AC Milan thời cực thịnh: Sự xuất hiện của "nhà truyền giáo" Arrigo Sacchi

Tác giả Nam Khánh - Thứ Sáu 01/05/2020 07:22(GMT+7)

Sacchi đã rất nhanh chóng phô diễn sự liều lĩnh và tinh tế của ông tại một nước Ý tôn sùng bóng đá phòng ngự với một 4-4-2 mang tính cách mạng và các chiến thuật được sử dụng song song với nó.

Cho đến hiện tại, AC Milan chính là câu lạc bộ giàu thành tích thứ nhì tại đấu trường châu Âu, một tên tuổi có thể vỗ ngực tự hào với một kho cúp khổng lồ chứa đầy đủ các danh hiệu từ quốc nội cho đến châu lục. Tuy nhiên, Milan nói riêng và bóng đá Ý nói chung vốn không hề có quá nhiều thứ để khoe khoang trước khi người đàn ông mang tên Arrigo Sacchi xuất hiện và tiến hành cuộc cách mạng của ông tại Calcio. Ông đã ngồi vào chiếc ghế thuyền trưởng của một đội bóng đang mãi loay hoay với thứ bóng đá phòng ngự nhàm chán, tẻ nhạt, và thực dụng quá mức, để rồi trong vòng vài năm, biến Milan trở thành một trong những câu lạc bộ xuất sắc nhất lục địa.

Sau khi tạo nên một cơn địa chấn bằng cách đánh bại Milan với một Parma nhỏ bé tại đấu trường Copa Italia, người đàn ông đầy tham vọng, nhưng vẫn còn vô danh này đã rất nhanh chóng được vị chủ tịch lừng danh Silvio Berlusconi lôi kéo về San Siro và trao cho chiếc dây cương tại đội bóng của ông ta. Về cơ bản, Sacchi là một kẻ ngoại đạo, cả theo nghĩa tích cực lẫn tiêu cực của thuật ngữ này. 
Sacchi bị xem là một kẻ ngoại đạo bởi những ý tưởng chiến thuật mới lạ của ông. Bị quyến rũ bởi thứ “bóng đá đẹp” của Real Madrid, ông đã mau chóng nhận ra rằng phong cách bóng đá của nước Ý có thể được đổi mới để trở nên cuốn hút hơn thông qua việc triển khai pressing quyết liệt, những pha phản công tốc độ cao, và sức mạnh nơi hàng phòng ngự, cả theo từng nhóm, lẫn toàn đội cùng thực hiện. Sự nghiệp cầu thủ của Sacchi vốn chẳng có gì nổi bật, bởi vì ngay từ khi còn rất trẻ, sự ưu tiên của ông đã hướng về việc chuẩn bị tốt nhất cho sự nghiệp cầm quân hơn là chơi bóng, để rồi qua đó đã đạt đến một sự phát triển đáng nể về tư duy chiến thuật. 
Mặt khác, Sacchi cũng là một kẻ ngoại đạo vì tên tuổi quá mờ nhạt, nhỏ bé của mình – ông chỉ là một gã dị biệt, chưa từng được kiểm chứng về khả năng và chưa tạo ra được chút uy tín nào trong thế giới bóng đá. Việc Sacchi thiếu đi kinh nghiệm chơi bóng (và cả cầm quân) đã khiến các fan hâm mộ rất lo ngại và là nguyên nhân dẫn đến sự hoài nghi sâu sắc trên các phương tiện truyền thông khi Berlusconi chính thức bổ nhiệm ông vào chiếc ghế huấn luyện viên trưởng của Milan. Không một ai tin rằng người đàn ông đã dành cả sự nghiệp cầu thủ tại những giải đấu nghiệp dư và làm thêm công việc nhân viên bán giày để kiếm thêm thu nhập này có thể đạt được sự thành công với một nhiệm vụ có quá nhiều đòi hòi, thử thách như vậy. 
Khi phải đối mặt với những hoài nghi xuất phát từ sự thiếu kinh nghiệm thi đấu bóng đá đỉnh cao và cầm quân của mình, Sacchi đã trả lời một cách lạnh lùng: “Tôi không hề biết rằng phải từng là một con ngựa thì mới có thể trở thành một tay nài ngựa cừ khôi đấy.”
Sacchi đã rất nhanh chóng phô diễn sự liều lĩnh và tinh tế của ông tại một nước Ý tôn sùng bóng đá phòng ngự với một 4-4-2 mang tính cách mạng và các chiến thuật được sử dụng song song với nó.
Sau khi kế thừa những ngôi sao lừng danh người Ý là Franco Baresi và Mauro Tassotti, cũng như những huyền thoại trong tương lai là Paolo Maldini và Alessandro Costacurta, Sacchi đã tạo nên một hàng phòng ngự được kết hợp giữa các phẩm chất đặc biệt của từng cá nhân, sự nhiệt huyết, tận tâm và tinh thần teamwork để thu được hiệu quả cao nhất. Hàng thủ bốn người của ông thi đấu rất linh hoạt, chỉ duy trì đội hình “phẳng” khi đối phương triển khai tấn công ở trung lộ.

Họ đã sử dụng những kỹ năng chọn vị trí cực kì khôn ngoan, di chuyển theo bản năng như một khối thống nhất, để đảm bảo rằng mình luôn đi trước một bước so với đối thủ. Các chiến thuật pressing quyết liệt, kết hợp với tính tổ chức chặt chẽ và sự cần mẫn, gan góc ở mỗi cá nhân các hậu vệ đã cho phép Milan tỏ ra rất hiệu quả trong việc giành lại quyền kiểm soát bóng từ đối phương. Công tác phòng ngự của Milan dưới thời Sacchi là vô cùng ấn tượng, chính vì những chiếc bẫy việt vị đầy tinh quái và hệ thống phòng ngự khu vực vô cùng khôn ngoan. Đối với ông, mỗi phần và mỗi một cầu thủ trong đội đều đóng vai trò cực kì quan trọng. Theo như lời của chính Maldini đã kể lại sau này:

Mỗi một cầu thủ đều có vai trò cực kì quan trọng cả trong phòng ngự lẫn tấn công, đó là một đội bóng mà những con người, chứ không phải các vị trí thi đấu, mới là chìa khóa.
Arrigo Sacchi
Chiến thuật pressing của Sacchi cũng được triển khai rất mạnh mẽ ở cả các khu vực của trung tuyến và hàng công, những nơi mà “Bộ ba thần thánh”  Gullit, Rijkaard và Van Basten liên tục tàn phá đối phương bằng khả năng cảm quan không gian và kỹ thuật vô đối của họ.  
Việc pressing ở phần sân đối phương là một phần không thể thiếu trong lối chơi của Milan. Khi thu hồi được bóng ở các vị trí trên cao của sân, điều đó có nghĩa là họ sẽ có thể dễ dàng triển khai các tình huống tấn công đẳng cấp và trí mạng chỉ trong vòng vài giây, nhờ vào những vị trí thuận lợi mà các cầu thủ của họ đã chiếm lĩnh, và luôn có sẵn những lựa chọn chuyền bóng cho người cầm bóng (Sacchi từng chia sẻ về triết lý của mình rằng, ông yêu cầu các học trò phải đảm bảo luôn có ít nhất 5 cầu thủ ở gần khung thành đối phương hơn người cầm bóng, trong đó có hai cầu thủ ở hai cánh). Tiếp theo, thứ cuối cùng mà Milan cần chính là một chân dứt điểm kiệt xuất để tận dụng một cách hiệu quả các cơ hội mà họ tạo ra, và Rossoneri đã tìm thấy điều đó ở những người như Marco Van Basten. 
Thứ bóng đá pressing cấp tiến của Sacchi đã làm rung chuyển cả thế giới, và ngày nay, chúng ta vẫn có thể tìm thấy những âm hưởng từ bộ óc chiến thuật thiên tài của Sacchi ở các phong cách chiến thuật “Couter pressing” và “Gegenpressing” được triển khai bởi những người như Pep Guardiola và Jurgen Klopp. Sự chặt chẽ của hệ thống mà Sacchi triển khai đã cho phép đội bóng của ông có thể chơi trong một đội hình có điều kiện rất lý tưởng cho pressing. Việc pressing cho phép Milan kiểm soát những khoảng trống mà đối phương có thể sử dụng, đồng thời buộc họ thay đổi cả chiến thuật chuyền bóng lẫn lối chơi của mình.
“Trọng tâm của pressing không phải là chạy như điên, và cũng không phải là hoạt động chăm chỉ - cật lực, mà là kiểm soát không gian,” Ông nói. “Pressing luôn phải được triển khai theo tập thể, tôi muốn toàn bộ 11 cầu thủ của mình đều ở một vị trí chủ động, hiệu quả và tạo ra ảnh hưởng đến đối phương khi chúng tôi không có bóng.” 
Trong xuyên suốt trận đấu, các cầu thủ của ông đã được huấn luyện để vận hành tập thể một cách nhuẩn nhuyễn những biến thể của nó:
1.Pressing cục bộ (Partial Pressing ) – khi các cầu thủ tập trung vào việc “chạy” hơn là cố thu hồi bóng, với mục đích chính là khóa chặt các phương án của đối phương trong khi vẫn giữ được thể lực. Về cơ bản, đây là một cách tiếp cận tối giản dành cho trận đấu.
2.Pressing tổng lực (total pressing) – “bóng đá heavy metal” ở level dữ dội, cao cấp nhất của nó. Việc đoạt lại bóng trở thành ưu tiên chính.
3.Pressing “giả” (fake pressing) – đội bóng giả vờ pressing đối phương, đưa đối phương vào thế khó triển khai bóng, trong khi mục đích thực sự của các cầu thủ là “câu giờ” để kịp thời quay trở về vị trí, tái cấu trúc lại đội hình và chuẩn bị tốt nhất cho việc chống đỡ đợt tấn công. 

Sacchi rất chú ý đến các chi tiết trong lối chơi của đội bóng mà ông dẫn dắt, thường xuyên nảy ra những ý tưởng chiến thuật chưa từng xuất hiện vào thời điểm đó. Ví dụ, khi đội bóng của ông đang phòng ngự, các cầu thủ phải nhìn vào 4 yếu tố để đưa ra quyết định về động thái của mình – đó là bóng, không gian xung quanh, vị trí của đối phương và vị trí của đồng đội. Sau khi xem xét chất lượng của từng cá nhân các hậu vệ của mình, Sacchi đã nhanh chóng đưa ra kết luận rằng, một hệ thống có cự ly đội hình chặt chẽ sẽ giúp đội bóng của ông đoạt lại quyền kiểm soát bóng mà không cần tốn quá nhiều sức lực. Do đó, ông đã chỉ đạo các học trò phải luôn duy trì khoảng cách giữa hàng thủ và hàng công không bao giờ được vượt quá 25 mét, khiến cho đối thủ phải rất chật vật trong việc triển khai bóng vượt qua khối đội hình của họ. 
Bên ngoài sân cỏ, Sacchi đã sử dụng những kỹ năng quản lý con người đầy khéo léo được mài giũa trong khoảng thời gian làm việc ở Rimini để có thể thuần phục một đội hình gồm toàn những ngôi sao lớn. Những nỗ lực của nhà cầm quân người Ý đã được đền đáp, khi Milan trở thành một trong những tên tuổi hiếm hoi có thể đăng quang tại đấu trường châu Âu đến hai mùa giải liên tiếp, cũng như hồi sinh lại vị thế của họ ở đấu trường quốc nội và thống trị nó trong nhiều năm tới. Hơn nữa, Sacchi chính là người đã đặt nền móng cho các triều đại của những nhà cầm quân kiệt xuất khác, truyền cảm hứng cho rất nhiều người bởi các ý tưởng chiến thuật cấp tiến của ông, bao gồm Carlo Ancelotti. 

Nguồn: Chaitanya Jadhav, Chance Analytics. 

Xem thêm:
AC Milan 1988: Chuyện bên trong đế chế chinh phạt của Arrigo Sacchi (Phần 2)
Ban đầu Rijkaard được sử dụng trong vai trò một hậu vệ, vị trí mà anh cũng vui vẻ đá nhưng lại gặp khó để khẳng định bản thân mình trong đội khi cố để thích...
Arrigo Sacchi: Từ chàng bán giày đến huyền thoại Rossoneri
Khởi nghiệp chỉ là người bán giày, nghỉ hưu khi đã là huyền thoại, Arrigo Sacchi chính là người nâng chiến thuật bóng đá Italy lên một tầm cao mới. Những gì...
Sơ đồ 4-4-2: Bản lề của những trang sử bóng đá
Người ta vẫn hay nói đỉnh cao của mọi sự vật, sự việc là sự đơn giản. Đỉnh cao của Manchester United không gì khác ngoài 27 năm dưới triều đại của Sir Alex...

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Cứ để Pratama Arhan ném 

Trước trận đấu quan trọng giữa ĐT Việt Nam vs Indonesia, những quả ném biên của hậu vệ Pratama Arhan được nhắc đến rất nhiều như là vũ khí nguy hiểm nhất của đội khách.

Juventus: Thiago Motta và hơi thở của kẻ chinh phục

Không bùng nổ bằng những trận thắng ngoạn mục nhưng chính sự lì lợm và khả năng chịu đựng đáng nể đang dần biến đội quân của HLV Thiago Motta trở thành một đối thủ khó lường hơn bao giờ hết, đặc biệt là khi Champions League sẽ bước vào giai đoạn knock-out sau kỳ nghỉ đông.

Cuộc khủng hoảng tại Man City: Vấn đề của một đội bóng thiếu cường độ và tốc độ

Pep Guardiola gần đây từng nói rằng “không có triều đại thành công nào tồn tại mãi mãi” nhưng ông sẽ làm tất cả những gì có thể để giữ Man City trên-đỉnh-cao càng lâu càng tốt. Tuy nhiên, đây có lẽ là giai đoạn mà Pep cảm thấy “bất lực” nhất trong nỗ lực giúp The Citizens chơi thứ bóng đá chất lượng cao…

Atletico Madrid: Trở lại những cuộc đua!

Bàn thắng ở phút 94 rạng sáng nay của Antoine Griezmann trước Sevilla đã giúp cho Atletico Madrid của Diego Simeone có cuộc lội ngược dòng không tưởng 4-3 ngay trên sân nhà Estadio Metropolitano. Mọi chuyện truớc đó ngỡ đã kết thúc với đội chủ nhà sau khi họ bị đối thủ dẫn trước 3-1 đến tận phút thi đấu thứ 62 trong trận đấu muộn nhất ngày Chủ nhật.

Arsenal và những miếng đánh từ chấm đá phạt góc

Cứ mỗi tuần trôi qua và Arsenal lại ghi bàn… từ phạt góc. Mới nhất là 2 pha lập công trong thắng lợi 2-0 trước Man United. Đó đã là bàn thắng thứ 21 và 22 từ các tình huống dàn xếp đá phạt góc của Arsenal tại Premier League, tính từ đầu mùa trước. Thống kê này là hoàn toàn vượt trội so với bất kỳ CLB nào khác của giải đấu.