Đội tuyển Anh và vấn đề vướng mắc ở hành lang cánh trái

Tác giả Skeleton - Chủ Nhật 23/06/2024 18:40(GMT+7)

Sau hai trận đấu, đội tuyển Anh vẫn đang dẫn đầu bảng C và gần như chắc chắn sẽ vượt qua vòng bảng để tiến tới vòng 1/8 của EURO 2024. Họ vẫn còn một trận nữa ở giai đoạn vòng bảng với đội được đánh giá là yếu nhất bảng - Slovenia. Mọi thứ đã rât thuận lợi để Tam Sư đi tiếp, nhưng quả thật họ đang gặp khủng hoảng!

 

Tất cả các đội bóng tại EURO 2024 đều đã thi đấu 2 trận. Và tính trên thông số sau lượt trận thứ 2 của vòng bảng, đội tuyển Anh đang là đội tuyển có số bàn thua dự kiến thấp nhất xGA (điều này cho thấy họ không để thủng lưới nhiều dựa trên cơ hội ngon ăn mà đối thủ có được). Lần duy nhất ở giải lần này tuyển Anh phải vào lưới nhặt bóng là sau cú nã đại bác ở khoảng cách 25m của Morten Hjulmand. Tất nhiên là có những lo ngại về màn trình diễn của tuyển Anh nhưng xét về tổng thể thì vị trí hiện tại của tuyển Anh cũng là khá ổn sau 2 lượt trận đầu.

Dẫu vậy, màn trình diễn trước đội tuyển Đan Mạch đã gióng lên một hồi chuông báo động với đội tuyển Anh. Các học trò của Southgate vẫn giữ thói quen ghi bàn từ khá sớm và rồi sau đó dường như từ bỏ luôn việc tổ chức tấn công. Tam Sư chơi tệ cả trong khả năng gây sức ép lên đối phương và khả năng cầm bóng. Hai khu vực lộ rõ ra vấn đề chính là vị trí tiền vệ trung tâm của Arnold và hậu vệ cánh trái - nơi mà Trippier đang đảm nhận trong thời gian Luke Shaw bị chấn thương. Hai vị trí này để lộ rõ vấn đề thậm chí còn rõ ràng hơn so với trận ra quân với Serbia.

Dưới đây là một vài ví dụ minh hoạ cho vấn đề của hai vị trí này, Đầu tiên, phương án tiền vệ trung tâm tạm bợ của Southgate - Trent Alexander-Arnold có bóng ở khu vực vòng tròn giữa sân. Về mặt chuyên môn trong bao năm qua, Arnold là một cầu thủ thường thực hiện những đường chuyền dài chéo sân cho các đồng đội. Ở tình huống này rõ ràng số 8 của Tam Sư đã nhìn thấy Phil Foden ở bên cánh trái - vị trí mà không được coi là sở trường của cầu thủ đang thuộc biên chế của Man City. Tuy nhiên giữa Arnold và Foden đã không có sự hiểu ý. Nó được bắt đầu từ việc Trent Alexander-Arnold trì hoãn việc thực hiện một đường chuyền dài cho Foden...

 

... sau khi thấy đồng đội không thực hiện chuyền ngay, Foden đã phải dừng lại để không rơi vào tư thế việt vị. Nhưng chính khoảnh khắc Foden khựng lại thì Arnold lại thực hiện chuyền bóng...

 

... thậm chí đường chuyền đó còn không đủ lực để tới được vị trí của Foden.

 

Tiếp theo là một tình huống diễn ra trong hiệp hai. Ở pha bóng này Alexander-Arnold đã nhận bóng ở khu vực giữa sân và có thể tấn công vào khoảng trống ở phía trước. Những bước đầu ở khu vực giữa sân của Arnold rất tốt...

 

... nhưng sau khi tiến gần đến khu vực 1/3 cuối sân của Đan Mạch, Arnold lại tung ra một đường chuyền sửa lưng của Foden. Nhìn vào tình huống này thì chúng ta nên đánh giá đó là một đường chuyền tệ của Arnold hay Foden đã di chuyển quá sớm vào trung lộ thay vì giữ vị trí dạt cánh đây?

 

Chuyện đó sẽ mở ra một cuộc tranh luận đấy, nhưng rõ ràng đây cũng chính là hai vấn đề cấp bách trước mắt mà Gareth Southgate phải giải quyết cho đội tuyển Anh. Alexander-Arnold đã bị thay ra ngay sau hiệp một và dường như sẽ không ra sân ở vị trí tiền vệ trong trận đấu với Slovenia. Foden thi đấu trận Đan Mạch lâu hơn Arnold một chút, nhưng Southgate cũng sẽ phải xem xét kỹ lưỡng rằng liệu vị trí cánh trái có phải là nơi giúp cầu thủ Man City phát tiết hết khả năng của bản thân? 

Điều ngạc nhiên về vấn đề ở cánh trái của đội tuyển Anh là nó gặp vấn đề ngay cả khi đội tuyển Anh không có quyền kiểm soát bóng. Nhìn vào danh sách tới Đức vào mùa hè này, Anh không có nhiều cầu thủ có thể thoải mái khi nhận bóng ở cánh trái, nhưng rõ ràng đó cũng không phải là lý do để họ liên tục mất vị trí khiến khối đội hình của Anh bị biến dạng. Đây là một ví dụ về việc Foden và Jude Bellingham gần như đã giẫm chân nhau Ở pha bóng này, Foden đang phải cuống cuồng chạy thật nhanh về vị trí cánh trái của mình trước khi Đan Mạch có thể thực hiện việc triển khai tấn công khai thác vào đúng vị trí của anh bỏ lại...

 

... nhưng rốt cuộc, Foden cũng không thể chạy về kịp để ngăn chặn đợt tấn công. Điều này khiến một tiền vệ trung tâm như Declan Rice phải di chuyển rộng về bên cánh để đưa ra phương án ngăn chặn. Nhưng với khoảng không lớn phía trước, Đan Mạch vẫn có thể thực hiện những đường chuyền vượt qua tầm kiểm soát của Declan Rice. 

 

Dưới đây là một ví dụ khác mô phỏng lại vấn đề gần như tương tự. Foden và Bellingham ở pha bóng này đều di chuyển ở vị trí của một số 10 và tất nhiên Đan Mạch có thể nhìn ra khoảng trống bị bỏ lại và thực hiện việc di chuyển trái bóng sang hướng tấn công bên cánh phải - nơi đang có Joakim Maele đang di chuyển rất tự do và hoàn toàn thoải mái để dẫn bóng xuống khu vực 1/3 cuối sân. Chỉ tiếc là ở pha tấn công này, Maehle lại tung ra một đường tạt bóng không chính xác.

 
 

Foden có quyền di chuyển vào trong để hoán đổi vị trí với Bellingham. Chúng ta có thể nhìn ra điều này trong chiến thắng 1-0 của đội tuyển Anh trước Serbia. Ở pha bóng dưới đây, rõ ràng Foden đã ra tín hiệu cho Bellingham rằng cứ giữ vị trí bên cánh trái để anh có thể thực hiện việc di chuyển vào phía trong và thi đấu như một số 10.

 

Nhưng đôi khi việc di chuyển này của Foden bị lạm dụng một cách quá đà. Việc di chuyển vào trong trung lộ từ bên cánh của Foden là hợp lý khi nó mở ra không gian để Kieran Trippier tiến lên tấn công... 

 

... nhưng có vẻ nó bị hơi quá. Ở pha bóng này, Foden - cầu thủ trên sơ đồ chiến thuật được coi là một tiền đạo chạy cánh trái lại đang tiến vào giữa sân để đá như một tiền vệ trung tâm lệch phải -nơi đang có sự hiện diện của Alexander-Arnold - một trong những cầu thủ xuất sắc nhất thế giới khi chơi ở vị trí đó.

 

Dĩ nhiên Trippier không phải là hậu vệ cánh trái có xu hướng chơi chồng biên một cách tự nhiên. Về cơ bản điều đó có thể chấp nhận được nhưng thật khó hiểu tại sao đội tuyển Anh lại có ít kế hoạch tới vậy để thực hiện pressing lên các cầu thủ của Đan Mạch. Ở pha bóng này, Trippier cảm nhận được rằng anh sẽ phải đẩy lên để gần vạch giữa sân để tạo áp lực cho Maehle đang cầm bóng. Tuy nhiên sự chậm chạp và thiếu quyết đoán đã khiến Trippier bị đối thủ vượt qua một cách dễ dàng....

 

... Và một lần nữa, Đan Mạch lại tấn công vào đúng vị trí mà Trippier đã bỏ lại ở phía sau. Tất nhiên để lấp đầy khoảng trống và hỗ trợ đồng đội phòng ngự, Declan RIce và Marc Guehi đã phải di chuyển dạt sang cánh phải để truy cản pha xuống cánh của Maehle.

 

Khi có quyền kiểm soát bóng, đội tuyển Anh về cơ bản là không muốn sử dụng đến Trippier bất chấp việc cầu thủ này thường xuyên xin bóng mà không được bất kỳ ai đáp lại bằng một đường chuyền. Ở pha bóng dưới đây, Trippier là cầu thủ di chuyển tự do nhất của đội tuyển Anh bên cánh trái. Nhưng thay vì một đường chuyền sang cánh cho Trippier, Declan Rice lại chuyền quả bóng về vị trí của Bellingham - người đang bị theo kèm ở giữa sân...

 

... và tiếp sau đó là việc Guehi chọn chuyền ngược lại cho Jordan Pickford thay vì đưa trái bóng tới vị trí của Trippier - người vẫn đang gọi xin bóng trong vô vọng.

 

Việc tung Eberechi Eze vào cánh trái cũng không cải thiện được vấn đề mà tuyển Anh gặp phải ở bên phía cánh trái. Ở tình huống dưới đây, khi Declan Rice thực hiện đường chuyền cho Eze, anh hoàn toàn có cơ hội để thực hiện một pha rê bóng vào trong nhằm tạo ra sự áp đảo về mặt quân số lên vị trí của Maehle bên cánh trái.... 

 

... nhưng thay vì tạo ra pha bóng gây áp lực về phía cánh thì Eze lại ngoặt quả bóng vào trong...

 

... và thực hiện một đường chuyền ngang về khu vực giữa sân và di chuyển loanh quanh vị trí số 10 giống như cách mà Foden đã làm.

 

Mặc dù đã có được 4 điểm sau 2 lượt trận và có khả năng rất cao để lọt vào vòng 1/8 của EURO 2024, nhưng HLV Gareth Southgate vẫn có thể sẽ thực hiện những thay đổi trong chiến thuật hoặc cách tiếp cận trận đấu của cả đội.

Điều này chắc chắn sẽ bao gồm việc để Conor Gallagher đảm nhiệm vị trí tiền vệ trung tâm thay cho Trent Alexander-Arnold - sự thay đổi mà Southgate thường xuyên thực hiện trong giai đoạn hiệp 2 của trận đấu. Về cơ bản, sự thay đổi ở tuyến giữa sẽ là vậy nhưng có vẻ đội tuyển Anh lúc này cần những người có khả năng cầm bóng tốt hơn như Kobbie Mainoo hay Adam Wharton hơn là một cầu thủ như Gallagher. Một vài sự thay đổi khác có thể là cho Bellingham chơi lùi sâu hơn và đưa Foden trở lại với vị trí số 10 đồng thời bổ sung Anthony Gordon ở bên cánh trái nhằm tạo ra độ rộng trong khi triển khai bóng và kéo giãn hàng phòng ngự của đối phương. Đôi khi vấn đề bên cánh trái sẽ được giải quyết nếu như Luke Shaw trở lại thi đấu. Nhưng câu hỏi đặt ra bây giờ là khi nào hậu vệ cánh trái của Man United mới có thể trở lại?

Quanh đi quẩn lại thì những câu hỏi này vẫn là những gì người hâm mộ đặt ra từ một tuần trước với đội tuyển Anh, thậm chí là trước khi giải đấu khởi tranh. Đội tuyển Anh vẫn đang trên con đường tiến đến vòng loại trực tiếp nhưng họ vẫn đang rất mông lung và chưa thể tìm được sự cân bằng cho đội hình toàn sao số của mình.

Theo Michael Cox - The Athletic

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

"Bẫy việt vị kiểu Pellegrini": Niềm đam mê lợi bất cập hại của Enzo Maresca

Vì từng có thời gian làm trợ lý cho Pep Guardiola tại Manchester City, Enzo Maresca thường được dư luận xem là “môn đồ” của chiến lược gia người Tây Ban Nha – giống như Mikel Arteta, đối thủ của ông trong trận hòa 1-1 của Chelsea với Arsenal tại Stamford Bridge hôm Chủ Nhật tuần trước và là một cựu thành viên trong đội ngũ hậu trường của Guardiola tại đội chủ sân Etihad.

Momahed Salah & một phiên bản nâng cấp dưới thời Arne Slot

Sau chiến thắng 2-1 của Liverpool trước Chelsea vào cuối tuần trước, Arne Slot đã đùa với Trent Alexander-Arnold rằng anh đã có thêm một đối thủ cạnh tranh ở vị trí hậu vệ phải: Mohamed Salah. Huấn luyện viên của Liverpool không chỉ ấn tượng với nỗ lực phòng ngự của Salah mà còn với cả bàn thắng và pha kiến tạo của anh.

Các đội bóng tại Ngoại hạng Anh đang sử dụng hậu vệ biên như thế nào?

Các hậu vệ biên đã chuyển từ một vị trí ít được chú ý trở thành vị trí có thể đảm nhiệm gần như mọi nhiệm vụ ở trên sân. Hiện tại, mỗi đội bóng đều sử dụng những hậu vệ biên theo nhiều cách khác nhau: từ vai trò phòng ngự, làm người kiến thiết lối chơi cho đến việc chơi bó vào trong như một tiền vệ trung tâm. Vậy hiện giờ mỗi đội bóng tại Premier League triển khai hậu vệ biên của họ như thế nào?

Tottenham Hotspur đã xé tan Manchester United như thế nào?

Nếu Manchester United muốn biết thế nào là một hệ thống chiến thuật được tổ chức tuyệt vời, họ nên xem lại trận thắng của Tottenham Hotspur trước chính họ ngay tại Old Trafford vừa qua. Trước một hệ thống pressing vô hồn và sự kém cỏi trong khâu chống phản công của đội chủ nhà, Spurs đã xé nát Man United thành từng mảnh.