Mổ băng Việt Nam 0-2 Thái Lan: Khi Chanathip không bị kiểm soát

Tác giả Raumdeuter13 - Thứ Sáu 24/12/2021 19:00(GMT+7)

Zalo

Cú đúp của Chanathip Songkrasin đã mang về thắng lợi đầy thuyết phục cho đội bóng của HLV Mano Polking trong cuộc đối đầu với ĐT Việt Nam, ở một trận đấu mà tiền vệ đội trưởng của Thái Lan là người tạo ra khác biệt.

Mổ băng Việt Nam 0-2 Thái Lan: Khi Chanathip không bị kiểm soát
 
Đội hình ra sân

 
HLV Park Hang-seo quyết định sử dụng Văn Toàn ngay từ đầu trong những tính toán về khả năng tạo ra tầm ảnh hưởng của Theerathon Bunmathan ở hành lang cánh trái của đối thủ. ĐT Việt Nam nhập cuộc với hệ thống chiến thuật 3-4-3 khi có bóng và 5-4-1 khi phòng ngự, với cặp tiền vệ trung tâm Hoàng Đức – Tuấn Anh, Quang Hải chơi lệch trái, Văn Toàn lệch phải trong khi Công Phượng là người chơi cao nhất. 
 
Mổ băng Việt Nam 0-2 Thái Lan: Khi Chanathip không bị kiểm soát
Sơ đồ 3-4-3/5-4-1 là lựa chọn của HLV Park Hang-seo
 
Bên phía Thái Lan, ông Mano Polking đưa vào sân đội hình ưng ý nhất trong tay của mình, với 3 tiền vệ trung tâm cơ động, Chanathip trong vai trò nhạc trưởng cùng cặp đôi Supachok Sarachart và Teerasil Dangda trên hàng tiền đạo. 
 
Tuy nhiên, yêu cầu cho các vị trí trên sân của Thái Lan có những sự điều chỉnh đáng chú ý. Thông thường, Thái Lan sẽ sử dụng hệ thống 4-4-2 kim cương như các trận đấu gặp Myanmar và Philippines tại vòng bảng. Khi đối đầu với sơ đồ 5-4-1 khi phòng ngự của ĐT Việt Nam, sự khác biệt đến ở chỗ ông Polking yêu cầu Supachok chơi lệch hẳn sang hành lang cánh trái, trong khi Theerathon cũng hoạt động như một hậu vệ trái thông thường thay vì bó vào khu vực trung lộ. 
 
Mổ băng Việt Nam 0-2 Thái Lan: Khi Chanathip không bị kiểm soát
Xu hướng chơi khi kiểm soát bóng của ĐT Thái Lan
 
Thái Lan giữ cấu trúc kim cương ở giữa sân, với 4 tiền vệ có kỹ thuật xử lý bóng và di chuyển hỗ trợ, trong khi yêu cầu các vệ tinh còn lại chơi rộng hơn - một ý đồ nhằm kéo giãn hệ thống phòng ngự của đối phương. 
 

Kiểm soát Chanathip

 
Bàn thua từ rất sớm khiến ĐT Việt Nam gặp khó trong những phương án tiếp cận trận đấu của mình. Đó thậm chí là một bàn thua mà các học trò của HLV Park Hang-seo đã tự đặt mình vào thế bị động, sau một tình huống đá phạt trên phần sân đối phương.
 
Mổ băng Việt Nam 0-2 Thái Lan: Khi Chanathip không bị kiểm soát
Những quyết định xử lý thiếu dứt khoát của các cầu thủ Việt Nam khiến thế chủ động bị đánh mất
 
Mổ băng Việt Nam 0-2 Thái Lan: Khi Chanathip không bị kiểm soát
Hồng Duy mắc sai lầm trong bối cảnh hậu vệ trái này là người duy nhất trên sân nhà trong pha phản công của Thái Lan
 
Vấn đề lớn nhất ở trạng thái phòng ngự ở khu vực 1/3 giữa sân của ĐT Việt Nam là việc kiểm soát phạm vi hoạt động của Chanathip Songkrasin, một người luôn nhạy bén trong việc tìm ra các khoảng trống tấn công, xử lý chạm một với tốc độ cao ở tư thế không thực sự thuận lợi, và hướng trái bóng lên phía trước. 
 
Mổ băng Việt Nam 0-2 Thái Lan: Khi Chanathip không bị kiểm soát
Chanathip luôn rất nhạy bén trong việc di chuyển, tìm khoảng trống để nhận bóng
 
Đó thực sự là một thử thách với Hoàng Đức và Tuấn Anh ở khu vực trung lộ, cũng như một bài toán cho khả năng chơi đồng bộ của các trung vệ ở tuyến dưới. Đặc biệt, khi các tiền vệ trung tâm của Thái Lan tỏ ra linh hoạt ở các pha di chuyển. 
 
Nếu như Thanawat thường xuyên lùi lại để tạo điều kiện cho hậu vệ phải Narubadin dâng cao tấn công và được kiểm soát bởi Quang Hải, thì ở cánh đối diện, Văn Toàn là người có nhiệm vụ áp sát trực tiếp với Theerathon. Đồng bộ theo đó, Tuấn Anh có xu hướng kiểm soát phạm vi hoạt động của Sarach Yooyen, còn Hoàng Đức ít nhiều bị ảnh hưởng bởi các tình huống nhận bóng của tiền vệ trụ Phitiwat.

Điều đó dẫn đến một hệ quả là việc Chanathip luôn có mặt ở khoảng trống sau lưng của cặp tiền vệ trung tâm ĐT Việt Nam. Đáng nói hơn, cách tiền vệ số 18 của Thái Lan chọn vị trí cũng cho thấy sự khôn ngoan của cầu thủ này, khi luôn tạo ra cự ly tương đối xa để các trung vệ có thể can thiệp. 
 
Mổ băng Việt Nam 0-2 Thái Lan: Khi Chanathip không bị kiểm soát
Phitiwat, Sarach thu hút sự chú ý của Hoàng Đức và Tuấn Anh, trong khi Chanathip tìm kiếm khoảng trống sau lưng 2 tiền vệ trung tâm của Việt Nam
 
Ý đồ của Thái Lan được thực hiện một cách hoàn hảo ở bàn thắng thứ 2 của đội bóng này. Chanathip là điểm đến trong đường chuyền từ vị trí của trung vệ Kritsada, đường chuyền xuyên qua cặp tiền vệ Hoàng Đức – Tuấn Anh. Với khoảng cách quá xa so với đối phương, Quế Ngọc Hải bị chậm trong nhịp áp sát, trong khi hai vệ tinh là Teerasil và Sarach có những sự hỗ trợ cực kì hợp lý để giải quyết tình huống 3 đánh 3 trực diện trước 3 trung vệ của ĐT Việt Nam. 
 
Mổ băng Việt Nam 0-2 Thái Lan: Khi Chanathip không bị kiểm soát
Đường chuyền của Kritsada xuyên qua vị trí của Hoàng Đức và Tuấn Anh
 
Mổ băng Việt Nam 0-2 Thái Lan: Khi Chanathip không bị kiểm soát
3 trung vệ của ĐT Việt Nam đều bị chậm nhịp so với 3 cầu thủ đối phương
 
Quyết định chuyển sang hệ thống 3-5-2 khi tấn công và 5-3-2 khi phòng ngự ngay sau khi phải nhận bàn thua thứ 2 của HLV Park Hang-seo và các cộng sự là một minh chứng cho thấy ĐT Việt Nam đã gặp khó trong việc kiểm soát khu vực trung tuyến ở những phút đầu của trận đấu. 
 
Mổ băng Việt Nam 0-2 Thái Lan: Khi Chanathip không bị kiểm soát
ĐT Việt Nam ngay lập tức chuyển sang hệ thống 3-5-2/5-3-2 sau bàn thua thứ 2
 
Tuy nhiên, khi đã phải nhận 2 bàn thua từ quá sớm, ĐT Việt Nam phải rơi vào thế phải tìm bàn gỡ ở phần lớn những phút sau đó của trận đấu, và tiếp tục cho thấy những tồn tại trong lối chơi.
 

Vấn đề của Việt Nam ở hiệp 2

 
Phần còn lại của trận đấu chứng kiến ý đồ giảm nhịp độ gây áp lực của ĐT Thái Lan trên phần sân đối phương, và chủ động nhường thế trận cho ĐT Việt Nam. Trên thực tế, với sơ đồ 3-5-2 cùng những sự thay đổi trong hiệp thi đấu thứ 2, đội bóng của HLV Park Hang-seo đã có không ít tình huống triển khai bóng mạch lạch tới phạm vi 1/3 cuối sân, nơi thêm một lần người hâm mộ chứng kiến những quyết định xử lý không thực sự quá hợp lý của các cầu thủ áo đỏ. 
 
Tạo ra tới 14 pha dứt điểm trong cả trận đấu so với chỉ 6 của Thái Lan, tuy nhiên, số pha dứt điểm được thực hiện trong vòng cấm của đôi bên là bằng nhau với 4 lần. Đây là một con số đáng báo động với ĐT Việt Nam, không chỉ trong trận đấu bán kết lượt đi này, mà kéo dài trong quãng thời gian đã qua của các trận đấu trong năm 2021. 
 
Mổ băng Việt Nam 0-2 Thái Lan: Khi Chanathip không bị kiểm soát
ĐT Việt Nam có được các tình huống triển khai bóng mạch lạch hướng đến khu vực 1/3 cuối sân
 
Mổ băng Việt Nam 0-2 Thái Lan: Khi Chanathip không bị kiểm soát
Thói quen dứt điểm từ xa với một tần suất lớn khiến các cơ hội không quá rõ rệt
 
Như đã nói, khả năng đưa bóng tiếp cận đến các khu vực tấn công nguy hiểm của ĐT Việt Nam là không hề tồi, nhưng những tình huống ra quyết định vội vàng của các cầu thủ khiến giá trị của những cơ hội là không quá ấn tượng. Trong một ngày không may mắn, Quang Hải đã 2 lần đưa bóng chạm vào khung thành trong những pha dứt điểm từ ngoài vòng cấm, những tình huống cần phải thừa nhận yêu cầu chất lượng rất cao của các pha ra chân. 
 
Mổ băng Việt Nam 0-2 Thái Lan: Khi Chanathip không bị kiểm soát
ĐT Việt Nam có nhiều lựa chọn hơn là các cú đá từ ngoài vòng cấm địa đối phương
 
ĐT Việt Nam không có nhiều tình huống đưa bóng tiếp cận gần với đường biên ngang, khai thác các pha di chuyển chiều sâu để gia tăng chất lượng của các cơ hội. Những nỗ lực cá nhân của Đức Chinh hay Văn Đức dường như là chưa đủ trong một thế trận mà chúng ta chưa thể chắt chiu hơn những đợt lên bóng của mình. 
 
Mổ băng Việt Nam 0-2 Thái Lan: Khi Chanathip không bị kiểm soát
Sự xông xáo cùng khả năng di chuyển chiều sâu của Đức Chinh là một tín hiệu tích cực hiếm hoi ở khả năng đưa bóng tiếp cận khu vực 16m50
 
Cú đá của Văn Đức có lẽ là tình huống tấn công bài bản và nguy hiểm nhất mà đội bóng của HLV Park Hang-seo có thể thực hiện trong quãng thời gian 45 phút còn lại của trận đấu. 
 
Mổ băng Việt Nam 0-2 Thái Lan: Khi Chanathip không bị kiểm soát
Tình huống tạo cơ hội dứt điểm cho Văn Đức của Quang Hải
 
Nỗi lo cho hệ thống phòng ngự và khả năng kiểm soát thế trận của ĐT Thái Lan có thể được giảm bớt từ những điều chỉnh từ HLV Park Hang-seo. Tuy nhiên, trong bối cảnh ĐT Việt Nam cần phải ghi ít nhất 2 bàn thắng ở trận lượt về, thì khả năng tạo ra những cơ hội dứt điểm có giá trị cao đang là một thách thức lớn với ĐT Việt Nam, xét trên thói quen xử lý của các cầu thủ. 
 
Hy vọng chưa phải là đã hết với chúng ta, giờ là lúc để ban huấn luyện nhìn lại những tồn tại ở cả 2 đầu cầu môn và tìm ra những giải pháp tức thời để có được sự cải thiện trong cả định hướng nhập trận, đến sự chỉn chu hơn từ các cầu thủ trên hàng công.

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Bậc thầy chiến thuật Eddie Howe đã đè bẹp Tottenham như thế nào?

Trên lý thuyết, tất cả các kế hoạch và ý tưởng đều có thể thực hiện được. Tuy nhiên, để thực hiện những kế hoạch ấy khi đối đầu với một đối thủ mang đẳng cấp cao thì nó lại là câu chuyện và nhiệm vụ hoàn toàn khác biệt... Đó chính là lý do vì sao HLV Eddie Howe đã dành lời khen và ca ngợi các cầu thủ của mình sau khi hồi còi mãn cuộc của trọng tài chính vang lên.

X
top-arrow