trung đảm đương trung lộ, ở những vị trí thích hợp nhất với khả năng của họ. Lại một mảnh ghép vàng khác trong “trò chơi xếp hình” của Ancelotti đã được tìm thấy. 

AC Milan thoi cuc thinh: Tuyet tac cua Carlo Ancelotti2
 
3. Phục hận Istanbul
 
Đây có lẽ là câu chuyện hoàn hảo nhất để kết thúc bài viết này, vì nó chính là đỉnh cao của triều đại Ancelotti. Sau 90 phút tại Athens, đội bóng của ông đã có một màn phục hận đầy ngọt ngào, và giành lại những gì mà mình từng đánh mất. Champions League chính là mảnh ghép cuối cùng của trò chơi xếp hình. 
 
Những gì đã xảy ra tại Istanbul là một cơn ác mộng đối với Milan, nhưng nhìn chung, nó đã bóc trần rất kịp thời những vết nứt đang hiện hữu ở đội ngũ của họ. Sự thừa mứa của các tiền vệ, đặc biệt là những người chơi thiên về tấn công, có nghĩa là hàng thủ sẽ thường xuyên bị kéo dãn, khiến họ dễ dàng trở thành một miếng mồi ngon cho đối thủ. 
 
Nhận thấy cơ hội của mình, Liverpool đã kiểm soát trận đấu bằng cách khai thác triệt để các điểm yếu của đối phương – sự vùng dậy quá nhanh chóng ấy của The Reds đã khiến Milan bị “shock” nặng, và rốt cuộc là dẫn đến một màn sụp đổ cực kì khó tin. Nhưng số phận đã sắp đặt cho hai cái tên này đụng độ nhau một lần nữa vào năm 2007 – và khát khao phục thù mãnh liệt của Milan là không thể nghi ngờ. 
 
Milan đã bước vào trận tái đấu này bằng đội hình 4-3-2-1 ưa thích của Ancelotti – nhưng là một hệ thống đã được “tân trang lại” nhờ Kaka. Tài năng vô hạn mà Kaka sở hữu đã giúp Gattuso và Seedorf được giảm nhẹ bớt những nhiệm vụ đòi hỏi họ phải “chạy marathon” trên sân. Họ không cần phải chạy để tạo ra khoảng trống cho anh. Cầu thủ người Brazil có thể tự mình làm tất cả mọi thứ.

Do đó, hàng tiền vệ đã được tái tổ chức lại để phù hợp với nhu cầu của Ancelotti – trong trường hợp này, ông đã chỉ đạo họ tìm kiếm sự kiểm soát, vì ông đã nhận ra những nguy hiểm của việc thiếu đi nó. Trong khi trận đấu tại Athens đang diễn ra, nhà cầm quân người Ý đã điều chỉnh đội hình của Milan thành 4-4-2 để ngăn chặn lối chơi phòng ngự phản công mà Liverpool triển khai. 
2AC Milan thoi cuc thinh: Tuyet tac cua Carlo Ancelotti1
 
Seedorf và Gattuso đã chơi dạt sang hai cánh, tạo nên những “vật cản” gây trở ngại cho các tình huống leo biên tấn công của những cầu thủ như Pennant và Zenden. Pirlo và Ambrosini luân chuyển bóng cho nhau để vô hiệu hóa những màn pressing điên cuồng của Gerrard. Trong khi đó, Kaka liên tục xuyên phá cặp đôi tiền vệ phòng ngự Mascherano – Alonso, với sự trợ giúp của Seedorf, người sẽ ngay lập tức dâng cao mỗi khi Milan triển khai tấn công. 
 
Bức tranh tuyệt tác của Ancelotti đã được hoàn thiện với những “mảnh ghép vàng” mà ông đã mang về – Milan đã vượt lên dẫn trước nhờ cú đá phạt của Pirlo, các hậu vệ cánh tấn công của Ancelotti liên tục gây áp lực lên Liverpool, Kaka đã chơi rất xuất sắc, và cuối cùng, Inzaghi đã sử dụng những phẩm chất nổi tiếng của anh để kết thúc trận đấu. Chiến thắng tại Athens chính là sự kết hợp của tất cả những điều mà Ancelotti đã phải làm việc cật lực để có thể đạt được. Những chiến thuật được triển khai ngay từ khi ông mới bắt đầu sự nghiệp cầm quân, kết hợp với công tác tuyển dụng được tiến hành một cách hợp lý và sự tiến hóa của đội ngũ mà vị chiến lược gia người Ý dẫn dắt, đã mang về cho ông chiếc cúp vô địch được thèm muốn bậc nhất thế giới. 
 
Sacchi được xem là một “người thầy” của rất nhiều vị chiến lược gia, và Ancelotti chính là một trong những cậu học trò ưu tú nhất của ông. Họ đã tạo nên những dấu ấn to lớn trong lịch sử bóng đá châu Âu và chiến thuật, đồng thời đưa Milan đi vào sử sách của thế giới bóng đá như một trong những đội bóng vĩ đại nhất từng xuất hiện trong môn thể thao vua. Milan có một di sản mà hầu hết các đội bóng đều không bao giờ có thể đạt được, và họ đã có được điều đó theo những phong cách đặc biệt, nhờ vào tài năng của một “gã vô danh” và cậu học trò của ông. 
 
AC Milan vs Liverpool 2006/2007: Link xem lại chung kết C1/Champions League
Link xem lại AC Milan vs Liverpool trận đấu chung kết Cúp C1/Champions League mùa giải 2006/2007, Filippo Inzaghi mang về chức cúp vô địch C1 lần thứ 7 cho AC...
Liverpool vs AC Milan 2004/2005: Link xem lại chung kết C1
Link xem lại Liverpool vs AC Milan trận đấu chung kết Cúp C1/Champions League mùa giải 2004/2005. Đêm Istanbul huyền thoại.
Nguồn: Chaitanya Jadhav, Chance Analytics. 
 

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Đội tuyển Brazil: Bao giờ cho đến ngày xưa?

Sau khi chỉ giành được 1 điểm trước những người chủ nhà Venezuela cách đây 4 ngày, đội tuyển quốc gia Brazil lại vừa có thêm một kết quả đáng thất vọng nữa trước Uruguay ngay trên thánh địa Fonte Nova. Một điểm trước Uruguay khiến cho đoàn quân của HLV Dorival Junior chôn chân ở vị trí thứ 5 vòng loại World Cup 2026 sau 12 lượt đấu, một vị trí khó tin đối với đội tuyển từng được coi là hùng mạnh bậc nhất thế giới.

Không có tính tổ chức, lãnh đạo và định hướng: Ghana đang lãng phí một thế hệ tài năng

Điều khiến cho nỗi đau thêm chua xót là có thời điểm, Ghana tưởng chừng như đã vượt qua khó khăn, nhưng không phải vậy. Ghana đã không có được chiến thắng cần thiết ở Angola hôm thứ Sáu, đồng nghĩa với việc Mohammed Kudus, Thomas Partey và Antoine Semenyo sẽ không thể góp mặt tại Cúp các quốc gia châu Phi (AFCON) sắp tới, diễn ra ở Morocco vào tháng 12/2025.

Ruben Amorim chính thức đặt chân tới Old Trafford: Liệu một Sir Alex mới có xuất hiện?

Trong cuộc họp báo trước khi trận đấu với Manchester City trong khuôn khổ lượt trận thứ 4 Champions League diễn ra, Ruben Amorim, người mà trước đó đã chính thức được bổ nhiệm làm HLV Manchester United tuyên bố: “Nếu chúng tôi ( Sporting) giành chiến thắng trước họ ( Manchester City), những người hâm mộ MU nghĩ rằng Alex Ferguson mới đã xuất hiện, nhưng sẽ rất khó có thể làm được điều đó…”

X
top-arrow