0 thẻ phạt sau 4 trận: ĐT Anh đã làm được điều này bằng cách nào?

Tác giả Nam Khánh - Thứ Năm 08/12/2022 16:57(GMT+7)

Zalo

Tại một giải đấu bóng đá, những chiếc thẻ vàng có tầm quan trọng lớn lao hơn nhiều so với suy nghĩ của hầu hết mọi người. 

3494421-71235588-2560-1440
 

Đối thủ của ĐTQG Anh ở vòng 16 đội vừa qua là Senegal từng bị loại ở vòng bảng của kỳ World Cup cách đây 4 năm vì có điểm kỷ luật tệ hơn Nhật Bản sau 3 trận đã chơi. Những chiếc thẻ vàng cũng đã suýt chút nữa trở thành yếu tố quyết định ngôi nhì của bảng C tại Qatar, giữa Mexico và Ba Lan, nhưng bàn thắng vào cuối trận đấu của Saudi Arabia trước Mexico đã biến “hiệu số bàn thắng bại” thành chỉ số quyết định. 

Senegal đã thiếu đi sự phục vụ của tiền vệ chủ chốt Idrissa Gueye trong thất bại 0-3 trước Tam Sư – vì án treo giò sau 2 lần phải nhận thẻ vàng ở vòng bảng. 

Tuy nhiên, đội tuyển Anh lại chưa phải nhận một thẻ phạt nào sau 4 trận đấu mà họ đã chơi tại World Cup 2022 cho đến nay, mặc dù Kyle Walker đã rất may mắn khi thoát được một tấm thẻ phạt sau khi kéo ngã Ismaila Sarr trong trận đấu với Senegal. 

Bài phân tích này sẽ “mổ xẻ” lý do tại sao, về mặt chiến thuật, ĐTQG Anh có thể tránh thẻ phạt tốt đến vậy. 

***

KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT TRẬN ĐẤU

“Chúng tôi đã rất coi trọng việc thiết lập ‘giai điệu’ phù hợp và mục đích phù hợp trong màn trình diễn của mình,” HLV Gareth Southgate chia sẻ sau khi đội tuyển Anh bắt đầu World Cup với chiến thắng đậm 6-2 trước Iran. “Điều đó được thể hiện trong cách chúng tôi pressing chống phản công.”

Trong toàn bộ 4 trận đấu, đội tuyển Anh đều kiểm soát bóng vượt trội hơn đối thủ - và có đến 3 lần họ đạt tỷ lệ kiểm soát bóng trên 60% (trước đội tuyển Mỹ là 55,4%). 

Kiểm soát trận đấu bằng cách kiểm soát bóng đồng nghĩa rằng đội tuyển Anh có thể dành phần lớn thời gian của trận đấu để chơi bên phần sân đối thủ và không phải phòng ngự nhiều hoặc thường xuyên lâm vào thế phải phạm lỗi. Chỉ có Tây Ban Nha (75,7%) và Argentina (65,0%) là được ghi nhận tỷ lệ kiểm soát bóng trung bình cao hơn con số 64,3% của Tam Sư. 

0 thẻ phạt sau 4 trận ĐT Anh đã làm được điều này bằng cách nào 1
 

Và khi họ để mất bóng, họ sẽ có sẵn quân số đông đảo tại phần sân đấu trên cao để giúp đoạt lại nó một cách nhanh chóng. 

Dưới đây là một ví dụ diễn ra vào đầu trận đấu với Iran, minh hoạ cho khả năng thực hiện pressing chống phản công của đội tuyển Anh. Đường chuyền của Kieran Trippier bị đối thủ chặn được, nhưng anh và Bukayo Saka đã ngay lập tức áp sát Majid Hosseini từ hai phía. 

0 thẻ phạt sau 4 trận ĐT Anh đã làm được điều này bằng cách nào 2
 
0 thẻ phạt sau 4 trận ĐT Anh đã làm được điều này bằng cách nào 3
 

… mà không phạm lỗi; Saka đã ép cầu thủ người Iran ra biên, còn các tiền vệ của tuyển Anh – hãy nhìn Mason Mount trong ảnh tiếp theo – thì cắt đứt những “tuyến đường chuyền bóng” dành cho Hosseini ở phía trong sân đấu. 

0 thẻ phạt sau 4 trận ĐT Anh đã làm được điều này bằng cách nào 4
 

… và chỉ trong vòng 10 giây sau khi để mất bóng, họ đã kiềm chân Iran với thế 4 chọi 4 ở đường biên ngang, khiến Hosseini phải phá bóng ra khỏi sân. 

0 thẻ phạt sau 4 trận ĐT Anh đã làm được điều này bằng cách nào 5
 

Trong xuyên suốt 10 ngày đầu của kỳ World Cup diễn ra ở Qatar này, chỉ có Brazil và Hàn Quốc là thực hiện pressing chống phản công tốt hơn đội tuyển Anh. 

0 thẻ phạt sau 4 trận ĐT Anh đã làm được điều này bằng cách nào 6
 

Tỷ lệ pressing chống phản công thành công của các đội bóng trong 10 ngày đầu của World Cup 2022 (được xác định bằng việc đoạt lại được bóng trong vòng 8 giây sau khi để mất bóng vì triển khai tấn công bất thành)

Nhờ tổ chức pressing chống phản công hiệu quả, đội tuyển Anh đã ít bị dính phải “sát thương” từ các đòn phản công hơn và do đó ít phải phạm lỗi chiến thuật hơn (thường là những pha tắc bóng dẫn tới một chiếc thẻ vàng).

Hãy nhìn vào bản đồ phạm lỗi của Tam Sư bên dưới, số lần chúng được thực hiện ở phần sân đối thủ nổi trội một cách rõ rệt, và đồng thời họ cũng chủ yếu phạm lỗi ở hai bên cánh, nơi mà những pha phạm lỗi thường ít bị trừng phạt nghiêm khắc hơn so với những pha phạm lỗi ở gần khung thành của đội hơn. 

0 thẻ phạt sau 4 trận ĐT Anh đã làm được điều này bằng cách nào 7
 

TẮC BÓNG TỐT VÀ THAY PHIÊN NHAU PHẠM LỖI

Những pha tắc bóng tốt sẽ không bao giờ khiến bạn bị nhận thẻ phạt, đó là điều hiển nhiên. 

Đội tuyển Anh đã thực hiện thành công đến 59,6% những pha tắc bóng của họ sau 4 trận đã chơi – con số cao nhất giải đấu. 

Jude Bellingham chính là người tham gia vào nhiều tình huống phòng ngự đấu tay đôi nhất (18) và có số pha tắc bóng thành công nhiều nhất (4) của đội tuyển Anh trong chiến thắng trước Senegal. 

Ngôi sao 19 tuổi cũng đang dẫn đầu Tam Sư trong cả hai chỉ số trên tại giải đấu này (tổng cộng 11 pha tắc bóng thành công, 45 lần tham gia vào các tình huống phòng ngự đấu tay đôi) – anh sử dụng đôi chân dài của mình, kết hợp với đầu óc khôn ngoan, để phòng ngự với sự điềm tĩnh và chính xác, cũng như căn thời điểm tắc bóng rất tốt để tránh phạm lỗi với đối thủ. 

0 thẻ phạt sau 4 trận ĐT Anh đã làm được điều này bằng cách nào 8
a8

Trong trận đấu với Senegal, khả năng tranh cướp bóng của Bellingham đóng một vai trò cực quan trọng cả trong khâu phòng ngự lẫn tấn công của đội tuyển Anh.

“Những cơ hội tốt nhất mà chúng tôi có đã được tạo nên nhờ khả năng đoạt lại bóng từ đối thủ, và tôi nghĩ rằng Jude và Hendo (Jordan Henderson) đã có một trận đấu đặc biệt xuất sắc trong khía cạnh này,” Southgate nhận định sau trận đấu – và bàn thắng thứ hai của Tam Sư chính là minh chứng rõ ràng nhất. 

Còn “chiến thuật” “thay phiên phạm lỗi” là khi các cầu thủ thay phiên nhau thực hiện các pha phạm lỗi để hạn chế khả năng một trong số họ bị dính thẻ phạt. 

Tại kỳ World Cup này, 16 trên 19 cầu thủ (không tính các thủ môn) được ra sân của đội tuyển Anh đã có ít nhất 1 lần phạm lỗi – Raheem Sterling, Jack Grealish và Callum Wilson vẫn chưa bị thổi phạt lần nào. Trong đó Mount chính là cầu thủ phạm lỗi nhiều nhất của Tam Sư, chiếm 6 trong tổng 43 lần phạm lỗi mà họ đã thực hiện. 

16 pha phạm lỗi của đội bóng này trong trận đấu với Senegal được thực hiện bởi 11 cầu thủ, một tỷ lệ làm giảm đáng kể khả năng có một ai đó phải nhận thẻ phạt cảnh cáo do “tiền sử” phạm lỗi. 

Theo một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2011 về Bundesliga cho thấy, các thẻ vàng và thẻ đỏ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng thắng trận của một đội bóng, nhưng những pha phạm lỗi thì lại làm tăng cơ hội đó lên – có vẻ như đội tuyển Anh đã tìm được một “món vũ khí” đầy hữu ích.  

CẤU TRÚC PHÒNG NGỰ MẠNH MẼ

Khi không có bóng, đoàn quân của Southgate sẽ thiết lập một đội hình kín kẽ và khó bị xuyên phá, kết hợp nhuần nhuyễn giữa “mid block” (khối phòng ngự tầm trung) hoặc “low block” (khối phòng ngự tầm thấp) thiên về hướng thụ động và pressing tầm cao. 

Bảng dưới đây bao gồm các dữ liệu do FIFA thu thập, cho thấy “tỷ lệ phân bổ thời gian” mà đội tuyển Anh dành cho các giai đoạn của quá trình phòng ngự (các con số khi được cộng lại sẽ không cho ra kết quả 100%, bởi vì bảng này không bao gồm 2 giai đoạn “lui về” và “chuyển đổi trạng thái từ công sang thủ”). 

ĐỐI THỦ LOW BLOCK / PRESSING CUỐI SÂN  MID BLOCK / PRESSING GIỮA SÂN HIGH BLOCK / PRESSING TẦM CAO  GEGENPRESSING (PRESSING CHỐNG PHẢN CÔNG)
Wales 8% 38%   12%  13%
USA  13%   33%  11%   8%
Senegal  19% 28% 11% 11%
Iran 8% 11%  13% 16%
Trung bình  12%  28% 12%  12%

Khâu pressing chống phản công trước Iran của tuyển Anh đã được phân tích từ trước phần này của bài viết, tuy nhiên rõ ràng là Tam Sư đã thực hiện những tinh chỉnh cho hệ thống phòng ngự của họ dựa trên đối thủ mà họ đụng độ. 

Đội tuyển Anh đã phòng ngự với một hệ thống mid-block được dựng lên theo đội hình 4-1-4-1 trước đội tuyển xứ Wales trong trận đấu cuối cùng của vòng bảng, mang ý đồ khích đối thủ – một đội bóng thích chơi thấp và phòng ngự đổ bê tông – chấp nhận mạo hiểm và đẩy cao đội hình. Trong hình bên dưới, toàn bộ 10 cầu thủ không phải thủ môn của tuyển Anh, từ tiền đạo đến các hậu vệ, đang hiện diện trong một khoảng không gian có chiều dài khoảng 27 mét. 

0 thẻ phạt sau 4 trận ĐT Anh đã làm được điều này bằng cách nào 9
 

Trước Senegal, họ đã triển khai một khối phòng ngự thấp hơn nhiều so với ở vòng bảng, điều này được thể hiện rõ trong ảnh dưới, khi các cầu thủ chạy cánh và các hậu vệ cánh của Tam Sư chơi rất gần nhau.

Mặc dù cách tiếp cận thay đổi, nhưng mức độ “thụ động” trong cường độ phòng ngự của họ vẫn được giữ nguyên. 

0 thẻ phạt sau 4 trận ĐT Anh đã làm được điều này bằng cách nào 10
 

Tuyển Anh đặt những chiếc bẫy của họ tại các khu vực ngoài cánh và sẽ phòng ngự với cường độ mạnh hơn ở đó, “dẫn dụ” Senegal thực hiện các phương án chuyền bóng mà Luke Shaw và Walker đã sẵn sàng để đánh chặn. 

Hãy lưu ý vị trí ban đầu của Henderson trong ảnh dưới, bên cạnh Nampalys Mendy. Với việc có Declan Rice đảm nhận nhiệm vụ yểm trợ ở phía sau, Henderson đã quyết định phá vỡ cấu trúc đội hình của tuyển Anh để thực hiện pressing và buộc đối thủ phải đưa bóng ra cánh, thay vì cho phép Senegal triển khai bóng lên các khu vực ở phía trong của sân đấu, nơi mà các tiền vệ của Tam Sư sẽ buộc phải tắc bóng nhiều hơn. 

0 thẻ phạt sau 4 trận ĐT Anh đã làm được điều này bằng cách nào 11
 
0 thẻ phạt sau 4 trận ĐT Anh đã làm được điều này bằng cách nào 12
a12

Trọng tâm chính mà tuyển Anh nhắm đến là kiểm soát các chân chạy của đối thủ, triệt tiêu những phương án chuyền lên cho các tiền đạo và pressing mạnh khi đối thủ chuyền về, hơn là thực hiện các tình huống phòng ngự đấu tay đôi ở khu trung tuyến.  

Theo dữ liệu do FBref.com cung cấp, đội tuyển Anh hiện đang đứng thứ hai tại World Cup 2022 về số pha tắc bóng thực hiện ở khu vực 1/3 cuối sân đối thủ (10), nhưng chỉ đứng thứ 12 về số pha tắc bóng ở khu vực 1/3 giữa sân (20) và đứng thứ 27 về số pha tắc bóng ở khu vực 1/3 cuối sân của mình (19) – dưới đây là những khu vực mà họ sẵn sàng truy cản đối thủ với cường độ cao hơn.

0 thẻ phạt sau 4 trận ĐT Anh đã làm được điều này bằng cách nào 13
 

ĐTQG ANH ĐANG PHẢN ÁNH MỘT XU HƯỚNG BAO TRÙM GIẢI ĐẤU

Một cách tiếp cận ít “hiếu chiến” hơn từ đội tuyển Anh đang phản ánh một xu hướng bao trùm khắp World Cup 2022, tạo nên một sự khác biệt lớn so với các giải đấu trước. 

Tại World Cup 2010, đã có trung bình 15,6 pha phạm lỗi được thực hiện mỗi trận. Còn trên đất Qatar, con số này hiện đã giảm xuống còn 11,9 mỗi trận. 

Việc có ít pha phạm lỗi diễn ra tại World Cup hơn nói lên rằng, xét tổng thể, các đội bóng đang pressing với một cường độ thấp hơn một chút.

Mặc dù chắc chắn sẽ có một vài trường hợp khác biệt, nhưng nhìn chung, thống kê PPDA trung bình (số đường chuyền cho phép các đối thủ thực hiện được trước khi mất quyền kiểm soát bóng bởi các hành động phòng ngự) ở mức 15 tại World Cup 2022 là một con số cao, và tương đương với những giải đấu diễn ra gần đây – việc phòng ngự ít quyết liệt hơn đồng nghĩa rằng có ít pha vào bóng được thực hiện hơn, do đó sẽ có ít tình huống phạm lỗi diễn ra hơn. 

Cũng có lập luận cho rằng các trọng tài đang bắt lỗi nhẹ tay hơn tại World Cup.   

Chỉ mới có 2 chiếc thẻ đỏ được rút ra ở Qatar, đầu tiên – sau sự can thiệp của VAR – là dành cho thủ môn Wayne Hennessey của ĐTQG xứ Wales sau khi lao ra khỏi vòng cấm, phá bóng hụt và va chạm với một tiền đạo của Iran, và trường hợp còn lại là hệ quả từ việc Vincent Aboubakar của Cameroon phải nhận chiếc thẻ vàng thứ hai do cởi áo ăn mừng sau khi ghi bàn vào lưới Brazil. Nếu không tính các thủ môn, thì chưa một cầu thủ nào phải nhận thẻ đỏ trực tiếp tại World Cup 2022 cả. 

Trong trận đấu với Mexico, đội tuyển Argentina đã có những pha vào bóng cực quyết liệt, nhưng chỉ phải nhận duy nhất 1 chiếc thẻ vàng. Cho đến hiện tại, Argentina cũng chỉ mới phải nhận 2 thẻ vàng sau 4 trận đã chơi, ngang với đội tuyển Pháp. 

Trên thực tế, đội tuyển Anh cũng đã có những pha phạm lỗi đáng phải nhận thẻ, nhưng cuối cùng lại được bỏ qua. 

Tình huống truy cản dưới đây của Walker với Sarr trong một đợt tấn công của Senegal khi trận đấu vẫn chưa có bàn thắng nào được ghi – nếu ngôi sao của Manchester City bị vượt qua, Tam Sư sẽ chỉ còn lại 2 hậu vệ – là một pha phạm lỗi xứng đáng nhận thẻ phạt. 

0 thẻ phạt sau 4 trận ĐT Anh đã làm được điều này bằng cách nào 14
 

… cũng như pha vào bóng này của Mount. Mặc dù Tam Sư vẫn còn rất nhiều cầu thủ phòng ngự ở phía dưới, nhưng đây rõ ràng là một nỗ lực nhằm ngăn cản một đợt phản công. 

0 thẻ phạt sau 4 trận ĐT Anh đã làm được điều này bằng cách nào 15
 

Tại vòng tứ kết, đối thủ tiếp theo của ĐTQG Anh sẽ là ĐTQG Pháp. 

Việc tránh phải nhận thẻ trước Kylian Mbappe và Ousmane Dembele sẽ khó khăn chẳng kém gì nhiệm vụ chấm dứt ngôi vương của nhà đương kim vô địch thế giới. 

Theo Liam Tharme và Mark Carey, The Athletic

 

 

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Chelsea FC hay là "Cole Palmer FC"?

Thất bại 0-5 trước Arsenal chỉ là một trong những trận đấu cho thấy Chelsea đang phải sống dựa vào Cole Palmer đến thế nào, sự phụ thuộc này là điều bất kỳ ai cũng có thể nhìn thấy và không thể chối cãi.

X
top-arrow