Đức 5-1 Scotland: Thảm họa hàng thủ Scotland và sự biến hóa của tam tấu J-F-K

Tác giả Bảo Nguyễn - Thứ Bảy 15/06/2024 07:37(GMT+7)

Trong một ngày hàng công Đức thể hiện lối chơi công phá vũ bão, hàng thủ Scotland bất đắc dĩ trở thành những tay đá bóng hạng nghiệp dư.

 

Trong những năm trở lại đây, các trận đấu mở màn tại những giải đấu bóng đá lớn như World Cup hay Euro thường kết thúc với những tỉ số hết sức khiêm tốn. Tuy vậy, ở trận khai mạc Euro 2024, khán giả đã được chứng kiến một buổi tiệc bàn thắng mà ở đó, người Đức là kẻ nắm giữ niềm vui chung cuộc.

Trận thắng 5-1 trước Scotland của Đức là trận đấu khai mạc Euro có số bàn thắng cao thứ 2 trong lịch sử, xếp sau trận Pháp giành chiến thắng 5-4 trước Liên bang Nam Tư tại Euro 1960.

Video Đức vs Scotland (Bảng A Euro 2024): Mãn nhãn khai mạc
Link xem video bóng đá Đức vs Scotland hôm nay 15/6. Cập nhật kết quả tỷ số, số liệu thống kê, highlights trận đấu Đức - Scotland Bảng A Euro 2024.

PRESSING, PRESSING VÀ PRESSING!

Với tâm thế là đội bóng chủ nhà và được đánh giá cao hơn về mọi mặt, không quá khó hiểu khi “Những cỗ xe tăng” chủ động dâng cao đội hình ngay từ những phút đầu. Đức gây bất ngờ cho đối thủ với một nhịp chơi nhanh, đan lát ở tốc độ cao và đặc biệt triển khai hệ thống pressing tầm cao bóp nghẹt đối thủ.

Nắm giữ 3 cái tên chất lượng nơi hàng tiền vệ gồm: Andrich, Gundogan và Kroos, Đức nắm hoàn toàn quyền kiểm soát khu trung tuyến, khi ở bên kia chiến tuyến là một McGregor và McTominay quá yếu về khâu điều tiết cũng như thoát pressing. Đối mặt với sự biến hóa của Đức khi vừa có thể chơi ban bật ngắn, vừa có thể tung ra những đường thả bóng chết chóc ra sau lưng hàng phòng ngự, có cảm giác như khối đội hình của Scotland thật sự loay hoay trong việc quyết định liệu có nên áp sát tầm cao với các vệ tinh của “Những cỗ xe tăng”.

Nên nhớ, với những chân chuyền thượng hạng như Gundogan, Kroos hay thậm chí kể cả Rudiger ở tuyến dưới, chỉ cần một sai sót nhỏ trong khâu pressing sẽ khiến những lỗ hổng mở ra nơi hàng phòng ngự của Scotland. Chỉ còn một khoảng không dù là nhỏ nhất, cả Kroos lẫn Gundogan đều hiểu bản thân có thể làm được những gì.

Không thể chơi bóng ngắn, đoàn quân của HLV Steve Clarke buộc phải thực hiện những pha phất dài với Che Adams là điểm đến. Tuy vậy, với bộ đôi trung vệ hộ pháp và quyết liệt như Jonathan Tah cùng Rudiger, Đức dễ dàng giành lại bóng từ các pha tranh chấp, đi cùng với đó là khả năng thu hồi tuyệt vời của Robert Andrich.

Kai Havertz ra dấu cho Wirzt áp sát trung vệ lệch phải của Scotland, trong khi Gundogan kiểm soát McGregor (khoanh tròn).

 

Với khối 3-3 khi triển khai bóng từ tuyến dưới, khi Kroos lui về như một trung vệ thứ 3 khiến những pha rót bóng ra sau lưng hàng thủ Scotland càng nguy hiểm hơn bội phần. Trên thực tế, trong hiệp 1, có từ 3-4 tình huống Đức tiếp cận cầu môn của thủ thành Angus Gunn theo cách tương tự. Và cũng ở hiệp 1, Kroos là cầu thủ đạt tỷ lệ chuyền chính xác tuyệt đối 100%.

Kroos lùi sâu làm bóng như một trung vệ thứ ba.

 

Đối mặt với khối đội hình pressing liên tục của Đức, Scotland chỉ biết đứng ra chịu trận trước những đợt tấn công của đội chủ nhà. Cả McGregor và McTominay đều mất hút nơi tuyến giữa, buộc HLV Steve Clarke phải kéo John McGinn trở về khu trung tuyến, dù ban đầu tiền vệ của Aston Villa được bố trí thi đấu ở cánh phải.

SỰ BIẾN HÓA CỦA TAM TẤU J-F-K

Trong suốt các loạt trận giao hữu, HLV Julian Nagelsmann nhường như đã tìm ra được bộ ba ăn ý của mình gồm Jamal Musiala-Florian Wirzt-Kai Havertz khi liên tục xếp tâm tấu J-F-K chơi bên cạnh nhau. Và ở trận đấu vừa qua, sự biến hóa trong lối chơi của cả ba đã giúp Đức xuyên phá hàng phòng ngự tầng lớp của Scotland.

Như thường lệ, tương tự khi thi đấu trong màu áo Arsenal, Havertz liên tục di chuyển hút người cũng như drop deep để xây dựng lối chơi cùng đồng đội. Việc Nagelsmann chọn Havertz thay vì Fullkrug, cầu thủ vừa chơi trận chung kết Champions League với Borussia Dortmund, nói lên việc ông đánh giá cao sự đa dạng trong lối chơi của tiền đạo mang áo số 7. 

Havertz drop deep nhằm liên kết lối chơi.

 

Xuyên suốt hiệp 1, Havertz thường xuyên hoán đổi vị trí cùng Wirzt và Musiala. Trong một tình huống như vậy, sau pha chọc khe của Gundogan, tiền đạo của Arsenal kiến tạo cho Musiala nâng tỷ số lên 2-0. Ở bàn thắng đầu tiên, Florian Wirzt thể hiện sự lọc lõi của mình khi không di chuyển theo hướng half-space mà bất ngờ đâm thẳng vào khoảng không trung lộ nơi Havertz, Gundogan để lại và thực hiện một cú đá tuyến 2 không thể cản phá.

Wirzt bất ngờ xuất hiện tại trung lộ, khi hậu vệ số 2 của Scotland nhận ra sự hiện diện của tiền vệ Leverkusen thì đã quá muộn.

 

Được chấm điểm cao nhất trận: 8.8 - theo WhoScored - chính là Jamal Musiala. Với những pha đi bóng và kéo bóng lắt léo, Musiala chính là niềm cảm hứng lớn nhất trong lối chơi của Đức ngày hôm nay. Dù là hành lang trái hay phải, anh luôn khiến các hậu vệ Scotland mướt mồ hôi với những tình huống đột ngột chuyển hướng và tăng tốc mang thương hiệu. Với Musiala, tuyển Đức sở hữu một nhân tố gây đột biến và giải quyết trận đấu khi gặp các đối thủ chuyên lùi sâu.

THẢM HỌA HÀNG PHÒNG NGỰ MANG TÊN PORTEOUS

Trước trận đấu, nhiều người lo sợ rằng Đức sẽ gặp khó khăn khi đối đầu với những đội bóng chủ trương phòng thủ lùi sâu và chờ đợi phản công như Scotland. Điều đó là hoàn toàn có cơ sở khi “Những cỗ xe tăng” đã nhận trận thua 0-1 trước Hy Lạp ở trận giao hữu cuối trước thềm Euro 2024, đội bóng với lối chơi tương tự.

Tuy vậy, với sự không nhất quán trong khâu phòng ngự và chất lượng nhân sự ở mức trung bình, Scotland đã có một ngày thật sự đáng quên. Ryan Porteous là cái tên mà CĐV Scotland muốn quên nhất ngay lúc này, bởi anh là nhân tố trực tiếp khiến đội tuyển để thủng lưới 2 bàn.

Ở bàn thắng thứ 2 của Musiala, Porteous đã đứng sai vị trí và không thể theo kèm được Kai Havertz. Trong khi đó, ở quả penalty dẫn đến bàn thua thứ 3, trung vệ của Watford đã đạp thẳng gầm giày vào chân của Gundogan khiến anh bị đuổi khỏi sân ngay lập tức.

Porteous (số 15) đứng sai vị trí trong hệ thống 3 trung vệ và không thể theo kịp Havertz.

 

Rõ ràng, Scotland cần phải chấn chỉnh về lối chơi nếu không muốn bị loại sớm tại Euro 2024, nhất là trong bối cảnh cả 2 đối thủ tiếp theo của họ là Hungary và Thụy Sỹ đều được đánh giá cao hơn

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

"Bẫy việt vị kiểu Pellegrini": Niềm đam mê lợi bất cập hại của Enzo Maresca

Vì từng có thời gian làm trợ lý cho Pep Guardiola tại Manchester City, Enzo Maresca thường được dư luận xem là “môn đồ” của chiến lược gia người Tây Ban Nha – giống như Mikel Arteta, đối thủ của ông trong trận hòa 1-1 của Chelsea với Arsenal tại Stamford Bridge hôm Chủ Nhật tuần trước và là một cựu thành viên trong đội ngũ hậu trường của Guardiola tại đội chủ sân Etihad.

Momahed Salah & một phiên bản nâng cấp dưới thời Arne Slot

Sau chiến thắng 2-1 của Liverpool trước Chelsea vào cuối tuần trước, Arne Slot đã đùa với Trent Alexander-Arnold rằng anh đã có thêm một đối thủ cạnh tranh ở vị trí hậu vệ phải: Mohamed Salah. Huấn luyện viên của Liverpool không chỉ ấn tượng với nỗ lực phòng ngự của Salah mà còn với cả bàn thắng và pha kiến tạo của anh.

Các đội bóng tại Ngoại hạng Anh đang sử dụng hậu vệ biên như thế nào?

Các hậu vệ biên đã chuyển từ một vị trí ít được chú ý trở thành vị trí có thể đảm nhiệm gần như mọi nhiệm vụ ở trên sân. Hiện tại, mỗi đội bóng đều sử dụng những hậu vệ biên theo nhiều cách khác nhau: từ vai trò phòng ngự, làm người kiến thiết lối chơi cho đến việc chơi bó vào trong như một tiền vệ trung tâm. Vậy hiện giờ mỗi đội bóng tại Premier League triển khai hậu vệ biên của họ như thế nào?

Tottenham Hotspur đã xé tan Manchester United như thế nào?

Nếu Manchester United muốn biết thế nào là một hệ thống chiến thuật được tổ chức tuyệt vời, họ nên xem lại trận thắng của Tottenham Hotspur trước chính họ ngay tại Old Trafford vừa qua. Trước một hệ thống pressing vô hồn và sự kém cỏi trong khâu chống phản công của đội chủ nhà, Spurs đã xé nát Man United thành từng mảnh.