Panenka: Không chỉ là một quả phạt đền

Tác giả SW - Thứ Ba 07/06/2016 17:23(GMT+7)

Euro 2016 là kỳ Euro đầu tiên mà cả CH Séc và Slovakia, hai vùng lãnh thổ được tách ra từ Tiệp Khắc cũ cùng góp mặt. Kể từ khi được tách ra năm 1993,nền bóng đá của cả hai quốc gia đều đạt được những thành công và có được một vị thế nhất định tại châu Âu. Nhưng như vậy là chưa đủ để người ta có thể quên được những thành công vang dội của bóng đá Tiệp Khắc từng dành được trong quá khứ ,đáng kể nhất chính là chức vô địch Euro 1976. Chức vô địch được định đoạt bằng cú sút phạt penalty của Panenka – quả penalty đáng nhớ nhất trong lịch sử các kỳ Euro.
 
Panenka đã đi vào lịch sử với pha sút penalty nổi tiếng
PANENKA VÀ CÚ ĐÁ PHẠT ĐỀN HUYỀN THOẠI

Mới đây, tờ L’Equipe của Pháp đưa ra danh sách 100 cầu thủ xuất sắc nhất nhất trong lịch sử Euro. Hầu hết trong số đó là những cầu thủ mà người hâm mộ có thể dễ dàng  “gọi mặt chỉ tên” với sự nghiệp đầy những thành công và danh hiệu. Giữa những cái tên ấy, Antonin Panenka vẫn có một vị trí riêng của mình, ông đứng thứ 9 tức là xếp ngay trên những huyền thoại của bóng đá thế giới như Matthias Sammer, Peter Schmeichel hay Ruud Gullit bất chấp một sự nghiệp tại cấp câu lạc bộ không quá lẫy lừng của mình.
Phần lớn sự nghiệp đỉnh cao của cựu tiền vệ đội tuyển Tiệp Khắc cũ gắn bó với đội bóng quê nhà  Bohemians Praha. Chơi ở vị trí tiền vệ nhưng Panenka cũng kịp có đươc đến 76 bàn thắng sau 230 trận đấu và trở thành huyền thoại của câu lạc bộ. Chỉ tiếc rằng với những đóng góp ấy không thể giúp ông có được bất kỳ danh hiệu nào sau 14 năm gắn bó với đội bóng quê nhà. Sau khi rời Praha, Panenka lựa chọ Áo là nơi tiếp tục sự nghiệp của mình và hai chức vô địch quốc gia cùng ba danh hiệu cúp quốc gia Áo trong màu áo Rapid Wien chính là những thành công hiếm hoi ở cấp độ câu lạc bộ của ông 

Trở lại những ký ức của kỳ Euro 1976 tại Nam Tư, kỳ Euro 1976 được tổ chức là lần cuối cùng giải đấu có 4 đội tham dự trước khi được mở rộng ra 8 đội từ Euro 1980. Đây cũng chính là kỳ Euro đầu tiên sử dụng những loạt đá phạt đền để quyết định trận đấu sau khi kết thúc thời gian của hiệp phụ. Tiệp Khắc bước vào vòng chung kết với thừa sự tự tin cùng với một thành tích rất tốt trước giải đấu. Họ bất bại trong 20 trận đấu trước kỳ Euro năm đó. Ở vòng loại họ đứng đầu bảng đấu có Anh và Bồ Đào Nha trước khi vượt qua một đối thủ sừng sỏ khác là Liên Xô ở vòng loại cuối cùng để trở thành một trong bốn đội bóng dành quyền dự Euro. Những thành tích đó không giúp Tiệp Khắc được đánh giá cao tại Euro 1976. Nam Tư có lợi thế chủ nhà còn Hà Lan và Tây Đức vào thời điểm ấy là những đội bóng mạnh nhất ở châu Âu và thế giới (nên nhớ rằng chỉ 2 năm trước tại World cup 1974 chính Tây Đức và Hà Lan là hai đội bóng đi đến trận đấu cuối cùng). 

Đội tuyển Tiệp Khắc vô địch Euro 1976 nhờ cú sút của Panenka
Ở trận bán kết, Tiệp Khắc vượt qua Hà Lan của Johan Cruyff sau một trận đấu phải đá thêm giờ cùng 4 bàn thắng và 3 chiếc thẻ đỏ. Đối thủ của họ- không có gì bất ngờ- là những nhà đương kim vô địch thế giới Tây Đức. Ngày 20 tháng 6 năm 1976 trận chung kết Euro 1976 được tổ chức trên sân vận động FK Crvena Zvezda tại Belgrade và những diễn biến của trận đấu xứng đáng với sự chờ đợi của những người hâm mộ. Tiệp Khắc tiếp tục khiến mọi người phải ngạc nhiên, đội bóng Đông âu chỉ cần 25 phút để tạo ra lợi thế dẫn hai bàn trước các nhà đương kim vô địch thế giới. Nhưng người Đức một lần nữa chứng minh được sự lì lợm và tinh thần chiến đấu đến cùng của mình. Sau nhiều nỗ lực, Franz Beckenbauer và đồng đội cũng kịp gỡ hòa ở phút thứ 89 đưa trận đấu đến những hiệp phụ và sau đó là những loạt sút luân lưu. 

Ở đây, Panenka tạo nên một trong những khoảnh khắc đáng nhớ nhất trong lịch sử các kỳ Euro. Cả Tây Đức và Tiệp Khắc đều thực hiện thành công những loạt đá của mình cho đến Uli Hoeness đưa trái bóng đi vọt xà ở lượt sút thứ tư, cơ hội quyết định trận đấu được trao cho Panenka. Trước ánh mắt của hàng vạn khán giả trên sân và đối mặt với thủ thành huyền thoại Sepp Maier, Antonin Panenka nhẹ nhàng sục trái bóng bay từ từ vào giữa khung thành…

Totti tái hiện lại siêu phẩm của Panenka trong loạt đấu súng với Hà Lan
Ở thời điểm hiện tại, bạn có thể thấy những pha xử lý như thế xuất hiện với một tần suất khá thường xuyên, có thể là ở những giải đấu đẳng cấp thế giới cho đến những giải đấu ít người biết đến, từ những trận đấu ngoài đời thực đến những trận đấu trong những tựa game bóng đá. Thế nhưng khi đặt vào thời điểm năm 1976, pha xử lý như vậy không khác gì một “cuộc cách mạng” vậy, khi mà người ta luôn cố tìm cách đưa trái bóng đến những góc khó nhất của khung thành thì Panenka lại chọn dứt điểm vào…vị trí của thủ môn. Đương nhiên, pha ghi bàn trong trận chung kết ấy không phải là lần đầu cựu tiền vệ người Tiệp Khắc làm như vậy. Panenka cho biết ông đã từng thử thực hiện những cú phạt đền như thế từ trước trận chung kết 2 năm trong những trận giao hữu và thậm chí là ở cả giải vô địch quốc gia. Một chi tiết nữa là ý tưởng cho pha bóng đó đến từ những vụ các cược của Panenka và người đồng đội tại Praha.
 
LỊCH SỬ XÂY TỪ BIA VÀ CHOCOLATE

Panenka và Zdenek Hruska thủ môn của Bohemians Praha thường thi đấu với nhau bằng những cú sút Penalty và phần thưởng cho người chiến thắng chỉ là những ly bia hay những thanh chocolate Nhưng không may cho Panenka khi người đồng đội của anh lại tỏ ra quá xuất sắc trong những tình huống cản phá phạt đền. Những thất bại liên tiếp trong trò chơi ấy khiến ông mất không ít đêm để nghĩ ra một phương án khác đánh bại được Zdenek và đòi lại số tiền mình đã mất.

“Tôi biết rằng các thủ môn sẽ luôn lựa chọn một trong hai bên để đổ người vì thế ý tưởng đưa trái bóng vào giữa khung thành dần xuất hiện. Nhưng nếu như bạn sút quá mạnh vào giữa thì thủ môn sẽ vẫn kịp phán đoán và dùng chân để cản phá vì thế tôi quyết định đưa trái bóng bay thật nhẹ và chậm khi đó thủ môn sẽ không thể kịp cản phá khi đã hoàn toàn đổ người sang một bên”

Đá phạt đền giống như một cuộc chiến giữa thủ môn và bạn. Người chiến thắng là người giữ được sự bình tĩnh và tinh thần tốt hơn. Và các thủ môn thì sẽ không bao giờ đủ bình tĩnh để đứng yên ở chính giữa khung thành cả. Đó chính là điểm mấu chốt trong thành công của tôi.
Antonin Panenka

Ý tưởng thoạt nghe có vẻ là điên rồ, vào thời điểm ấy, hóa ra lại có tác dụng vô cùng. Panenka dần chiếm thế thượng phong trong trò chơi với Zdenek và dần đòi lại được những khoản đã mất trước kia. Ông hài hước kể lại “Cách xử lý đó bắt đầu phát huy hiệu quả và khi ấy rắc rối mới xuất hiện; tôi có nguy cơ tăng cân vì nhận được quá nhiều chocolate và bia của Zdenek!”

Panenka sau khi áp dụng thành công cách sút phạt đền ấy trong những trận đấu thực sự đã đi đến quyết định sẽ làm điều ấy khi  có cơ hội ở
Euro 1976. Nếu như Uli Hoeness không đá hỏng quả phạt đền trước đó thì chưa chắc mọi người đã nhớ nhiều đến pha “Panenka” đến như thế. Nhưng giống như định mệnh , tiền vệ của Bayern Munich đưa trái bóng lên trời; quả đá phạt đền của Panenka sẽ quyết định cả giải đấu và bỗng được cả triệu người chú ý. Định mệnh đã cho Panenka cơ hội trở thành người hùng của cả đất nước và định mệnh đã khiến mọi người phải nhớ đến cú đá phạt đền ấy, mãi mãi.
 
Pirlo hạ gục Joe Hart với cú cucchiaio mẫu mực
LIỆU CÓ PANENKA NÀO TRÊN ĐẤT PHÁP?

Những cú “Panenka” luôn rất đặc biệt, nó làm cầu thủ thực hiện cảm thấy tự hào, làm thủ môn đối phương gần như phát điên, khiến những người đồng đội phải sửng sốt. “Panenka” giống như những cơn mưa giữa mùa hạ vậy, khi trận đấu đang bươc vào những phút căng thẳng và kịch tích nhất thì một gã nào đó cầm quả bóng đặt vào chấm đá phạt đền rồi lấy đà…như thật chỉ để đưa quả bóng lơ lưng nhè nhẹ bay vào giữa khung thành. Đó chính là cái cách mà Totti khiến Cơn lốc màu da cam phải khuất phục ở Euro 2000, cách mà Pirlo dạy cho Joe Hart một bài học ở Euro 2012, và còn cả những khoảnh khắc thiên tài của Helder Postiga hay Sergio Ramos nữa.

Euro 2016 đang cận kề và người ta lại tự hỏi sẽ có ai đó đủ tự tin và đủ “điên” để tái hiện những gì Panenka hay Totti, Pirlo đã làm không? Với nhiều khán giả, họ luôn thích thú với những trận đấu cân bằng, luôn chờ đợi những trận đấu hồi hộp đến nghẹt thở và luôn mong ngóng một cú sục bóng nhẹ nhàng sẽ lại quyết định cả một trận cầu đỉnh cao. Một khoảnh khắc thiên tài đến lạnh lùng trong những giờ phút sinh tử như Panenka đã từng nói: “Tôi chắc chắn 100% đó sẽ là một bàn thắng, vì không ai lường trước được điều đó cả.”

Bài viết có tham khảo nguồn từ bài Antonin Panenka and the greatest penalty of all time trên These Football Times.

SW (TTVN)

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Ronaldo: Chiếc băng bị ném và Nhà lãnh đạo kiểu Bồ Đào Nha

Trong bài viết về Nghệ Thuật Lãnh Đạo đã được đăng tải trên tạp chí Forbes, nhóm tác giả Young Entrepreneur Coucil (YEC) đã chỉ ra ba bước để trở thành một lãnh đạo xuất sắc, đó là thúc đẩy bản thân, thúc đẩy đồng đội và thiết lập tầm nhìn cho cả đội. Đó là điều chúng ta ít được thấy hoặc được biết về Cristiano Ronaldo, nhưng mùa hè kỳ diệu trên đất Pháp chính là thời điểm mà khả năng lãnh đạo của Ronaldo phát tiết.

Hồi ức Berlin: Chuyện đứa con hoang của màu áo Thiên Thanh

Ngày 9/7/2006, sân vận động Olimpiastadion Berlin chứng kiến cái kết đẹp của một câu chuyện thần kỳ mang tên Italia. Bất chấp bóng ma về vụ bê bối Calciopoli ngay trước thềm giải đấu, Azzurri đã thi đấu tuyệt vời để lần thứ tư nâng cao cúp vàng danh giá. Trong câu chuyện ấy, người ta nhắc tới thủ lĩnh Fabio Cannavaro khi anh đạt tới đỉnh cao sự nghiệp, nhắc tới nhạc trưởng Pirlo, người đã chơi cực hay và trở thành nguồn cảm hứng cho cả đội. Nhắc tới cả đôi bàn tay vững chắc của Gianluigi Buffon

Quyết định của Platini: Niềm vui châu Âu - Nỗi đau người Pháp

Ngày Platini lên nắm chức Chủ tịch Liên đoàn bóng đá UEFA, người Pháp chắc hẳn rất vui. Trong khi đang chạy đua cho một suất chủ nhà Euro 2016, thì việc có một công dân nắm giữ chức vụ cao nhất Liên đoàn bóng đá châu Âu quả là một lợi thế không nhỏ. Và dĩ nhiên họ đã thành công. Nhưng có lẽ người dân đất nước hình lục lăng hẳn không nghĩ rằng, một trong những quyết định đầu tiên của vị Tân Chủ tịch, sau này sẽ làm con tim của mình tan nát như thế nào.

Patrice Evra: Hành trình của người truyền lửa từ Knysna về St Denis

Kynsna, quả đồi ở Nam Phi và câu chuyện đen tối diễn ra nơi đó có lẽ giờ cũng không còn ám ảnh nhiều người, trong đó có Patrice Evra. Trận chung kết Euro 2016 tại Stade de France cũng vừa kết thúc, cúp bạc đã không thuộc về những chú gà trống Gaulois, người ta có lẽ bị thu hút nhiều hơn bởi câu chuyện thần kỳ mà thầy trò HLV Fernando Santos viết nên, bởi hình ảnh xúc động khi cha già Ferguson ôm chầm lấy Ronaldo chúc mừng vinh quang của cậu học trò nhỏ. Khi ấy, Evra đang ở đâu trong đám đông ồn

Tấm gương EURO 2016: Bóng đá là không từ bỏ

(Bongda24h.vn) – Bóng đá là một trò chơi của tập thể mà mỗi cá nhân đều phải thi đấu vì lợi ích chung của cả đội. Ở một góc độ nào đó, mỗi cầu thủ cần hiểu rõ đúng thực lực của mình để có nên tiếp tục cống hiến cho đội bóng hay nhường chỗ cho những cái tên khác xứng đáng hơn. Những nhà vô địch EURO 2016 đã cho chúng ta thấy được bài học đó.

Từ Fatima đến Paris: Cuối cùng thì Đức Mẹ đã mỉm cười với người Bồ

Trải qua 120 phút so tài nghẹt thở trên sân Stade de France, cuối cùng thì chặng hành trình kỳ diệu và hoang đường nhất của thầy trò HLV Fernando Santos tại VCK EURO 2016 mùa Hè năm nay đã khép lại một cách mỹ mãn. Ngay trên mảnh đất Pháp đầy mộng mơ và lãng mạn, một tập thể bao gồm những con người Bồ Đào Nha bình dị đã viết nên câu chuyện lịch sử cho riêng mình.

Màu áo bã trầu có vơi bớt nỗi buồn của Figo?

Phút bù giờ đầu tiên của hiệp một trận bán kết Euro 2016 giữa Đức và Pháp, khi mà tất cả đã nghĩ về một kết quả hòa thì Bastian Schweinsteiger khiến tất cả phải sững sờ. Một pha chạm bóng bằng tay quá nghiệp dư, và lần thứ hai liên tiếp ĐT Đức phải chịu một quả penalty oan nghiệt. Đó là bước ngoặt của trận đấu, và cũng là chủ đề được bàn tán nhiều nhất sau thất bại cay đắng của Die Mannschaft. Những ký ức đó khiến người ta nhớ về một câu chuyện khác cách đây 16 năm.