Pep Guardiola nổi tiếng với việc liên tục thay đổi cách tiếp cận trận đấu, đặc biệt là khi mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp.
Huấn luyện viên của Manchester City rất sợ việc tự mãn và bị các đối thủ "bắt bài" hệ thống của mình. Chính vì lẽ đó Pep Guardiola không chỉ thay đổi chiến thuật và lối chơi của đội sau những thất bại, mà ông còn làm điều đó ngay cả khi đội của mình thành công và giành được danh hiệu.
Khi đã giành được 4 chức vô địch Premier League liên tiếp và là lần đầu tiên trong lịch sử bóng đá Anh, có lẽ chúng ta nên mong đợi một sự thay đổi lớn hơn mức bình thường trong mùa giải 2024-25 đến từ Pep Guardiola.
Đội hình xuất phát của Manchester City trong trận mở màn mùa giải mới với Chelsea không có nhiều thay đổi so với mùa trước. Vẫn là những cái tên quen thuộc trong hệ thống của Pep Guardiola ngoại trừ việc có thêm một tân binh là Savinho.
Việc sử dụng cả Savinho và Jeremy Doku đã mang lại cho Man City hai "cầu thủ chạy cánh thực thụ" và gần như là những cầu thủ rê dắt bóng thuần túy - một lối chơi mà Pep Guardiola sử dụng khá ít trong những mùa giải đây. Theo một góc nhìn nào đó, điều này gợi lại cho chúng ta về đội hình giành danh hiệu đầu tiên của ông với Man City vào mùa giải 2017-18 - khi đó Raheem Sterling và Leroy Sane là những cầu thủ chơi ở hai bên cánh.
Sterling và Sane luôn được triển khai chơi ở cánh tương ứng với chân thuận của họ. Sterling thuận chân phải đá cánh phải, Sane thuận chân trái đá cánh trái. Và vào Chủ nhật vừa rồi tại Stamford Bridge, Pep Guardiola cũng làm một điều tương tự khi xếp Doku thuận chân phải đá cánh phải, Savinho thuận chân trái đá cánh trái.
Tuy nhiên sau khi Doku có một quả tạt sớm không đúng địa chỉ và một cú sút đi không chính xác sau pha cut-inside thì rõ ràng mọi thứ Pep suy tính ban đầu có vẻ diễn ra không tốt đẹp chút nào. Và rồi hai cầu thủ chạy cánh của Man City đã hoán đổi cánh thi đấu cho nhau chỉ sau 15 phút thi đấu. Đó là quyết định của Savinho và Doku sau khi họ cảm thấy có gì đó không ổn, nó hoàn toàn không phải là chỉ đạo của Pep Guardiola.
Sau thời điểm đó, Pep Guardiola không chỉ chơi với các cầu thủ chạy cánh đảo ngược mà bằng một cách nào đó ông còn có thêm các tiền vệ số 8 đảo ngược. Cách tiếp cận cơ bản của Pep Guardiola tại Man City chính là sử dụng Kevin De Bruyne ở hành lang trong bên phải, Bernardo Silva sẽ tham gia hỗ trợ cho Kevin ở vị trí đó từ bên trái. Tuy nhiên ở trận đấu với Chelsea, mọi thứ đã có sự thay đổi so với cách tiếp cận thông thường của Pep. Ngày hôm đó, Kevin De Bruyne đã thi đấu bên hành lang trong bên trái và Bernardo Silva đảm nhiệm vị trí ở bên phải.
Đôi lúc trong trận này, Kevin De Bruyne đã di chuyển ra các vị trí rộng hơn, có thể lùi sâu về phía bên trái hoặc bám sát đường biên. Việc này có lẽ là để khai thác điểm yếu trong khả năng phòng ngự không thực sự nhạy bén của Cole Palmer.
Điều đó có nghĩa bản đồ chạm bóng của Kevin De Bruyne trông như biểu đồ bên dưới. Hãy chú ý rằng, Kevin De Bruyne ở trận này hoàn toàn không có bất kỳ pha chạm bóng nào ở khu vực bên hành lang trong của cánh phải - vị trí có thể coi là 'sở trường' của tiền vệ người Bỉ.
Bản đồ chạm bóng của Kevin De Bruyne trong trận đấu với Chelsea |
Nhìn biểu đồ trên chung ta có vẻ sẽ cảm thấy hơi bất ngờ, nhưng sự thú vị sẽ đến khi chúng ta nhìn lại bản đồ chạm bóng của Kevin De Bruyne ở màu giải trước và đánh giá các vị trí chạm bóng của anh trong suốt cả mùa giải. Khu vực anh thường xuyên thấy sự hiện diện của anh trên thực tế không phải là ở trung tâm hay hành lang trong bên phải mà nó lại là ở sát cánh trái và hành lang trong bên trái - vị trí mà anh đã thi đấu suốt trong trận đấu với Chelsea vào hôm Chủ nhật.
Bản đồ và tần suất chạm bóng của De Bruyne tại các khu vực trên sân ở mùa giải 2023/24 |
Sau khi xem xong biểu đồ trên thì có lẽ chúng ta cũng không cảm thấy đây là một sự bất ngờ nữa. Nhưng việc sử dụng hai số 8 trong một đội hình theo một góc độ nào đó khiến cả De Bruyne và Bernardo Silva gặp đôi chút khó khăn.
Trong tình huống này, Jeremy Doku đã chuyển sang thi đấu bên cánh trái và thực hiện đường chuyền cho De Bruyne ở hành lang trong. Nhưng ở pha bóng này, De Bruyne đã không thể xoay người đủ tốt để thực hiện một quả tạt vào trong cho Erling Haaland.
Đúng là De Bruyne đã bị áp sát bởi hai cầu thủ của Chelsea. Nhưng nếu tình huống diễn ra ở bên hành lang cánh phải, De Bruyne sẽ thực hiện đường tạt bóng vào trong cho Haaland một cách rất dễ dàng.
Tương tự, Savinho cũng tạo ra được một pha bóng triển khai cơ bản trong lối chơi của Man City ở bên cánh phải. Anh chuyền bóng xuống hành lang trong cho Bernardo Silva để tiền vệ người Bồ xử lý.
... và ở pha bóng này Bernardo quyết định thực hiện một pha cut-inside...
... rồi sau đó là để mất bóng vào chân đối phương. Nếu ở pha bóng này người cầm bóng là Kevin De Bruyne - một cầu thủ thuận chân phải, chắc chắn đã tung ra được một đường chuyền sệt cắt ngang khung thành của Sanchez.
Nhưng theo một góc độ khác thì kế hoạch của Man City vẫn tỏ ra hiệu quả. Điều đó là nhờ vào vị trí của Rico Lewis - một "half-back" đặc biệt của Man City. Vị trí của Rico Lewis sẽ chơi như một hậu vệ phải khi không có bóng nhưng sẽ biến chuyển thành một tiền vệ lệch phải khi bóng về chân cầu thủ của Man City.
Tác giả Michael Cox của tờ The Athletic chia sẻ: "Xin lỗi vì lời giới thiệu quá tự mãn, nhưng vào năm 2010 chính tôi là người đã nghĩ ra thuật ngữ 'inverted fullback - hậu vệ biên ảo' trong bóng đá"
Đây là một ví dụ điển hình về khả năng bất ngờ băng lên vào khoảng trống của Rico Lewis. Ở pha bóng này, cầu thủ số 82 đã lao lên phía trước để nhận một đường chuyền ở khoảng không gian giữa hàng tiền vệ và hàng hậu vệ của đối phương...
... sau đó anh chuyền lại trái bóng sang phía cánh phải cho Doku.
Đôi khi, Rico Lewis cũng tham gia và trở thành một phần của hàng công 6 người của Man City.
Những pha di chuyển của Rico Lewis đã cho phép Bernardo Silva chơi như một số 10 thực thụ, nhưng ngoài khả năng đó ra thì anh còn đóng vai trò như một cầu thủ tấn công ở bên hành lang trong cánh trái của Man City. Ở đây, khi De Bruyne tiếp tục di chuyển ra cánh trái, Savinho đã chuyền bóng cho Bernardo Silva đang băng xuống để Man City tung ra cú sút đầu tiên, nhưng tiếc là nó đã bị chặn lại.
Trong một tình huống khác, Bernardo và De Bruyne đã tỏ ra hiệu quả khi hoạt động trong cùng một khu vực.
Lần này, vị trí của Rico Lewis lại cho phép Bernardo di chuyển sang hành lang trong bên cánh trái. Thực tế, Bernardo Silva vào lúc này đang chơi ở vị trí tiền đạo trung tâm - khu vực chính giữa hai trung vệ của Chelsea. Tiền vệ người Bồ Đào Nha đã rất làm tốt khi thực hiện một pha chạm nhẹ để chuyển đường chuyền căng của Doku đến được vị trí của Haaland - cầu thủ đã dùng sức mạnh về thể chất của bản thân để ghi bàn mở tỷ số.
Một cơ hội lớn khác cho Haaland trong trận đấu cũng diễn ra một cách gần như tương tự trong hiệp 2.
Một lần nữa, Rico Lewis lại di chuyển vào trong từ cánh phải. Bernardo vẫn di chuyển sang hành lang cánh trong cánh trái để gia nhập hội tấn công cùng De Bruyne. Và một lần nữa, tất cả mọi thứ được bắt đầu từ Jeremy Doku. Lần này, anh chuyền bóng cho De Bruyne...
... cầu thủ đã thực hiện một pha chuyền bóng lên phía trước cho Bernardo Silva Bernardo. Ở pha bóng này bóng vẫn đến được vị trí của Bernardo nhưng là sau một pha chạm bóng bị nảy ra của cầu thủ Chelsea.
Và một lần nữa, Bernardo Silva thực hiện một đường chuyền hướng về vị trí của Haaland - người đang chờ sẵn để thực hiện một pha dứt điểm về phía khung thành của Sanchez. Nhưng pha bóng này đã không thể cụ thể hoá thành bàn thắng do Sanchez đã cản phá thành công.
Xét về tổng thể, đây không phải là một hệ thống được vận hành quá phức tạp của Pep Guardiola. Tuy nhiên, sự linh hoạt và khả năng biến đổi từ sơ đồ 4-3-3 sang một dạng 3-3-1-3 khi kiểm soát bóng vẫn là điều đáng chú ý và ấn tượng.
Trên lý thuyết, đội hình và chiến thuật của Manchester City có thể được mô tả theo một cách cụ thể, nhưng trong thực tế, cách mà đội bóng này triển khai chiến thuật trên sân thường rất khác so với những gì được lên kế hoạch từ trước.
Theo Michael Cox (The Athletic)