Ole Gunnar Solskjaer không phải vấn đề, chỉ đơn giản ông không phải là giải pháp (p1)

Tác giả Nam Khánh - Thứ Sáu 24/01/2020 14:28(GMT+7)

Tháng 5 năm nay sẽ đánh dấu cột mốc tròn 7 năm kể từ chức vô địch Premier League gần nhất của Manchester United. Và ở hiện tại, vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy họ sẽ sớm quay trở lại với vị thế của một trong những ứng cử viên hàng đầu cho chiếc ngai vàng của bóng đá Anh.

Tháng 5 năm nay sẽ đánh dấu cột mốc tròn 7 năm kể từ chức vô địch Premier League gần nhất của Manchester United. Và ở hiện tại, vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy họ sẽ sớm quay trở lại với vị thế của một trong những ứng cử viên hàng đầu cho chiếc ngai vàng của bóng đá Anh.

Đó là một câu chuyện đã quá quen thuộc vào thời điểm này. Kể từ sau khi Sir Alex Ferguson quyết định nghỉ hưu vào năm 2013, Man United đã đưa ra hàng loạt những quyết định cực kì tệ hại, liên tục đặt niềm tin, vận mệnh của mình vào sai người, cả về các cầu thủ lẫn trên chiếc ghế huấn luyện viên trưởng. Chính vì vậy, đội bóng của Ole Gunnar Solskjaer chỉ đơn giản là một sự nối tiếp của một giai đoạn đầy sa sút và tăm tối đã diễn ra trong xuyên suốt nhiều năm trời.

Manchester United hiện đại đang đứng ở vị trí thứ 5 trên bảng xếp hạng Premier League, và những con số cơ bản của họ đang cho thấy một vài sự cải thiện, nhưng là cực kì nhỏ nhoi, khiêm tốn. Thật ra thì việc họ đang đứng ở vị trí thứ 4 tại giải đấu về hiệu số bàn thắng kì vọng (Expected goal – xG) – 0,55 – là một thành tích rất đáng khen, nhất là khi xét đến việc họ xếp trên cả một Leicester City đang có phong độ cực kì mạnh mẽ ở mùa giải năm nay.

Ảnh: Bảng xếp hạng hiệu số bàn thắng kì vọng của các câu lạc bộ tại Premier League mùa giải này.

Khâu phòng ngự chính là khía cạnh sáng sủa nhất của Man United tại thời điểm này. Manchester United đang thể hiện họ là một đội bóng rất giỏi trong việc phong tỏa, kìm hãm các cú sút, với minh chứng chính là việc chỉ phải nhận trung bình 10,22 cú sút mỗi trận, thành tích tốt thứ tư tại giải đấu hàng đầu nước Anh. Kết hợp với điều đó là một phong độ rất tích cực về trung bình xG của mỗi cú sút phải nhận, chỉ 0.10, thành tích tốt thứ sáu giải đấu, và vượt trội hơn rõ rệt so với những đội bóng hàng đầu về việc phong tỏa, kìm hãm các cú sút khác. Tuy không thể hiện một sự xuất sắc đến mức đặc biệt trong bất kì khía cạnh nào của khâu phòng ngự, nhưng những màn trình diễn đầy mạnh mẽ của họ về tổng thể trong công tác này đã biến Qủy Đỏ thành một đội bóng cực kì khó để xuyên phá đối với bất kì đối thủ nào.

nh: Radar về công tác phòng ngự của Man United ở mùa giải 2019/2020. Non-penalty xG conceded (xG/ các cú sút phải nhận – không tính penalty). xG/ shot conceded (xG/ các cú sút phải nhận). Shots conceded (số cú sút phải nhận/ trận). Counter attacking shots conceded (số cú sút phải nhận từ các pha phản công/ trận). Clear shot conceded (đã giải thích ở trên). Set Pieces xG conceded (xG của các tình huống cố định phải nhận). Opposition passing% (tỷ lệ chuyền bóng thành công của đối phương khi Cagliari triển khai phòng ngự). Defensive distance (khoảng cách triển khai phòng ngự tính từ khung thành đội mình). Passes/ defensive action (số đường chuyền cho phép đối phương thực hiện khi đội mình triển khai phòng ngự).

Đó đích thực là một sự cải thiện rất đáng lưu tâm – và cũng cực kì cần thiết – khi xét đến việc Man United đã không còn sở hữu “cheat code” của họ ở mặt trận phòng ngự nữa. Trong những năm tháng tăm tối của thời kì hậu Alex Ferguson, David De Gea đã gần như “gồng gánh” toàn bộ khâu phòng ngự của Qủy Đỏ. Có thể dư luận đã phóng đại lên khá nhiều về sự sa sút của anh, nhưng đúng là đã một thời gian dài trôi qua kể từ cái giai đoạn thủ môn người Tây Ban Nha vẫn còn có thể liên tục tạo ra những chiến tích xuất sắc đến mức “hư cấu” ở phía trước khung gỗ nhiều như cơm bữa. Phong độ của De Gea ở mùa giải này chỉ trên mức trung bình một chút, và với sự bất lực trong việc tái hiện lại một cách đều đặn những màn trình diễn khó tin như trước, Man United có lẽ không nên quá kì vọng vào việc anh sẽ lại tiếp tục thực hiện một lượng lớn những pha cứu thua không tưởng cho họ trong tương lai.

nh: Bản đồ những cú sút mà De Gea phải nhận ở mùa giải này. Goals saved above average (viết tắt: GSAA): Tỷ lệ cứu thua so với kì vọng trung bình, với cách tính là: [xG phải nhận - số bàn thua] / số cú sút phải nhận. Post-shot xG (viết tắt: PSxG): Có thể hiểu là xG, nhưng được gia tăng thêm giá trị về độ chính xác và độ nguy hiểm, nếu xG chỉ được xét cho đến khi pha dứt điểm được diễn ra, thì post-shot xG là giá trị tính cả điểm đến của các pha dứt điểm trúng đích, và chỉ tính các pha dứt điểm trúng đích mà thôi. Freekick of penalty (những cú sút được tạo ra từ đá phạt và penalty). Assisted with a throughball (những cú sút được tạo ra từ các pha chọt khe). Following a successful dribbles (những cú sút được tạo ra từ các pha đi bóng thành công). Header (các cú dứt điểm bằng đầu). Foot/other (những cú sút được tạo ra từ các cách thức khác). xG from set pieces (xG từ các tình huống cố định). xG from open-play crosses (xG từ các pha tạt bóng). xG from throughballs (xG từ các pha chọt khe). xG from dribbles (xG từ các pha đi bóng). Other xG (xG từ các tình huống khác)

Trái ngược với sự vững chắc trong khâu phòng ngự, thì hàng công của Man United lại đang thể hiện một phong độ như … (mời bạn điền vào chỗ trống tùy theo cảm nhận). Con số 1,26 xG mỗi trận của họ chính xác là mức trung bình của cả giải đấu. Cả về mặt số lượng lẫn chất lượng của những cú sút mà họ tung ra đều đang cho thấy một sự tầm thường đến khó tin.

Ảnh: Radar về công tác tấn công của Manchester United trong mùa giải 2019/2020. Non-penalty xG (Trung bình xG mỗi trận – không tính penalty). xG/shot (xG của mỗi cú sút đã thực hiện). Shots (số cú sút tung ra mỗi trận). Counters attacking shots (số cú sút được tung ra sau các đợt phản công mỗi trận). Set Piece xG (giá trị của các tình huống cố định theo xG). High press shots (số cú sút tung ra sau các đợt triển khai pressing tầm cao mỗi trận). Clear shots (số cú dứt điểm trong điều kiện đối mặt thủ môn được thực hiện mỗi trận). Goalkeeper pass length (cự li trung bình của các đường chuyền mà thủ môn thực hiện). Box cross% (tỷ lệ những đường chuyền thành công vào vòng cấm là các pha phạt bóng)

Khía cạnh mà Man United đang thực hiện tốt một cách rõ rệt nhất chính là những pha phản công. Điều đó đã giải thích cho những gì mà chúng ta đang được nhìn thấy ở họ trên sân cỏ. Những cái tên chủ chốt trên hàng công của Qủy Đỏ hiện tại đang là Marcus Rashford, Anthony Martial và Daniel James, trong khi Jesse Lingard và Manson Greenwood cũng đang rất được trọng dụng. Tất cả bọn họ đều chủ yếu mạnh về việc khai thác các khoảng trống rộng mở của đối thủ trong những tình huống phản công hơn là xây dựng, dàn xếp những pha tấn công nguy hiểm và hiệu quả khi kiểm soát bóng trước một khối phóng ngự lùi sâu. Một trong những nguyên nhân góp phần lớn trong việc dẫn đến những màn trình diễn tệ hại của đội chủ sân Old Trafford ở mùa giải này chính là việc họ không hề có trong đầu những phương án tấn công hiệu quả khác khi không có được các khoảng trống để triển khai những tình huống phản công mà mình yêu thích.

Thật đáng ngạc nhiên, hiện tại, Rashford chính là bộ óc sáng tạo chủ chốt của Man United ở khu vực một phần ba cuối sân đối phương. Anh đang dẫn đầu cả đội về số lần thực hiện những đường chuyền bóng sống vào trong vòng cấm mỗi 90 phút, vượt ra xa hai đối tác của mình trên hàng công là Martial và James, mặc dù chưa bao giờ được xem như một “passer” trong đội. Với sự xuất hiện của yếu tố này trong lối chơi của Rashford gần đây, kết hợp với khả năng săn bàn và đi bóng kiệt xuất (như có thể thấy trong radar bên dưới), đã tạo nên một radar thống kê cực kì ấn tượng, đặc biệt là khi nhìn vào sự tầm thường trong khâu tấn công của Qủy Đỏ. Chính vì cái phong độ đầy ấn tượng như thể đang thực hiện một bước nhảy vọt để trở thành một siêu sao chính hiệu ấy, việc Rashford sắp tới sẽ không thể thi đấu trong dài hạn vì chấn thương đã khiến cho cả các fan hâm mộ lẫn đội chủ sân Old Trafford đang cực kì lo lắng.

Ảnh: Các thông số của Marcus Rashford ở mùa giải 2019/2020. xG (Expected goals – bàn thắng kì vọng). Shots (số cú sút/ trận). Touches in the box (số lần chạm bóng trong vòng cấm/ trận). Passing% (Tỷ lệ chuyền bóng thành công). Box cross% (Tỷ lệ số đường chuyền thành công vào vòng cấm là những pha tạt bóng). Open play xG Assisted (giá trị bàn thắng kì vọng từ các đường chuyển – chỉ tính bóng sống). Fouls won (số lần bị phạm lỗi mỗi trận). Successful dribbles (số lần đi bóng thành công mỗi trận). Turnovers (số lần mất bóng mỗi trận). Pressure regains (Số lần đoạt lại được bóng từ các nỗ lực pressing mỗi trận). xG/shot (xG của mỗi cú sút đã tung ra)

Phần 2: https://bongda24h.vn/nhan-vat/ole-gunnar-solskjaer-khong-phai-van-de-chi-don-gian-ong-khong-phai-la-giai-phap-p2-389-243355.html

Lược dịch từ bài viết “Ole Gunnar Solskjær is not the problem at Old Trafford, he's just not the solution” của tác giả Grace Robertson, đăng tải trên Statsbomb.

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

"Bẫy việt vị kiểu Pellegrini": Niềm đam mê lợi bất cập hại của Enzo Maresca

Vì từng có thời gian làm trợ lý cho Pep Guardiola tại Manchester City, Enzo Maresca thường được dư luận xem là “môn đồ” của chiến lược gia người Tây Ban Nha – giống như Mikel Arteta, đối thủ của ông trong trận hòa 1-1 của Chelsea với Arsenal tại Stamford Bridge hôm Chủ Nhật tuần trước và là một cựu thành viên trong đội ngũ hậu trường của Guardiola tại đội chủ sân Etihad.

Momahed Salah & một phiên bản nâng cấp dưới thời Arne Slot

Sau chiến thắng 2-1 của Liverpool trước Chelsea vào cuối tuần trước, Arne Slot đã đùa với Trent Alexander-Arnold rằng anh đã có thêm một đối thủ cạnh tranh ở vị trí hậu vệ phải: Mohamed Salah. Huấn luyện viên của Liverpool không chỉ ấn tượng với nỗ lực phòng ngự của Salah mà còn với cả bàn thắng và pha kiến tạo của anh.

Các đội bóng tại Ngoại hạng Anh đang sử dụng hậu vệ biên như thế nào?

Các hậu vệ biên đã chuyển từ một vị trí ít được chú ý trở thành vị trí có thể đảm nhiệm gần như mọi nhiệm vụ ở trên sân. Hiện tại, mỗi đội bóng đều sử dụng những hậu vệ biên theo nhiều cách khác nhau: từ vai trò phòng ngự, làm người kiến thiết lối chơi cho đến việc chơi bó vào trong như một tiền vệ trung tâm. Vậy hiện giờ mỗi đội bóng tại Premier League triển khai hậu vệ biên của họ như thế nào?

Tottenham Hotspur đã xé tan Manchester United như thế nào?

Nếu Manchester United muốn biết thế nào là một hệ thống chiến thuật được tổ chức tuyệt vời, họ nên xem lại trận thắng của Tottenham Hotspur trước chính họ ngay tại Old Trafford vừa qua. Trước một hệ thống pressing vô hồn và sự kém cỏi trong khâu chống phản công của đội chủ nhà, Spurs đã xé nát Man United thành từng mảnh.