Sơ đồ kim cương của Man Utd trong trận thắng RB Leipzig (P1)

Tác giả Nam Khánh - Chủ Nhật 01/11/2020 17:16(GMT+7)

Các fan muốn được nhìn thấy một tuyến giữa hình kim cương vì nghĩ rằng với sơ đồ này, Man United sẽ có thể đưa Paul Pogba, Bruno Fernandes và Donny van de Beek vào sân cùng một lúc. Nhưng suy nghĩ đó sẽ đồng nghĩa với một cách hiểu quá sai lầm về hệ thống này

Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng sơ đồ kim cương sẽ là một sự lựa chọn hợp lý tại Manchester United, bởi vì hai vấn đề: Các tiền đạo của họ không có khả năng chơi tốt khi được triển khai thành một cặp đôi trong đội hình này – Mason Greenwood không thể thi đấu hiệu quả khi chơi trong một hàng tiền đạo hai người, bên cạnh đó, cả Marcus Rashford và Anthony Martial cũng chẳng có khả năng tỏ ra hiệu quả khi chơi lệch phải – và đây vốn dĩ là một sơ đồ thiên về phòng ngự. 

Man United đã đạt được một số thành công với sơ đồ kim cương trong giai đoạn Ole Gunnar Solskjaer dẫn dắt đội bóng này với tư cách một huấn luyện viên trưởng tạm quyền, bao gồm 3 trận đấu rất đáng chú ý. Cuộc đối đầu với Tottenham trên sân khách, cuộc chạm trán Arsenal trên sân khách tại FA Cup, và cuộc đụng độ Liverpool trên sân nhà. Nhưng hãy nhớ lại rằng các trận đấu đó đã thực sự diễn ra như thế nào.
Chú thích: Thành tích của Man United dưới thời Ole Gunnar Solskjaer khi sử dụng sơ đồ kim cương vào mùa giải 2018/2019. (Goals for: Số bàn thắng ghi được. Goals Against: Số bàn thua. Shot: Số cú sút. Shot Against: Số cú sút phải nhận. Poss: Tỷ lệ kiểm soát bóng.) 
Có đến 9 trong số những cú dứt điểm tung ra về phía khung thành Tottenham đã được thực hiện trong hiệp 2, khi Man United quay trở về với sơ đồ 4-2-3-1. Thống kê bàn thắng kỳ vọng (Expected goals – xG) được ghi nhận bên phía Tottenham là 1,80. Đó là một trong những trận đấu xuất sắc nhất của David De Gea trong màu áo Man United. Và vào ngày hôm ấy, đội bóng của Solskjaer đã thi triển một lối đá đậm chất … “Mourinho Ball”. Họ cũng đã làm điều tương tự trước Arsenal, ghi bàn từ 2 pha phản công được tạo ra bởi Luke Shaw và Paul Pogba. Trong trận đấu với Liverpool, tất cả những gì họ làm là kéo đội hình xuống thật thấp và tập trung phòng ngự. 
Các fan muốn được nhìn thấy một tuyến giữa hình kim cương vì nghĩ rằng với sơ đồ này, Man United sẽ có thể đưa Paul Pogba, Bruno Fernandes và Donny van de Beek vào sân cùng một lúc. Nhưng suy nghĩ đó sẽ đồng nghĩa với một cách hiểu quá sai lầm về hệ thống này. Đây là một đội hình cực kỳ nặng tính phòng ngự. Vốn dĩ hệ thống này được thiết kế để chơi thấp và chống đỡ áp lực, sau đó cố gắng gây “sát thương” cho đối thủ bằng những pha phản công. 
Bạn không thể chơi như vậy khi có sự hiện diện của cả Paul Pogba, Bruno Fernandes và Donny van de Beek trên sân! Solskjaer vẫn chưa hết choáng váng với trận thua 6-1 trước Tottenham. Ông vẫn đang cực kỳ đau đầu với sự yếu kém trong khâu phòng ngự của Man United được thể hiện trong tháng đầu tiên của mùa giải. Sự ưu tiên của nhà cầm quân người Na Uy chắc chắn là dành cho nhiệm vụ cải thiện khâu phòng ngự, và điều đó phải được bắt đầu từ hàng tiền vệ.
Trong tháng đầu tiên của mùa giải, Man United đã để cho các cầu thủ đối phương thoải mái thực hiện những cú đánh “vỗ mặt” vào hàng thủ của họ. Bất kể các trung vệ của bạn có là ai đi chăng nữa, nếu bạn để cho họ bị đám cầu thủ đối phương đánh “vỗ mặt”, bạn sẽ gặp vấn đề. (Cứ hỏi Dayot Upamecano rằng anh cảm thấy thế nào về việc bị Marcus Rashford đánh vỗ mặt là hiểu)
Bạn cần những tiền vệ có khả năng che chắn cho hàng thủ và không để cho các cầu thủ tấn công của đối phương thoải mái làm những điều họ muốn. 

via GIPHY

Man United đã bước vào cuộc chạm trán RB Leipzig – về cơ bản – với cùng một kế hoạch mà họ đã sử dụng trong 3 trận đấu gần đây nhất. Duy trì sự chặt chẽ và cố gắng phòng ngự vững chắc trong 1 tiếng, sau đó đáp trả đối phương bằng các hỏa lực được đưa vào sân từ băng ghế dự bị. Solskjaer muốn xoay vòng đội hình của ông một chút để giúp Bruno Fernandes và Marcus Rashford được nghỉ ngơi. Nhà cầm quân người Na Uy vẫn không có được một tiền đạo cánh phải chất lượng, vậy nên sơ đồ kim cương là một sự lựa chọn dễ hiểu – đặc biệt là trước một đội bóng như RB Leipzig.
Trong giai đoạn phòng ngự, nó đã cho phép Quỷ Đỏ luân phiên chuyển đổi giữa đội hình kim cương và 4-3-3. 

via GIPHY

RB Leipzig là một đội bóng luôn muốn pressing và tấn công trực diện đối phương. Bằng cách triển khai sơ đồ kim cương, Solskjaer đã có thể duy trì sự chặt chẽ trong cự ly đội hình của Man United, và làm “tắc nghẽn” khu trung tuyến. Chính vì vậy, toàn bộ 10 cầu thủ outfield của Quỷ Đỏ đều đã hiện diện trong ảnh dưới. 
Cự ly đội hình đầy chặt chẽ đó đã khiến Leipzig không thể triển khai tấn công ở trung lộ, buộc họ phải luân chuyển bóng từ cánh này sang cánh kia. Điều này đã làm mọi thứ bị chậm đi, qua đó cho phép bên thủ giữ được cấu trúc đội hình của họ và ở trong thế hoàn toàn sẵn sàng để phòng ngự. 

via GIPHY

Trước đấu pháp trên, Leipzig thậm chí còn chẳng “bén mảng” được đến gần khung thành của Man United. Họ đã tung ra 7 cú dứt điểm trong hiệp 1, cộng toàn bộ những tình huống đó lại chỉ cho ra vỏn vẹn 0,23 xG. Nói cách khác, tất cả chúng đều là những cú sút vô hại.
Tính tổ chức của Man United đã được đảm bảo duy trì rất tốt. Họ không muốn cự ly đội hình của mình bị kéo dãn bởi những tình huống pressing, vì vậy, trong phần lớn trận đấu, họ đã không làm điều đó. Thỉnh thoảng, họ thực hiện một vài tình huống pressing nhẹ với Leipzig, nhưng chúng sẽ chủ yếu tập trung vào việc khiến đội khách phải làm những điều mình không muốn hơn là thực sự mang mục đích giành lại bóng.

via GIPHY

Và đôi khi, họ triển khai gây áp lực lên các cầu thủ Leipzig một cách quyết liệt hơn nhiều.

via GIPHY

Đây chính là chìa khóa: Không bao giờ để cho leipzig có được sự thoải mái, khiến họ chẳng thể đoán biết được mình sẽ phải đối mặt với những gì. Man United có thể không thực hiện pressing với đối thủ nhiều (124 lần), nhưng đã đạt được một tỷ lệ thành công rất đáng kể là 37,1%. 
Nhưng sơ đồ kim cương cũng có những mặt hạn chế, và Man United đã rất nhanh chóng nhận thức được điều này. Đó là cực kỳ khó để triển khai tấn công với đội hình này.
Leipzig là một đội bóng luôn tổ chức pressing rất dữ dội, khiến cho các hậu vệ và tiền vệ của đối phương không có được sự thoải mái để xử lý bóng. Có hai cách để ứng phó với vấn đề này.
Bạn có thể chơi bóng dài và nhờ đó vượt qua các lớp pressing của đối thủ – nhưng phương án này đòi hỏi các tiền đạo của bạn phải hiện diện ở những vị trí thật cao trên sân. Trong cuộc chạm trán với PSG, họ đã thực sự chơi như vậy, nhưng trước Leipzig, bộ ba tiền đạo của Man United cần được kéo xuống thấp để duy trì cự ly đội hình như đã đề cập ở trên. Với những tiền đạo hoạt động lùi sâu, nếu cố gắng chơi bóng dài … 
… bạn sẽ chỉ “dâng” bóng cho Leipzig để họ tiếp tục tấn công bạn.
Vì vậy, bạn phải thực hiện đấu pháp triển khai bóng từ hàng thủ. Có thể khẳng định rằng, đây là phương án tối ưu nhất để xuyên phá một đối thủ như Leipzig và duy trì quyền kiểm soát bóng.  
Tuy nhiên, khi sử dụng đấu pháp này, bạn cũng sẽ cần các tiền đạo của mình cung cấp một “outlet” cho các hậu vệ và tiền vệ đưa bóng đến. Sau khi nhận được bóng, họ phải có khả năng thực hiện hold-up play (nhận bóng, sau đó tự mình xoay sở để giữ bóng trong chân, chờ đợi các đồng đội dâng lên) để giúp đội triển khai tấn công một cách bài bản.
Donny van de Beek đã gặp khó trong khía cạnh này. Nếu phân tích về giai đoạn không kiểm soát bóng, cầu thủ người Hà Lan đã thể hiện cực kỳ tuyệt vời. Work-rate của anh là vô cùng ấn tượng. Anh đã có rất nhiều những đóng góp mà các số liệu thống kê không có khả năng hiển thị – ví dụ như những lần chọn vị trí một cách thông minh để chặn đứng các phương án chuyển bóng lý tưởng nhất của đối phương. Hoặc trong tình huống dưới đây, khi anh di chuyển đến từ cánh để hỗ trợ Nemanja Matic trong việc trì hoãn một pha đột phá tiềm năng của Leipzig, cho phép các đồng đội của mình trở lại vị trí và buộc đối phương phải thực hiện một đường chuyền dài ra cánh, qua đó giúp Man United có thêm thời gian để tổ chức phòng ngự.
Nhưng khi cầm bóng, tiền vệ người Hà Lan đã tỏ ra rất kém hiệu quả. Man United mua anh về vì nhiều lý do, một trong số đó là khả năng chuyền bóng của anh. Vào hôm thứ Tư, anh đã chơi cực kỳ thụ động, một ví dụ tiêu biểu là việc làm chậm lại một tình huống đột phá tiềm năng được bắt đầu bởi Victor Lindelöf và cho phép Leipzig ổn định đội hình.
Nhưng hơn thế nữa, Van de Beek đã thường xuyên có những đường chuyền về rất không hợp lý.
(còn nữa)
Nguồn: Lược dịch từ bài phân tích “Manchester United Tactical Analysis: The diamond worked” của tác giả Pauly Kwestel, đăng tải trên The Busby Babe.

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

"Bẫy việt vị kiểu Pellegrini": Niềm đam mê lợi bất cập hại của Enzo Maresca

Vì từng có thời gian làm trợ lý cho Pep Guardiola tại Manchester City, Enzo Maresca thường được dư luận xem là “môn đồ” của chiến lược gia người Tây Ban Nha – giống như Mikel Arteta, đối thủ của ông trong trận hòa 1-1 của Chelsea với Arsenal tại Stamford Bridge hôm Chủ Nhật tuần trước và là một cựu thành viên trong đội ngũ hậu trường của Guardiola tại đội chủ sân Etihad.

Momahed Salah & một phiên bản nâng cấp dưới thời Arne Slot

Sau chiến thắng 2-1 của Liverpool trước Chelsea vào cuối tuần trước, Arne Slot đã đùa với Trent Alexander-Arnold rằng anh đã có thêm một đối thủ cạnh tranh ở vị trí hậu vệ phải: Mohamed Salah. Huấn luyện viên của Liverpool không chỉ ấn tượng với nỗ lực phòng ngự của Salah mà còn với cả bàn thắng và pha kiến tạo của anh.

Các đội bóng tại Ngoại hạng Anh đang sử dụng hậu vệ biên như thế nào?

Các hậu vệ biên đã chuyển từ một vị trí ít được chú ý trở thành vị trí có thể đảm nhiệm gần như mọi nhiệm vụ ở trên sân. Hiện tại, mỗi đội bóng đều sử dụng những hậu vệ biên theo nhiều cách khác nhau: từ vai trò phòng ngự, làm người kiến thiết lối chơi cho đến việc chơi bó vào trong như một tiền vệ trung tâm. Vậy hiện giờ mỗi đội bóng tại Premier League triển khai hậu vệ biên của họ như thế nào?

Tottenham Hotspur đã xé tan Manchester United như thế nào?

Nếu Manchester United muốn biết thế nào là một hệ thống chiến thuật được tổ chức tuyệt vời, họ nên xem lại trận thắng của Tottenham Hotspur trước chính họ ngay tại Old Trafford vừa qua. Trước một hệ thống pressing vô hồn và sự kém cỏi trong khâu chống phản công của đội chủ nhà, Spurs đã xé nát Man United thành từng mảnh.