Tác giả Michael Cox của tờ The Athletic chia sẻ: "Xin lỗi vì lời giới thiệu quá tự mãn, nhưng vào năm 2010 chính tôi là người đã nghĩ ra thuật ngữ 'inverted fullback - hậu vệ biên ảo' trong bóng đá"
Xu hướng các huấn luyện viên sử dụng các cầu thủ chạy cánh thuận chân phải xuất phát ở vị trí cánh trái hay ngược lại là thuận chân trái đá bên phía cánh phải càng gia tăng thì đã đến lúc chúng ta cần tìm ra một cụm từ thích hợp để mô tả về những nhân vật thi đấu như vậy.
Trước đây, họ gọi những cầu thủ thi đấu như vậy là một 'inside-out wingers' (cầu thủ di chuyển từ trong ra ngoài). Nhưng có lẽ đó chưa thể là cách mô tả chính xác bởi nếu chúng ta nhìn vào thực tế thì định nghĩa đó còn có phần đi ngược lại những gì diễn ra trên sân: các cầu thủ chạy cánh di chuyển từ ngoài vào trong chứ không phải từ trong ra ngoài.
Từ "Inverted" (đảo ngược) nghe có vẻ hợp lý hơn. Về cơ bản đó không phải là một thuật ngữ bóng đá nhưng nó có thể dùng để mô tả chiến thuật. "Inverted" được sử dụng khá hiệu quả trong cuốn sách về chiến thuật bóng đá "Jonathan Wilson's Inverting The Pyramid", ký giả Martin Tyler và Tim Sherwood cũng đã từng sử dụng nó trên sóng Sky Sports để làm điểm tin.
Một vài năm sau xu hướng sử dụng các cầu thủ chạy cánh bó vào trong thì trong bóng đá đã nổi lên một xu hướng hoàn toàn mới là các hậu vệ cánh lùi về đá ở vị trí trung tâm. Điều này có thể thấy rõ nét nhất từ việc Pep Guardiola sử dụng Philipp Lahm và David Alaba ở Bayern Munich. Thời gian đó, những cầu thủ như Lahm hay Alaba được gọi là "inverted fullback - hậu vệ biên ảo" nhưng có cảm giác đó cũng không phải là cụm từ để mô tả hoàn toàn chính xác những gì họ làm trên sân. Mục đích của việc sử dụng cụm từ cầu thủ chạy cánh "nghịch đảo" (inverted) chủ yếu là để nhấn mạnh việc họ chơi ở cánh nghịch với chân thuận của mình, chứ không phải việc họ thường xuyên xuất hiện trong trung lộ. David Silva cũng liên tục di chuyển vào giữa, nhưng chúng ta đâu thể gọi anh ta là inverted winger."
Tất nhiên những hậu vệ đó rõ ràng đã làm được những điều gì đó khác lạ so với điều chúng ta mong đợi. Chưa có một ví dụ nổi bật nào về việc các huấn luyện viên cố tình bố trí một cầu thủ thuận chân trái ở cánh phải trong dàn hàng ngang 4 hậu vệ và xếp 1 cầu thủ thuận chân trái ở cánh ngược lại. Chính vì lẽ đó mà có lẽ cần một thuật ngữ khác để mô tả công việc của những cầu thủ này. Và thật may, bóng đá trước đây đã có một thuật ngữ đã được sử dụng và cũng khá phù hợp là "half-back".
Vào giữa thế kỷ trước, khi sơ đồ thống trị trong bóng đá là 2-3-5, trong đó bao gồm: 5 tiền đạo, 3 cầu thủ được gọi là "half-backs" và 2 người được gọi là "full-back". Sơ đồ bên dưới là trong giáo trình hướng dẫn cho các huấn luyện viên của FA do Allen Wade viết năm 1967. Nó thể hiện một hệ thống truyền thống trong bóng đá Anh, với 3 "half-back" bao gồm half-back phải (RH), half-back trái (LH) và half-back giữa (CH).
Tất nhiên theo thuật ngữ bây giờ, chúng ta sẽ gọi cả 3 cầu thủ kể trên là tiền vệ. Ở thời điểm đội hình với 4 hậu vệ trở nên phổ biến thì 2/3 cầu thủ kể trên cũng có xu hướng lùi xuống để chơi theo thiên hướng phòng thủ nhiều hơn. Nhiều người vẫn gọi cầu thủ thi đấu như vậy là những tiền vệ lùi sâu (centre-halves) nhưng thực ra họ lại chính xác là một trung vệ (centre-backs). Còn với những hậu vệ chạy cánh thì vốn đã là trung vệ trong sơ đồ 2-3-5 thì giờ lại thi đấu theo hai vị trí là hậu vệ cánh trái và phải.
Ngày nay, khi các cầu thủ như Trent Alexander-Arnold hoặc Rico Lewis tiến vào những vị trí ở hàng tiền vệ thì họ thực sự đang đóng vai trò như cầu một cầu thủ kiểm soát bóng như các hậu vệ cánh trong sơ đồ 2-3-5 cũ. Tất nhiên độ chính xác về vị trí không phải lúc nào cũng giống với đội hình kể trên, nhưng về cách thức các cầu thủ kiểm soát thế trận thì nó giống y hệ với hệ thống "kim tự tháp" cũ của giữa thế kỷ trước. “half-back”.
Nhưng ngay cả khi không nhìn vào bối cảnh lịch sử hơn 50 năm trước thì cách mô tả vị trí đó vẫn đúng với thực tế hiện tại. Trong vai trò bây giờ, Alexander-Arnold có 50% là một hậu vệ cánh (thời điểm không có bóng) và 50% là tiền vệ (khi có bóng). Cầu thủ người anh rõ ràng không phải là một hậu vệ thuần chạy cánh phải vì hai lý do: Đầu tiên là Arnold không phải lúc nào cũng bám biên ở cánh phải và cũng không phải lúc nào cũng lui về phòng ngự. Nhìn chung Arnold chỉ là một "half-back".
Nếu thuật ngữ này có vẻ lỗi thời thì cũng cần chỉ ra rằng việc sử dụng từ "half" theo nghĩa nào đó có thể tạo ra một thuật ngữ hiện đại. "Half-space" (Hành lang trong) nghe có vẻ khá rắc rối nhưng nó đã được sử dụng để phân định khu vực giữa hai cánh và khu vực trung tâm của một sơ đồ chiến thuật. Nói một cách dễ hiểu hơn thì "half-space" giống như cái kênh giữa hai vùng đất vậy (tiếng đức từ kênh được gọi là 'halfbraum').
Rene Maric, tác giả của một bài viết đã giúp cho thuật ngữ này trở nên phổ biến trong giới báo chí bóng đá, đã giải thích rằng khu vực nói trên được gọi là "half-space" không phải là vì nó quá nhỏ (hiểu theo nghĩa đen là một nửa của một khoảng trống), mà chính xác là do đây chính là "địa bàn" hoạt động của các "half-back phải" và "half-sapce trái" thuở xa xưa.
Và một lý do khác để không sử dụng cụm từ "inverted full-backs" là chúng ta có thể chờ nó có ý nghĩa hơn về sau này mà không phải là hoàn toàn cấm đoán việc sử dụng. Rất nhiều cầu thủ chạy cánh hiện này có xu hướng tiến vào bên trong nhiều hơn là thi đấu dạt rộng về hai cánh. Có ý kiến cho rằng việc để các hậu vệ biên đá ở cánh nghịch với chân thuận sẽ thuận lợi cho việc tắc bóng hơn khi họ phải đối đầu với đám cầu thủ chạy cánh kia.
Phương án trên từ lâu đã được đề xuất như một giải pháp chiến thuật tiềm năng, và chúng ta cũng đã có không ít ví dụ hay ho về việc một hậu vệ cánh thuận chân phải chơi ở cánh trái đối đầu với một cầu thủ tấn công thuận chân trái - ví dụ như Takehiro Tomiyasu của Arsenal đã vô hiệu hóa Mohamed Salah một cách hiệu quả ở mùa giải trước. Nhưng đây sẽ không phải là một giải pháp lâu dài khi mà các hậu vệ cánh cũng được yêu cầu phải thực hiện các pha di chuyển chồng biên và tạt bóng bằng chân thuận.
Nhưng nếu các cầu thủ di chuyển vào trong thay vì chồng cánh thì chân thuận của họ sẽ ít cơ hội để tạo ra khác biệt hơn. Dẫu vậy việc sử dụng như vậy cũng giúp những cầu thủ bị ngược chân thuận có thể tạo ra những góc chuyền khác nhau trong tấn công. Ví dụ điển hình thì chúng ta có thể nhìn ngay vào trận đấu đầu tiên của Rico Lewis trong màu áo tuyển Anh khi anh được xếp đá ở vị trí hậu vệ cánh trái - người đã gặp đôi chút vấn đề khi đá ở vị trí không phải sở trường của mình là ở bên cánh phải.
Nhìn chung đó chỉ là một giải pháp của tuyển Anh khi họ đang thiếu đi những hậu vệ thuần thi đấu bên cánh trái thay vì cho rằng đó là một nước đi chiến thuật của Southgate. Tuy nhiên ở một giai đoạn nào đó có lẽ các huấn luyện viên sẽ cố tình triển khai những hậu vệ thuận chân phải thi đấu bên trái và thuận chân trái thi đấu bên phải. Thời điểm đó, cụm từ "inverted fullbacks" sẽ hoàn toàn hợp lý để mô tả vị trí kể trên.