Thomas Mueller: Đã đến lúc để giải mã lời nguyền Euro?

Tác giả Fussballgott - Chủ Nhật 26/06/2016 15:55(GMT+7)

Khi tuyển Đức vượt qua vòng bảng bằng chiến thắng sát nút trước Bắc Ireland, thay vì vui mừng người Đức lại cảm thấy lo lắng vì phong độ kém cỏi của hàng công, đặc biệt là Thomas Mueller. Chưa ghi được một bàn nào tại các kỳ Euro, đấu trường châu Âu giống như một lời nguyền đặt lên đôi chân của chàng trai tuyển Đức.

Thomas Mueller vẫn chưa thể xóa được cái dớp đáng buồn ở Euro
Thomas Mueller thường tự mô tả vai trò của mình trong đội hình là một “người giải mã không gian” (‘Raumdeuter’ trong tiếng Đức) để nhấn mạnh việc khả năng di chuyển không bóng chiếm lĩnh những khoảng trống thuận lợi nhất để dứt điểm. Thật ra đó là một sự mô tả có phần khiêm nhường, điểm mạnh của Mueller còn bao gồm cả phong cách dứt điểm đơn giản nhưng hiệu quả cao, rất giống với tiền đạo Filippo Inzaghi lừng danh một thời.

Thật không dễ để kể ra một bàn thắng nào đó được Mueller thực hiện một cách đẹp mắt ngoạn mục, người ta chỉ có thể khẳng định anh đã ghi rất nhiều bàn thắng qua từng vòng đấu, từng mùa giải. Việc luôn xuất hiện đúng lúc đúng chỗ giúp Mueller chiếm được ưu thế trước đối phương trong các tình huống dứt điểm, nhưng sự tỉnh táo lạnh lùng mới là thứ vũ khí bí mật giúp Mueller có thể đưa bóng vào lưới đối phương.
Những khán giả truyền hình bị cuốn vào quả bóng chẳng mấy khi nhìn thấy Mueller ở đâu gần khung hình, nhưng khi bóng được đưa đến gần cầu môn đối phương, Mueller đột ngột xuất hiện và tung ra một pha dứt điểm có vẻ như rất khó khăn. Từ khi khởi nghiệp Mueller đã có 200 bàn (tính cả ở đội dự bị Bayern Munich) và tất cả đều đi theo một công thức chung như vậy.

Mueller cũng từng đề cập chuyện này khi nói về chiến thắng 7-1 vang dội của Đức trước Brazil ở World Cup 2014.
“Mọi người nếu quan sát kĩ sẽ thấy tôi và Klose bị theo rất sát. Sau đó tôi và anh ấy di chuyển hướng ngược nhau, đơn giản là hoán đổi vị trí, hậu vệ theo kèm lúng túng và bị mắc kẹt trong đám đông. Đó chính là những gì đã xảy ra”
 
Tư thế không bắt mắt, cú sút cũng không ngoạn mục nhưng đơn giản là khoảng trống và bàn thắng được ghi
Những gì đã xảy ra chính bàn thắng mở tỉ số của Mueller trong chiến thắng vang dội 7-1 của Đức trước những vũ công Samba tại World Cup 2014. Đó cũng là bàn thắng thứ 10 của Mueller tại World Cup sau hai lần tham dự. Trong danh sách những vua phá lưới World Cup, phía trước thành tích của anh còn 6 người, trong đó có 3 người Đức là Juergen Klinsmann, Gerd Mueller và Miroslav Klose. Không ai trong số những chân sút này còn thi đấu và lẽ dĩ nhiên nếu duy trì thành tích 5 bàn/một giải đấu, Mueller không sớm thì muộn sẽ đi vào lịch sử như một trong những chân sút vĩ đại nhất mọi thời.

Nhưng đó là chuyện của World Cup, tại Euro dù cũng đã tham dự hai giải đấu vào năm 2012 và 2016, nhưng số bàn thắng của Mueller cho đến nay vẫn còn là con số 0 tròn trĩnh. Phong độ tương phản của Mueller tại Euro khiến người Đức lo lắng về hành trình chinh phục  giải đấu mà 20 năm trước thế hệ của Klinsmann đã làm được trên đất Anh.

Tại vòng bảng năm nay, cả ba đối thủ của Đức đều không quá mạnh và hứa hẹn giúp HLV Joachim Loew giải những bài toán chiến thuật còn dang dở. Nhưng việc đó đã gây những ảnh hưởng nhất định đến hàng công và đặc biệt là Mueller. Trận gặp Ukraine, Đức nhanh chóng vươn lên dẫn trước bằng pha đánh đầu sau tình huống cố định của Mustafi nhưng sau đó là cả một thời gian dài hàng công bế tắc. Mueller chỉ tung ra đúng một cú sút, góp mặt trong những khoảnh khắc hài hước nhất của trận đấu khi đỡ bóng hụt. Vài phút sau đó anh còn bị các cầu thủ Ukraine xỏ háng đến hai lần.

Người giải mã không gian luôn bị áp sát kịp lúc bởi McGovern
Trước Ba Lan mọi thứ còn tệ hơn, tính tổ chức của hàng thủ Ba Lan rõ ràng là tốt hơn rất nhiều so với Ukraine. Tính thực dụng của Đại Bàng Trắng cũng lớn hơn khi họ chỉ cần thêm 1 điểm là đủ lọt vào vòng sau, Mueller cũng chỉ sút được đúng một bàn và không thực sự có khoảng trống để trình diễn.

Đã có những chỉ trích nhất định nhắm vào hàng công cụ thể là bộ ba Thomas Mueller, Mesut Oezil và Mario Goetze. Giới truyền thông như bắt được vàng khi DFB (Liên đoàn bóng đá Đức) sắp xếp cho Mueller và Goetze trả lời họp báo trước khi Đức đá với Bắc Ireland.

“Tôi muốn có thêm nhiều cơ hội nhưng bạn không thể chỉ mong sao cho nó sẽ diễn ra. Tôi phải khao khát và đi hết giới hạn của mình để có thể nhanh chân hơn đối thủ. Tôi phải cố gắng những gì tốt nhất của mình và chờ xem điều gì sẽ xảy ra. Tất nhiên hàng công đã không thành công. Chúng tôi luôn được kì vọng sẽ ghi bàn nhưng điều đó vẫn chưa xảy ra, dù bạn vẫn muốn có thêm sự khách quan từ những đánh giá bên ngoài”

Mong muốn của Mueller thành hiện thực khi Bắc Ireland triển khai một thế trận lùi sâu, để nhiều đất cho “những chú đại bàng sông Rhine” thể hiện. Cộng với việc tuyển Đức cất Julian Draxler trên băng ghế dự bị, cho ra sân từ đầu một tiền đạo đích thực là Mario Gomez, Mueller và đồng đội tạo ra được rất nhiều cơ hội ngon ăn.

Bằng khả năng chọn vị trí siêu hạng của một ‘Raumdeuter’, Mueller có 6 cơ hội dứt điểm ở những vị trí thuận lợi. Nhưng không may cho anh, thủ thành Michael McGovern là một ‘kẻ khoá không gian’ lão luyện. Ngoại trừ hai lần Mueller dứt điểm vào cột dọc và xà ngang, McGovern luôn đọc đường tình huống di chuyển của Mueller rất tốt. Trong bàn mở tỉ số dù có pha đi bóng trước mặt McGovern nhưng Mueller đã bị khoá chặt mọi góc sút và chỉ có thể chuyền lại cho Gomez dứt điểm. Một ngày không may của Mueller và đồng đội nhưng Đức vẫn hoàn thành nhiệm vụ vào vòng trong với vị trí nhất bảng. Mueller có góc nhìn hài hước về những pha bỏ lỡ của mình:
“Nếu tận dụng thành công thì giờ tôi đã vượt qua số bàn thắng của Bale rồi” 
 
Lời nguyền ư, chẳng có lời nguyền nào cả!
Lý giải dễ hiểu cho việc Đức đột nhiên có nhiều cơ hội hơn ở trận Bắc Ireland, ngoại trừ việc đối thủ quá yếu, việc có trên sân một tiền đạo cắm dũng mãnh, đánh đầu tốt như Gomez khiến cho hàng phòng ngự bị phân tán và lơi lỏng. Trong thế trận như vậy, những pha dốc bóng từ biên của những cầu thủ toàn năng như Mueller, Oezil hay Goetze đặc biệt trở nên nguy hiểm.

Vòng bảng kết thúc và Đức đã biết đối thủ của mình ở những vòng sau là ai. Nếu thuận lợi vượt qua Slovakia, Đức sẽ gặp đội thắng trong cặp Ý – Tây Ban Nha, muốn đi đến chung kết (chưa nói vô địch), Đức còn phải vượt qua nhánh đấu có Pháp và Anh. Rõ ràng là không còn thời gian để Joachim Loew thử nghiệm Goetze hay Mueller đá cao nhất nữa. Người Đức hẳn nhớ rằng trong chiến dịch World Cup 2014 thành công và đặc biệt là trận chung kết với Argentina, việc có một tiền đạo cắm đá cao nhất (Klose) giúp lối chơi của Đức linh hoạt và khó lường hơn nhiều.
 
Mueller đã tịt ngòi suốt vòng bảng nhưng đừng quên anh là vua phá lưới vòng loại của Đức với 9 bàn. Một khi cỗ máy tìm được công thức thích hợp và vận hành trơn tru thì Mueller sẽ giải toả được cơn khát bàn thắng. Vòng knockout không có chỗ cho những sai lầm, và biết đâu đó sẽ là động lực để Mueller tìm lại bản năng sát thủ của mình? Vấn đề nằm ở đôi chân và khối óc. Còn lời nguyền Euro ư? Chẳng có lời nguyền nào cả.

► Xem thêm lịch thi đấu Ngoại hạng Anh và kết quả bóng đá Anh hôm nay.

LUKASZ (TTVN)

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Ronaldo: Chiếc băng bị ném và Nhà lãnh đạo kiểu Bồ Đào Nha

Trong bài viết về Nghệ Thuật Lãnh Đạo đã được đăng tải trên tạp chí Forbes, nhóm tác giả Young Entrepreneur Coucil (YEC) đã chỉ ra ba bước để trở thành một lãnh đạo xuất sắc, đó là thúc đẩy bản thân, thúc đẩy đồng đội và thiết lập tầm nhìn cho cả đội. Đó là điều chúng ta ít được thấy hoặc được biết về Cristiano Ronaldo, nhưng mùa hè kỳ diệu trên đất Pháp chính là thời điểm mà khả năng lãnh đạo của Ronaldo phát tiết.

Hồi ức Berlin: Chuyện đứa con hoang của màu áo Thiên Thanh

Ngày 9/7/2006, sân vận động Olimpiastadion Berlin chứng kiến cái kết đẹp của một câu chuyện thần kỳ mang tên Italia. Bất chấp bóng ma về vụ bê bối Calciopoli ngay trước thềm giải đấu, Azzurri đã thi đấu tuyệt vời để lần thứ tư nâng cao cúp vàng danh giá. Trong câu chuyện ấy, người ta nhắc tới thủ lĩnh Fabio Cannavaro khi anh đạt tới đỉnh cao sự nghiệp, nhắc tới nhạc trưởng Pirlo, người đã chơi cực hay và trở thành nguồn cảm hứng cho cả đội. Nhắc tới cả đôi bàn tay vững chắc của Gianluigi Buffon

Quyết định của Platini: Niềm vui châu Âu - Nỗi đau người Pháp

Ngày Platini lên nắm chức Chủ tịch Liên đoàn bóng đá UEFA, người Pháp chắc hẳn rất vui. Trong khi đang chạy đua cho một suất chủ nhà Euro 2016, thì việc có một công dân nắm giữ chức vụ cao nhất Liên đoàn bóng đá châu Âu quả là một lợi thế không nhỏ. Và dĩ nhiên họ đã thành công. Nhưng có lẽ người dân đất nước hình lục lăng hẳn không nghĩ rằng, một trong những quyết định đầu tiên của vị Tân Chủ tịch, sau này sẽ làm con tim của mình tan nát như thế nào.

Patrice Evra: Hành trình của người truyền lửa từ Knysna về St Denis

Kynsna, quả đồi ở Nam Phi và câu chuyện đen tối diễn ra nơi đó có lẽ giờ cũng không còn ám ảnh nhiều người, trong đó có Patrice Evra. Trận chung kết Euro 2016 tại Stade de France cũng vừa kết thúc, cúp bạc đã không thuộc về những chú gà trống Gaulois, người ta có lẽ bị thu hút nhiều hơn bởi câu chuyện thần kỳ mà thầy trò HLV Fernando Santos viết nên, bởi hình ảnh xúc động khi cha già Ferguson ôm chầm lấy Ronaldo chúc mừng vinh quang của cậu học trò nhỏ. Khi ấy, Evra đang ở đâu trong đám đông ồn

Tấm gương EURO 2016: Bóng đá là không từ bỏ

(Bongda24h.vn) – Bóng đá là một trò chơi của tập thể mà mỗi cá nhân đều phải thi đấu vì lợi ích chung của cả đội. Ở một góc độ nào đó, mỗi cầu thủ cần hiểu rõ đúng thực lực của mình để có nên tiếp tục cống hiến cho đội bóng hay nhường chỗ cho những cái tên khác xứng đáng hơn. Những nhà vô địch EURO 2016 đã cho chúng ta thấy được bài học đó.

Từ Fatima đến Paris: Cuối cùng thì Đức Mẹ đã mỉm cười với người Bồ

Trải qua 120 phút so tài nghẹt thở trên sân Stade de France, cuối cùng thì chặng hành trình kỳ diệu và hoang đường nhất của thầy trò HLV Fernando Santos tại VCK EURO 2016 mùa Hè năm nay đã khép lại một cách mỹ mãn. Ngay trên mảnh đất Pháp đầy mộng mơ và lãng mạn, một tập thể bao gồm những con người Bồ Đào Nha bình dị đã viết nên câu chuyện lịch sử cho riêng mình.

Màu áo bã trầu có vơi bớt nỗi buồn của Figo?

Phút bù giờ đầu tiên của hiệp một trận bán kết Euro 2016 giữa Đức và Pháp, khi mà tất cả đã nghĩ về một kết quả hòa thì Bastian Schweinsteiger khiến tất cả phải sững sờ. Một pha chạm bóng bằng tay quá nghiệp dư, và lần thứ hai liên tiếp ĐT Đức phải chịu một quả penalty oan nghiệt. Đó là bước ngoặt của trận đấu, và cũng là chủ đề được bàn tán nhiều nhất sau thất bại cay đắng của Die Mannschaft. Những ký ức đó khiến người ta nhớ về một câu chuyện khác cách đây 16 năm.