Thế giới bóng đá mùa giải 2019/20 phản chiếu qua những pha phát bóng

Tác giả Góc Khán Đài - Thứ Ba 26/11/2019 11:25(GMT+7)

Zalo

Một quy tắc mới đã chính thức được áp dụng cho mùa giải 2019/2020: Từ mùa giải này trở đi, bóng sẽ không cần phải được đưa ra khỏi vòng cấm trong các tình huống goal kick – phát bóng – thì mới được tính là đã vào cuộc.

Một quy tắc mới đã chính thức được áp dụng cho mùa giải 2019/2020: Từ mùa giải này trở đi, bóng sẽ không cần phải được đưa ra khỏi vòng cấm trong các tình huống goal kick – phát bóng – thì mới được tính là đã vào cuộc. Đó chính là một trong những thay đổi về luật bóng đá có ảnh hưởng lớn nhất trong những năm gần đây. 

Bóng đá mùa giải 201920 phản chiếu qua những pha phát bóng hình ảnh
 
Trong những mùa giải trước, chúng ta đã được chứng kiến rất nhiều đội bóng có xu hướng ưa chuộng việc luân chuyển, triển khai bóng bắt đầu ngay từ hàng phòng ngự, và bây giờ, họ sẽ có thể làm điều đó từ một vị trí thậm chí còn sâu hơn, với những lợi ích đi kèm là các cầu thủ đối phương không được phép xuất hiện trong vòng cấm trước khi bóng được thủ môn đá đi hay có sự di chuyển rõ ràng. 
 
Rất ít hành động đơn lẻ nào có thể cho bạn biết nhiều hơn về bản sắc và cách tiếp cận của một đội bóng so với cái cách mà họ thực hiện những pha phát bóng của mình, đặc biệt là sau khi quy tắc mới được áp dụng.

Thủ môn sẽ tuân theo chỉ đạo cụ thể từ huấn luyện viên và cách chọn vị trí của các cầu thủ sẽ nói lên rất nhiều điều về việc họ sẽ dàn xếp đưa bóng tiếp cận khung thành đối phương như thế nào. Khi trận đấu được dừng lại và các cầu thủ đối phương không thể áp sát gần bóng, đường chuyền đầu tiên đó sẽ nói lên rất nhiều thứ về bản sắc hoặc chiến lược của một đội bóng trong trận đấu đó. 
 
goal4
 
Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi đã xem xét những pha phát bóng đã được thực hiện ở 5 giải vô địch quốc gia hàng đầu châu Âu, cộng với Liga NOS, để tìm ra cái cách mà các giải đấu và các đội bóng đón nhận luật lệ mới. Hãy bắt đầu bằng cách chỉ ra một thực tế rằng, chỉ có 20,8% những cú phát bóng là được luân chuyển bên trong vòng cấm, nhưng có một sự khác biệt rất rõ ràng giữa các giải đấu.
 
• Serie A  : 30.3%
• Premier League  : 25.1%
• Bundesliga  : 24.7%
• Ligue 1  : 17.7%
• La Liga  : 15.6%
• Liga NOS  : 11.7%
 
Ở Liga NOS, chỉ có trung bình 1 trên 8,6 pha phát bóng là được luân chuyển bên trong vòng cấm, trong khi ở Serie A, con số đó là 1 trên 3,3. Ở cấp độ câu lạc bộ, các câu lạc bộ thuộc Premier League có góp mặt trong cả nhóm có tỷ lệ cao nhất và nhóm có tỷ lệ thấp nhất về những pha phát bóng như vậy. 
 
#1 Brighton (Anh)  : 69.3%
#2 Man. City (Anh)  : 61.5%
#3 Juventus (Italia)  : 61.3%
#4 Napoli (Italia) : 59.8%
#5 Man. Utd (Anh)  : 51.2%
——————————————–
#33 Benfica (Bồ Đào Nha)  : 31.7%
——————————————–
#112 Boavista (Bồ Đào Nha)  : 1.8%
#113 Eibar (Tây Ban Nha) : 1.1%
#114 Metz (Pháp) : 1.0%
#115 Newcastle (Anh) : 0.9%
#116 Sheffield Utd (Anh)  : 0.0%
 
Brighton của Graham Potter chính là đội bóng đang tận dụng tối đa quy tắc mới. Hơn hai phần ba pha phát bóng của họ là được luân chuyển bên trong vòng cấm, với những đường chuyền của thủ môn Matthew Ryan đến cho các trung vệ đồng đội bên trong vòng cấm. Đó là một sự thay đổi lớn về phong cách thi đấu của câu lạc bộ này khi so sánh với cách tiếp cận của họ dưới thời Chris Hughton, người đã ra đi vào cuối mùa giải trước.
 
Không có gì ngạc nhiên, Man City chính là đội đang hiện diện ở vị trí số hai, nhưng ở họ có một chi tiết rất quan trọng. Nếu chỉ nhìn vào 10 pha phát bóng gần nhất của Man City có điểm rơi là ở phần sân đối phương, chúng ta sẽ nhận thấy rằng họ cũng là đội bóng có những cú phát bóng dài nhất châu Âu, với trung bình 71,1 mét mỗi pha. Khả năng chuyền dài của Ederson đã mang đến cho đội bóng này một loạt những giải pháp đầy đặc biệt trong việc triển khai bóng từ hàng phòng ngự. 
 
Dean Henderson là người đứng ngay phía sau với 68.1 mét, điều này đã cho thấy thêm lý do vì sao Sheffield United là đội bóng duy nhất ở châu Âu chưa triển khai bất kì một pha phát bóng nào luân chuyển bên trong vòng cấm của họ.
 
Bây giờ, chúng ta cũng sẽ nhìn vào những pha phát bóng được các đội sử dụng để luân chuyển bóng ở khu vực 1/3 cuối sân của mình, như một thước đo chính xác hơn về tần suất cố gắng thực hiện triển khai bóng từ hàng phòng ngự của một đội bóng. Trung bình, đã có 41% cú phát bóng được sử dụng để luân chuyển bóng ở khu vực đó, và Serie A là giải đấu một lần nữa dẫn đầu trong việc này với 52,4%. Dưới đây chính là con số cụ thể ở các đội bóng:
 
#1 Bayern M. (Đức)  : 91.8%
#2 Paris SG (Pháp) : 86.4%
#3 Genoa (Italia) : 83.5%
#4 Juventus (Italia) : 81.3%
#5 Paderborn (Đức) : 78.4%
——————————————–
#13 Benfica (Bồ Đào Nha) : 70.7%
——————————————–
#107 Boavista (Bồ Đào Nha) : 12.4%
——————————————–
#112 Valladolid  : 9.9%
#113 Getafe  : 8.0%
#114 Alavés  : 7.8%
#115 Eibar  : 6.4%
#116 Sheffield Utd  : 3.3%
 
Việc cố gắng sử dụng những đường chuyền ngắn ở hàng phòng ngự để triển khai bóng đã nhận phải những chỉ trích từ các cổ động viên, vì những rủi ro có thể xảy đến từ chiến thuật này. Với việc chấp nhận nhiều rủi ro hơn ở gần vòng cấm, bạn sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi công tác pressing của đối phương hơn. Thật sự là có một mối tương quan nhỏ giữa tỷ lệ các pha phát bóng ngắn và các động thái phòng ngự từ xa của đối phương ở ngay khu vực tấn công của họ trong mỗi trận đấu.
 
Mức độ an toàn của các đội bóng trong quá trình triển khai bóng từ hàng phòng ngự: 
 
goal3
 
Chú thích ảnh: Trục ngang – tỷ lệ phần trăm về tần suất các pha phát bóng luân chuyển ở bên trong khu vực phòng ngự đội mình (defensive third); Trục dọc – Tỷ lệ chịu ảnh hưởng bởi công tác phòng ngự từ xa được đối phương thực hiện ở ngay khu vực tấn công của họ (attack third)/ trận.
 
Tuy nhiên, cũng có một số đội bóng có thể thực hiện triển khai bóng từ hàng phòng ngự mà không bị vướng phải trở ngại nào từ công tác phòng ngự từ xa của đối phương. Không chỉ đề cập đến việc build-up từ hàng phòng ngự như một yếu tố để tạo ra một đội bóng xuất sắc, chúng ta còn nên nghĩ về sự thành công được làm nên khi một đội bóng có khả năng kết hợp thứ chiến thuật đó và các quy trình làm giảm thiểu đi những rủi ro mà họ có thể phải nhận từ các sai lầm nguy hiểm. 
 
Những câu lạc bộ như Braga của Bồ Đào Nha, Monaco, Liverpool, Bayern Munich hoặc Manchester City, tất cả bọn họ đều thực hiện rất nhiều những cú phát bóng ngắn mà không hề đánh mất đi sự cảnh giác trong giai đoạn đầu của quá trình triển khai bóng. Trong khi các câu lạc bộ như Tottenham, Bordeaux, Betis, Norwich hoặc Arsenal, tuy cũng thường xuyên triển khai bóng từ hàng phòng ngự, nhưng lại rất hay mắc sai lầm trong quá trình này. Trong tất cả những đội bóng đó, chúng ta có thể dễ dàng xác định các sai lầm trong quá trình triển khai bóng dẫn đến những bàn thua trong thời gian gần đây.

goal2
 
Pha thủng lưới của Tottenham trước Southampton vào ngày 28/9 là một ví dụ nổi bật bởi vì đội bóng của Hasenhuttl là tập thể có số lần triển khai phòng ngự từ xa ở ngay khu vực 1/3 cuối sân đối phương mỗi trận cao thứ hai tại Premier League (6,6), và điều đó đã biến pha ghi bàn này thành một ví dụ hoàn hảo nhất về tầm quan trọng của việc tính toán trước đặc điểm, phong cách, chiến thuật thi đấu của đối phương trước khi đưa ra lựa chọn về phương án triển khai bóng mà bạn sẽ sử dụng trong một trận đấu cụ thể.
 
Để có thể tìm ra được những đội bóng xuất sắc nhất trong việc đối phó với công tác pressing của đối phương, trước tiên, chúng ta cần phải tìm ra đâu là những đội bóng sử dụng pressing tầm cao (high pressing) nhiều nhất trong mỗi giải đấu. Sẽ có ba số liệu được sử dụng cho mục đích này:
 
- Số lần triển khai phòng ngự ở ngay attacking third (đồng nghĩa với 1/3 cuối sân đối phương)
- Số lần đối phương để mất bóng ở defensive third của họ.
- Số đường chuyền chính xác của đối phương ở phần sân của mình.
Sau đó, các đội bóng sẽ được phân loại theo cường độ triển khai pressing tầm cao của họ: Pressing tầm cao với cường độ rất cao, pressing tầm cao với cường độ trung bình và pressing tầm cao với cường độ thấp.
 
Các đội bóng ở nhóm “rất cao”:
 
• Anh  : Liverpool, Southampton, Man. City, Leicester, Everton và Man. Utd
• Tây Ban Nha  : Getafe, Eibar, Osasuna, Barcelona và Sevilla
• Đức  : Leverkusen, E. Frankfurt, Wolfsburg, Bayern, Schalke và Mainz
• Ý  : Juventus, Napoli, Torino, Sampdoria, Fiorentina, Atalanta và Inter
• Pháp  : Paris SG, Lille và Marseille
• Bồ Đào Nha  : Porto, Sporting và Benfica
 
Các đội ở nhóm “thấp”:
 
• Anh  : Wolves, Newcastle, West Ham, Norwich, Bournemouth, Tottenham, Aston Villa và Crystal Palace
• Tây Ban Nha  : Betis, Valencia, Levante, Celta, Mallorca và Valladolid
• Đức  : Hoffenheim, Augsburg, W. Bremen, Union Berlin, Hertha, Freiburg và Paderborn
• Ý  : Lecce, SPAL, Parma, Udinese, Cagliari, Milan và Lazio
• Pháp  : Rennes, Angers, Nice, Dijon và Toulouse
• Bồ Đào Nha  : Moreirense, Rio Ave, Tondela, Portimonense và Marítimo
 
Reims của Ligue 1 chính là trường hợp thú vị nhất châu Âu, ở cái cách mà họ tính toán, lựa chọn chiến thuật triển khai bóng phù hợp với từng đối thủ cụ thể. Tính trung bình, đội bóng của David Guion thường thực hiện 45.7% pha phát bóng ngắn trong tổng số những pha phát bóng của họ, nhưng con số đó sẽ tăng lên thành 62,9% khi đối đầu với những đội bóng triển khai áp sát, gây áp lực tầm thấp trên sân, với cường độ không quá cao và hạ xuống còn 13,8% khi chạm trán những đối thủ triển khai pressing tầm cao, cường độ dồn dập. Kết quả là, Reims đã đánh bại cả ba đội bóng có cường độ pressing tầm cao cao nhất Ligue 1 ở mùa giải năm nay (PSG, Lille, Marseille) đều với tỷ số 2-0 và xếp thứ 5 tại Ligue 1. 
 
Tại Bồ Đào Nha đang hiện diện hai đội bóng trái ngược nhau đến mức cực đoan ở hai đầu khác nhau của thước đo. Gil Vicente của Vítor Oliveira thường thực hiện trung bình 37,9% pha phát bóng ngắn, nhưng chỉ triển khai 6,3% pha phát bóng theo cách đó trong các trận đấu với Benfica và Porto. Trong khi đó, Famalicão lại hoàn toàn trái ngược, họ đã thực hiện đến 68% những pha phát bóng ngắn trong những cuộc chạm trán Benfica và Porto, nhưng con số đó lại chỉ là 25% khi đối đầu với những đội bóng ở trong nhóm “triển khai pressing tầm cao với cường độ thấp.” 
 
Và đây chính là hậu quả mà Famalicão đã phải nhận trước Porto:
 
 
Chúng ta sẽ tóm gọn những điều trên bằng một cụm từ duy nhất, đó là khả năng “Thích ứng” với từng kiểu đối thủ cụ thể.
 
Việc tính toán mức độ “Thích ứng” sẽ trở nên chính xác và nhất quán hơn khi mùa giải càng đi xa hơn, nhưng ngay từ lúc này, chúng ta cũng có thể nhận thấy rằng, đã có một số xu hướng đang bắt đầu được định hình. Những đội bóng có mức độ “Thích ứng” cao hơn sẽ có xu hướng phải nhận ít bàn thua từ bóng sống mỗi trận hơn. 
 
Biểu đồ về mức độ “Thích ứng” của các đội bóng trong việc lựa chọn chiến thuật triển khai bóng:

goal1
 
 Chú thích: Trục ngang – mức độ thích ứng; Trục dọc – Số bàn thua từ bóng sống/ trận.
 
Tất nhiên, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ, vì sự chắc chắn trong công tác phòng ngự của một đội bóng không phụ thuộc vào cái cách mà họ triển khai bóng, nhưng điều đó chỉ tiếp tục làm cho mối quan hệ giữa hai biến trở nên thú vị hơn.
 
Tuy nhiên, có một điều mà chúng ta có thể chắc chắn, đó là luật phát bóng mới không chỉ biến công việc này trở thành một trong những phần quan trọng nhất của trận đấu, mà còn giúp cho chúng ta có được một cách thức khác để nhìn ra cái cách mà các nhà cầm quân suy nghĩ và tiếp cận mỗi trận đấu. 
 
Nguồn: Lược dịch từ bài nghiên cứu “The identity according to goal kicks” của tác giả Hernâni Ribeiro, đăng tải trên goalpoint.pt, được dịch sang tiếng Anh bởi chuyên gia phân tích và trinh sát bóng đá Tiago Estêvão.

NAM KHÁNH
 

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Arne Slot & khả năng xoay chuyển càn khôn trước Real Madrid

Hàng công của Liverpool trong hiệp một không gặp vấn đề nghiêm trọng đến mức HLV Arne Slot phải thực hiện những thay đổi ngay lập tức trong giờ nghỉ giữa hiệp. Tuy nhiên, Arne Slot vẫn muốn thực hiện một số điều chỉnh nhỏ nhằm cải thiện độ hiệu quả trong mặt trận tấn công hơn nữa, bất chấp đội bóng của ông trong 45 phút đầu tiên cũng tạo ra rất nhiều cơ hội và chơi khá ổn.

X
top-arrow