Nhật Bản 0-1 Costa Rica: Toan tính thất bại của Hajime Moriyasu

Tác giả Raumdeuter13 - Thứ Hai 28/11/2022 07:58(GMT+7)

Chiến thắng trước đối thủ được đánh giá yếu nhất bảng đấu là Costa Rica sẽ mang đến lợi thế vô cùng lớn trong cuộc cạnh tranh một suất vượt qua vòng đấu bảng với ĐT Nhật Bản. Tuy nhiên, những toan tính của HLV Hajime Moriyasu đã không còn hiệu nghiệm như những gì diễn ra trong cuộc đối đầu với ĐT Đức. 

 

Thận trọng ở hiệp 1

Chiến lược gia 54 tuổi tiếp tục cho thấy mình là một người đặc biệt trong những sự lựa chọn nhân sự của mình. Junya Ito, một trong những cầu thủ Nhật Bản chơi tốt nhất trong trận đấu gặp ĐT Đức ngồi trên băng ghế dự bị. Câu chuyện tương tự cho trường hợp của Kaoru Mitoma và Takuma Asano, những cá nhân vào thay người và để lại dấu ấn lên hai bàn thắng ở trận ra quân. Ông Tomiyasu lựa chọn Ayase Ueda cho vị trí tiền đạo, và một cầu thủ bám biên cần cù, có tốc độ là Yuki Soma ở vị trí tiền vệ cánh. 

Bất chấp việc hệ thống 3-4-3 đã cho thấy những tín hiệu tích cực ở nửa sau của trận đấu với ĐT Đức, Nhật Bản vẫn xuất phát với sơ đồ chiến thuật 4-2-3-1. 

ẢNH 1.1 – Sơ đồ 4-2-3-1 của ĐT Nhật Bản

 

Bên phía Costa Rica, đội bóng này không có thay đổi đặc biệt nào sau trận thua 0-7 trước Tây Ban Nha. Đội bóng của ông Luis Fernando Guzman vẫn lựa chọn hệ thống 5-4-1 cùng định hướng phòng ngự ở nửa sân nhà, và nhường quyền kiểm soát bóng cho đối phương. 

45 phút thi đấu đầu tiên với ĐT Nhật Bản tiếp tục là một hiệp đấu thất vọng, trong bối cảnh họ không tạo ra được sự gắn kết ở khả năng lên bóng. Daichi Kamada trong vai trò tiền vệ tấn công ở sơ đồ 4-2-3-1 không phải một mẫu cầu thủ có thể di chuyển liên tục, nhận bóng từ các vệ tinh và tạo ra sự kết nối. Trong khi đó, Soma gần như chơi độc lập ở hành lang cánh trái, còn Ritsu Doan không cho có nhiều những khoảnh khắc xử lý đột biến sở trường của mình. 

Cự ly giữa 3 tiền vệ tấn công của Nhật Bản không thực sự lý tưởng cho việc áp đặt lối chơi

 

Ba tiền vệ tấn công của đại diện châu Á ở hiệp thi đấu thứ nhất không tạo nên được sự áp đảo về mặt thế trận. Chiếm quyền kiểm soát bóng, nhưng thế trận tấn công thiếu ý tưởng của Nhật Bản có thể được thể hiện qua số lượng đường chuyền thành công của bộ ba trên hàng công này. Hai tiền vệ cánh Soma và Doan có tổng cộng 10 đường chuyền, trong khi con số của Kamada là 11 và gần như chỉ diễn ra ở khu vực cánh trái ưa thích của tiền vệ đang chơi cho Frankfurt. 

Vị trí các đường chuyền thành công của Doan, Kamada và Soma

 

Ở vị trí tiền đạo, sự lựa chọn gây nhiều ngạc nhiên Ueda cũng không tạo ra bất cứ dấu ấn nào, khi cầu thủ này không phải một mẫu trung phong có thể càn lướt và chơi độc lập tốt. 

Thay đổi ở hiệp 2

Tương tự như cuộc đối đầu với ĐT Đức, ông Moriyasu thực hiện sự thay đổi người ở ngay đầu hiệp thi đấu thứ 2. Hiroki Ito, một trung vệ cũng được sử dụng như cái cách Takehiro Tomiyasu đã vào sân ở trận đấu ra quân. Nhật Bản thêm một lần thay đổi hệ thống chiến thuật từ 4-2-3-1 sang 3-4-3, và cũng thêm một lần cho thấy một tốc độ tấn công khác biệt của mình sau sự thay đổi của ông Moriyasu. 

Nhật Bản có những sự điều chỉnh gần như tương tự về cấu trúc đội hình sau hiệp 1. 

 

So với chỉ 2 pha dứt điểm trong hiệp thi đấu thứ nhất, đại diện châu Á tung ra tới 11 pha dứt điểm với sơ đồ 3-4-3, họ kiểm soát bóng 75% thời lượng bóng lăn. 

Với Ito ở lệch biên phải và Mitoma ở hành lang cánh trái, Nhật Bản đẩy cao cường độ lên bóng của mình bằng số lượng nhân sự lớn hơn trên phần sân của đối thủ. Định hướng tấn công của Nhật Bản không khác là bao so với hiệp hai cuộc đối đầu với đội tuyển Đức, khi cấu trúc 3-2-5 ở thời điểm kiểm soát bóng giúp họ tạo ra các tình huống tiếp cận khu vực 16m50 của đối phương bằng những phương án đa dạng. 

Ito ngay lập tức để lại dấu ấn với khả năng tăng tốc với bóng của mình. 
Mitoma chứng minh giá trị với kĩ năng đi bóng ở hành lang cánh trái. 

 

Nhưng trong một ngày phải đối mặt với hệ thống phòng ngự 5 người của Costa Rica, các điểm xâm nhập vòng cấm địa của Nhật Bản đã không thể một lần cụ thể hoá áp lực lớn mà họ tạo ra xuyên suốt thời gian của hiệp thi đấu thứ hai để mang về lợi thế cho đại diện châu Á. Không những vậy, thật trớ trêu cho ông Moriyasu và các học trò, khi chính trung vệ vào sân thay người Hiroki Ito lại là người mắc lỗi vị trí trong bàn thắng duy nhất của đối phương ở những phút cuối trận. 

Đó mới là cú dứt điểm trúng đích đầu tiên của đại diện trung Mỹ tại World Cup lần này, một pha bóng có dấu ấn của những sai lầm bên phía Nhật Bản, nhiều hơn là một tình huống triển khai tấn công bài bản của Costa Rica. 

Sai lầm cá nhân của Nhật Bản dẫn đến bàn thắng duy nhất của Costa Rica.

 

Thật khó có thể hiểu nổi lí do cho những lựa chọn chiến thuật của ông Moriyasu, điều vẫn luôn đi cùng với quãng thời gian dẫn dắt ĐTQG của vị chiến lược gia này. Nhật Bản sở hữu những cá nhân thực sự đa dạng, chất lượng trên hàng công, bản thân ông Moriyasu cũng biết cách để đưa những cá nhân xuất sắc ấy vào một hệ thống giúp đội bóng này chơi sòng phẳng với bất cứ đối thủ nào. Nhưng đáng ngạc nhiên là những người như Ito, hay đặc biệt là Mitoma đã không được lựa chọn trong trận đấu mà nếu thắng, Nhật Bản đã chạm một tay vào chiếc vé đi tiếp. 

Thất bại đáng thất vọng trước Costa Rica khiến chiến thắng lịch sử trước ĐT Đức ở ngày ra quân mất đi nhiều ý nghĩa, đặc biệt là khi trước mắt ông Moriyasu và các học trò ở lượt đấu cuối cùng sẽ là ĐT Tây Ban Nha, một trong những đội bóng có tính tổ chức và đẳng cấp chơi bóng cao nhất tại kì World Cup lần này. 

 

 

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

"Bẫy việt vị kiểu Pellegrini": Niềm đam mê lợi bất cập hại của Enzo Maresca

Vì từng có thời gian làm trợ lý cho Pep Guardiola tại Manchester City, Enzo Maresca thường được dư luận xem là “môn đồ” của chiến lược gia người Tây Ban Nha – giống như Mikel Arteta, đối thủ của ông trong trận hòa 1-1 của Chelsea với Arsenal tại Stamford Bridge hôm Chủ Nhật tuần trước và là một cựu thành viên trong đội ngũ hậu trường của Guardiola tại đội chủ sân Etihad.

Momahed Salah & một phiên bản nâng cấp dưới thời Arne Slot

Sau chiến thắng 2-1 của Liverpool trước Chelsea vào cuối tuần trước, Arne Slot đã đùa với Trent Alexander-Arnold rằng anh đã có thêm một đối thủ cạnh tranh ở vị trí hậu vệ phải: Mohamed Salah. Huấn luyện viên của Liverpool không chỉ ấn tượng với nỗ lực phòng ngự của Salah mà còn với cả bàn thắng và pha kiến tạo của anh.

Các đội bóng tại Ngoại hạng Anh đang sử dụng hậu vệ biên như thế nào?

Các hậu vệ biên đã chuyển từ một vị trí ít được chú ý trở thành vị trí có thể đảm nhiệm gần như mọi nhiệm vụ ở trên sân. Hiện tại, mỗi đội bóng đều sử dụng những hậu vệ biên theo nhiều cách khác nhau: từ vai trò phòng ngự, làm người kiến thiết lối chơi cho đến việc chơi bó vào trong như một tiền vệ trung tâm. Vậy hiện giờ mỗi đội bóng tại Premier League triển khai hậu vệ biên của họ như thế nào?

Tottenham Hotspur đã xé tan Manchester United như thế nào?

Nếu Manchester United muốn biết thế nào là một hệ thống chiến thuật được tổ chức tuyệt vời, họ nên xem lại trận thắng của Tottenham Hotspur trước chính họ ngay tại Old Trafford vừa qua. Trước một hệ thống pressing vô hồn và sự kém cỏi trong khâu chống phản công của đội chủ nhà, Spurs đã xé nát Man United thành từng mảnh.