Thông qua buổi tập đầu tiên của Bayern Munich dưới thời tân HLV Julian Nagelsmann, chúng ta hãy cùng phân tích về cách mà một buổi tập cơ bản trong bóng đá diễn ra.
Ảnh: Bayern Munich
Đầu tiên, là số lượng cầu thủ. Đây có thể được coi là một yếu tố tương đối quan trọng quyết định tới buổi tập. Cần phải nói rõ hơn là cùng một mục đích tổng thể cho buổi tập, thì sẽ luôn có những bài tập khác nhau để đạt mục đích. Vì vậy, để quyết định xem buổi tập sẽ có những bài tập cụ thể nào, thì ngoài mục đích buổi tập, số lượng cầu thủ cũng là quan trọng. Ở buổi tập này, Bayern có 16 cầu thủ và 3 thủ môn, đa phần là những cầu thủ ở học viện.
Buổi tập luôn bắt đầu với sự có mặt của ban huấn luyện trên sân, chuẩn bị và sắp xếp bài tập. Tiếp theo đó là những trao đổi cụ thể về yêu cầu bài tập. Có nghĩa là trước khi cầu thủ ra sân thì một vài bài tập đã sẵn sàng. Với ban huấn luyện của Bayern Munich, thì trước khi cầu thủ ra sân, họ đã chuẩn bị xong 4 trên tổng số 5 bài tập trong buổi tập.
Trước khi cầu thủ ra sân, các bài tập đã sẵn sàng
Khi các cầu thủ ra sân, họ sẽ có khoảng thời gian đầu buổi tập làm việc với HLV thể lực. Phần này bản thân tôi (Raumdeuter13) hay coi là bài tập số 0, với mục đích là kích hoạt các cơ, khớp và làm nóng. Tuỳ theo mục đích và cường độ của cả buổi tập thì phần này sẽ chiếm thời gian dài ngắn khác nhau, cùng với đó là tính chất các bài tập bổ trợ cũng sẽ khác nhau (thể lực, sức bền tốc độ, tốc độ đoạn ngắn, tốc độ đổi hướng…), đặc biệt là trong một tuần thi đấu.
Bài 0, khởi động. Ở đây có 1 thành viên ban huấn luyện Bayern sử dụng 1 máy quay kết hợp máy tính ngay trên sân tập.
Sau phần khởi động với HLV thể lực thì bài tập đầu tiên của Nagelsmann và các nhóm chuyền nhận với bóng tương đối đơn giản. Các cầu thủ chia làm 2 nhóm, một nhóm chuyền nhận theo hướng đập nhả 1-2, một nhóm chuyền nhận theo hướng di chuyển người thứ ba. Cự ly chuyền không quá lớn, có thể hiểu mục đích chính của bài tập chỉ là tạo cảm giác bóng cho cầu thủ. Đó là bài 1.
Bài 1, chuyền nhận. Tạo cảm giác bóng
Bài 2 bắt đầu có đối kháng, 3 ô vuông khoảng 10x10m được xếp liên tiếp với nhau theo chiều ngang. 16 cầu thủ được chia làm 3 đội 5 và 1 cầu thủ trung gian. Bài tập là một biến thể nâng cao của bài đá ma. Các cầu thủ được yêu cầu chơi 5v2 trong ô 10x10, tối đa 2 chạm. Sau một số lần chạm bóng nhất định thì bóng phải được chuyển sang ô tiếp theo, và tiếp tục chơi 5v2.
Mục đích của các bài đá ma trong phạm vi hẹp thế này luôn là để cải thiện tốc độ ra quyết định và kĩ thuật xử lý bóng (nhận, chuyền, di chuyển) của các cầu thủ. Nhưng việc đặt 3 ô vuông liên tiếp cạnh nhau thì là một sự nâng cao, với mục đích tăng tính liên tục và tạo ra sự định hướng nhất định trong việc kiểm soát bóng cũng như gây áp lực.
Bài 2, đối kháng phạm vi nhỏ. Cụ thể ở đây là 5v2 trong ô 10x10m, có sự liên tục qua các ô. Một nâng cao của việc chơi ma. Bổ trợ khả năng ra quyết định và kĩ thuật xử lý bóng ở phạm vi nhỏ
Sau bài 1 không đối kháng cường độ khá nhẹ nhàng thì đây là bài tập gia tăng cường độ đôi chút. Tuy nhiên, cường độ tăng nhưng đây là phạm vi nhỏ nên sự bổ trợ chủ yếu là kỹ thuật cá nhân và khả năng ra quyết định, cộng thêm tính liên tục, định hướng trong việc kiểm soát bóng.
Bài 3 dễ hiểu hơn một chút. 2 cầu môn được đặt ở 2 đầu 16m50, 16 cầu thủ được chia làm 1 đội 10 và 1 đội 6. Đội 10 người kiểm soát bóng và tấn công cầu môn theo sơ đồ 4-3-3, trong khi đội 6 người phòng ngự theo cách bố trí 2-3-1.
Theo quan điểm người viết, trong bối cảnh buổi tập đầu tiên, thì đây là một bài tập với mục đích kiểm soát bóng và phối hợp dứt điểm cầu môn nhằm tạo cảm giác cho các cầu thủ. Phạm vi sân lớn đẩy cường độ buổi tập khi có thêm những tình huống sức bền tốc độ.
Bài 3, chơi 10v6 ở phạm vi lớn
Thường thì một buổi tập sẽ được cấu trúc từ phạm vi nhỏ tới lớn như vậy. Tức là từ các bài tập không có áp lực, thuần kỹ thuật chuyền nhận, tới các bài tập ở phạm vi nhỏ, rồi mở rộng kích thước sân.
Nhưng Nagelsmann chưa dừng lại ở bài tập thứ 3 ở trên. Bài cuối cùng, tôi cảm giác là một bài tập rất đúng với phong cách của HLV này, về sự liên tục trong triết lý bóng đá. Bài tập đẩy tối đa cường độ buổi tập.
16 cầu thủ được chia làm 2 đội 8, 3 thủ môn làm trung gian (trung gian ở đây hiểu là bóng đội nào thì sẽ chơi đội đó). Diện tích sân khoảng 35x35m xung quanh vòng tròn giữa sân. 4 cầu môn nhỏ được đặt quanh vòng tròn giữa sân và 4 cầu môn nhỏ khác được đặt quanh khu vực ô vuông 35x35m. 2 thủ môn trung gian ở 2 đầu và 1 trung gian thủ môn chơi trong vòng tròn giữa sân, nơi hai đội không được di chuyển vào.
Đội kiểm soát bóng sẽ phải ghi bàn vào các cầu môn nhỏ đặt quay lưng vào vòng tròn giữa sân, trong khi đội không có bóng phải đoạt bóng và ghi bàn vào 4 cầu môn nhỏ bên ngoài. Bài tập cơ bản là 8v8+3, nhưng được nâng cao bởi các cầu môn nhỏ và sự liên tục trong việc kiểm soát bóng cũng như gây áp lực ngay sau khi mất bóng.
Việc không được vào vòng tròn giữa sân có lẽ nhằm đẩy không gian kiểm soát bóng nhỏ hơn, khiến bài tập càng có độ liên tục và tính chuyển đổi cao hơn. Sự liên tục này là một trong những lý do lớn đẩy cường độ bài tập này lên rất cao.
Bài 4 - bài cuối. 8v8+3 trung gian. Đẩy tối đa cường độ buổi tập, chú trọng kiểm soát bóng và chuyển đổi. Đội kiểm soát bóng ghi bàn vào cầu môn ở trong, đội đoạt được bóng ghi bàn vào cầu môn ngoài. Đương nhiên cả 2 đội phản ngăn đối thủ ghi bàn
Các bài tập theo kiểu 6v6+3, 7v7+3 là các dạng bài tập yêu cầu cường độ cao và thường xuyên được các HLV sử dụng (Thomas Tuchel, Diego Simeone, Pep Guardiola). Trải nghiệm cá nhân của tôi khi được tận mắt quan sát bài tập này thì thực sự là một trong những bài tập hay nhất tôi đã thấy.
Nó bổ trợ khả năng kiểm soát bóng, hỗ trợ, chọn vị trí, tính đồng bộ khi gây áp lực, và khả năng chuyển đổi trạng thái từ có bóng sang không bóng và ngược lại. Nagelsmann có một cải tiến khá thú vị với bài tập này bằng cách thêm tới 8 cầu môn để trở thành các định hướng cho cầu thủ.
Buổi tập diễn ra trong khoảng 90 phút và tương đối hoàn thiện. Đó cũng là cách chung một buổi tập cơ bản được thực hiện theo những kinh nghiệm cá nhân tôi quan sát và có những diễn giải lại. Đây là chủ đề có lẽ nhiều người muốn quan tâm nhưng lại chưa thực sự có được sự hình dung rõ nhất.
Mỗi thời đại bóng đá có bối cảnh, phong cách chơi và yêu cầu khác nhau, nên việc so sánh chúng có thể dẫn đến sự thiếu công bằng hoặc sai lệch trong cách nhìn nhận.
Vì từng có thời gian làm trợ lý cho Pep Guardiola tại Manchester City, Enzo Maresca thường được dư luận xem là “môn đồ” của chiến lược gia người Tây Ban Nha – giống như Mikel Arteta, đối thủ của ông trong trận hòa 1-1 của Chelsea với Arsenal tại Stamford Bridge hôm Chủ Nhật tuần trước và là một cựu thành viên trong đội ngũ hậu trường của Guardiola tại đội chủ sân Etihad.
Cho đến hết thời gian của hiệp 1 trận đấu giữa Brighton và Man City, đội khách có vẻ như đã có một thể trận đủ tốt để hướng tới việc chấm dứt chuỗi bất bại của mình.
Thông thường, mọi người cho rằng việc cao lớn là một lợi thế. Nhưng vấn đề là đôi khi những quan niệm thông thường này lại không cho ra kết quả chính xác cho lắm.
Sau chiến thắng 2-1 của Liverpool trước Chelsea vào cuối tuần trước, Arne Slot đã đùa với Trent Alexander-Arnold rằng anh đã có thêm một đối thủ cạnh tranh ở vị trí hậu vệ phải: Mohamed Salah. Huấn luyện viên của Liverpool không chỉ ấn tượng với nỗ lực phòng ngự của Salah mà còn với cả bàn thắng và pha kiến tạo của anh.