Francesco Toldo: Thời thế tạo anh hùng

Tác giả Phương GP - Thứ Sáu 03/06/2016 10:48(GMT+7)

“Euro luôn là mảnh đất lành cho các thủ môn”. Một bài viết trên báo Thể thao văn hóa đã từng nói như thế. Bằng chứng được bài viết đưa ra là, đã từng có rất nhiều nhà vô địch sở hữu những người gác đền xuất chúng, và có thể nói rằng họ chiếm hết một phần hai công sức để đưa đội nhà đến với niềm vinh quang.

Francesco Toldo trở thành người hùng của Italia ở trận bán kết Euro 2000
Ta có thể kể đến Sư tử Lev Yashin giúp Liên Xô vô địch năm 1960, Dino Zoff giúp đội bóng áo màu thiên thanh vững vàng vào năm 1968 và đặc biệt nhất là cú vô địch vô tiền khoán hậu của “những chú lính chì” Đan Mạch, với sự chỉ huy tài ba của người gác đền Peter Schmeichel. Ở đó, khi mà những trận đấu mang tính loại trực tiếp, những huấn luyện viên từ châu Âu thường muốn thắng trận từ trên sa bàn, với những mưu mẹo, chiến thuật, toan tính, thì người đảm bảo an toàn cho chiến thuật của họ luôn được đánh giá đúng với tầm quan trọng của mình hơn trong những trận cầu sôi động. Tuy nhiên, với nhiều người thừa nhận, hẳn không ai trong số các thủ môn có thể vụt sáng, trở thành ngôi sao sáng nhất trong đội bóng, hưởng lợi từ thành công của giải đấu bằng “người thay thế” Francesco Toldo.
 
8 ngày trước khi vòng chung kết Euro tại Bỉ và Hà Lan được diễn ra, toàn thể người dân Italia nói riêng và những người yêu mến đội bóng màu thiên thanh nói chung nhận phải hung tin, Gigi Buffon bị gãy tay trong trận thắng Na-uy, một trận đấu giao hữu nhằm chuẩn bị trước thềm giải đấu. Toàn thể đều bị sốc, tất cả cực kỳ lo lắng cho thủ thành của Parma này. Vận xui đến với toàn thể đất nước hình chiếc ủng, tuy nhiên trong đó lại có một người đã biết biến điều này thành vận may của mình. Thủ thành của Fiorentina, Toldo, được Dino Zoff sử dụng thay thế cho Buffon.

Chấn thương của Buffon đã tạo điều kiện cho Toldo tỏa sáng
Anh nhận ra rằng, cơ may thật tình cờ lại đến với mình. Như cái thuở anh còn chơi tại đội bóng thiếu nhi, đang là hậu vệ của đội bóng, bỗng nhiên thủ môn của đội bị chấn thương và không có người thay thế, HLV buộc anh phải trở thành người gác đền bất đắc dĩ. Từ đó, anh đã biết rằng, duyên trời đã định cho mình ở vị trí chốt chặn trước khung thành này. Và hôm nay, anh biết rằng suy nghĩ của mình đã đúng. Thật không hay khi vui mừng trên sự đau khổ của đồng đội, thế nhưng bản thân phải biết cố gắng để đáp ứng niềm tin của HLV, tình cảm của người hâm mộ và đồng đội, trên hết cả chính là sự tự tôn của bản thân.
 
Cái câu “thời thế tạo anh hùng” thật chẳng sai đối với Toldo. Mùa hè năm đó, anh tỏa sáng rực rỡ trên đất Hà Lan và Bỉ. Nhiều người sau này có thể sẽ quên anh trước sự vẻ vang của hàng hậu vệ với Cannavaro, Nesta, Maldini hay Zambrotta. Đáng lẽ ra cái tên Francesco Toldo nên có ở vị trí trang trọng của riêng mình. Và bản thân người viết muốn sử dụng những khoảnh khắc để nhằm tô thêm cái ấn tượng về vế “thời thế tạo anh hùng” khi nhắc về anh.
 
Đó là khoảnh khắc các cổ động viên Italia tự hào giăng hàng biểu ngữ “Catenaccio” để ủng hộ việc HLV Dino Zoff quyết định nâng tầm chiến thuật tinh hoa của người Ý. Bên cạnh hàng tứ vệ điển trai năm đó, người “khổng lồ” theo đúng theo nghĩa đen này đã chắn giữ hết mọi ngóc ngách vào khung thành. Trải qua hơn một tháng của giải đấu, anh đã có đến 30 pha cứu thua và chỉ để lọt lưới bốn bàn, mà một nửa trong đó đã thuộc về trận chung kết. 

Là khoảnh khắc mà số phận run rủi bốc thăm để Italia đụng độ Hà Lan trên con đường chinh phục. Người ta đã từng ví rằng: “Hà Lan như những cơn sóng, và Italia như bờ đê, khi con sóng vượt qua bờ đê, thì cơn sóng phải đụng độ Toldo”. Lời ví von quả không sai. Bờ đê màu xanh khi ấy đã vỡ. Phút 34, Zambrotta phải nhận thẻ vàng thứ hai và rời trận đấu, khi đó đội bóng màu thiên thanh đã liên tục nhận liên tiếp những cơn sóng gió từ cơn lốc màu cam. Toldo vẫn đứng đó, vững chãi, mặc cho đã hai lần bờ đê bị xuyên thủng thì vẫn còn đó anh, là thần giữ cửa, cản trở bước sóng tràn trên chấm 11m.
 
Toldo phấn khích sau cú phạt đền hỏng ăn của Kluivert
Là khoảnh khắc Frank Rijkaard ưu tiên cho Kluivert thực hiện những quả penalty trong trận đấu, để người xem nhận thấy rằng tài năng của Toldo có thể làm im tiếng đi niềm hy vọng của cả thủ phủ Amsterdam. Và kể có là những người đàn anh vững chãi là chỗ dựa tinh thần cho toàn đội như đội trưởng Frank de Boer hay Jaap Stam, thì cũng bị cái khí thế của gã thủ thành người Italia áp đảo.
 
Là khi mà Maldini không thể hoàn thành nhiệm vụ của mình, thì một lần nữa, Toldo lại hiện lên như đấng cứu thế, anh cản phá pha đá phạt của Bosvelt và đưa người Ý vào giấc mơ của thiên đường. Khi đó, người ta đã nhận ra được giá trị thực sự của anh. Sự thành công của Catenaccio mà Dino Zoff xây dựng đến từ bàn tay của anh. Thủ môn huyền thoại này đã phải thốt lên lời cám ơn anh, sau màn trình diễn tuyệt vời đó.
 
Nhưng cũng giống như những anh hùng của thời thế khác, anh không thể nào tự mình xoay chuyển được số phận. Chung kết gặp đội tuyển Pháp, suốt 90 phút, anh đã cùng đồng đội cản phá gần 20 pha dứt điểm từ đội bóng áo lam, gấp đôi những gì mà đồng đội trên hàng công của anh làm được. 
 
Người hùng Toldo giúp Italia làm nên kỳ tích
Và rồi, giây phút kinh hoàng nhất cũng đã tới, pha đánh đầu phá bóng của Cannavaro vô tình thành đường chuyền tuyệt hảo cho Wiltord. Để một lần nữa người xem biết rằng, bức tường thành của Italia không hoàn hảo như họ tưởng, khi mà người giữ cửa không còn được tỉnh táo theo đúng nghĩa đen về mặt thể chất, thì hậu quả sẽ đến tức thì. Không thể sửa sai cho đồng đội khi còn bị choáng với pha bóng trước đó, Toldo đã để bóng lọt giữa hai chân và bàn thắng đến ngay phút bù giờ cuối cùng. Người Italia sụp đổ, giấc mộng tan vỡ, tinh thần suy sụp. Trước khi Trezeguet đóng thẳng cây đinh vàng vào giữa ngực quý ông Catenaccio kiêu hãnh.
 
Đã 16 năm rồi, anh cũng đã giải nghệ. Tuy nhiên niềm nuối tiếc giành cho anh vẫn còn đó. Nhiều người yêu màu áo thiên thanh đã nguôi đi nỗi buồn năm đó khi 6 năm sau món nợ đã được trả với cả vốn lẫn lãi. Nhưng anh lại không được sắm vai là “người hùng tạo ra thời thế”. Bởi vì có lẽ số phận muốn tô vẽ cho anh nét bi tráng của bức tranh “thời thế tạo anh hùng” mà thôi.

Phương GP (TTVN)

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Ronaldo: Chiếc băng bị ném và Nhà lãnh đạo kiểu Bồ Đào Nha

Trong bài viết về Nghệ Thuật Lãnh Đạo đã được đăng tải trên tạp chí Forbes, nhóm tác giả Young Entrepreneur Coucil (YEC) đã chỉ ra ba bước để trở thành một lãnh đạo xuất sắc, đó là thúc đẩy bản thân, thúc đẩy đồng đội và thiết lập tầm nhìn cho cả đội. Đó là điều chúng ta ít được thấy hoặc được biết về Cristiano Ronaldo, nhưng mùa hè kỳ diệu trên đất Pháp chính là thời điểm mà khả năng lãnh đạo của Ronaldo phát tiết.

Hồi ức Berlin: Chuyện đứa con hoang của màu áo Thiên Thanh

Ngày 9/7/2006, sân vận động Olimpiastadion Berlin chứng kiến cái kết đẹp của một câu chuyện thần kỳ mang tên Italia. Bất chấp bóng ma về vụ bê bối Calciopoli ngay trước thềm giải đấu, Azzurri đã thi đấu tuyệt vời để lần thứ tư nâng cao cúp vàng danh giá. Trong câu chuyện ấy, người ta nhắc tới thủ lĩnh Fabio Cannavaro khi anh đạt tới đỉnh cao sự nghiệp, nhắc tới nhạc trưởng Pirlo, người đã chơi cực hay và trở thành nguồn cảm hứng cho cả đội. Nhắc tới cả đôi bàn tay vững chắc của Gianluigi Buffon

Quyết định của Platini: Niềm vui châu Âu - Nỗi đau người Pháp

Ngày Platini lên nắm chức Chủ tịch Liên đoàn bóng đá UEFA, người Pháp chắc hẳn rất vui. Trong khi đang chạy đua cho một suất chủ nhà Euro 2016, thì việc có một công dân nắm giữ chức vụ cao nhất Liên đoàn bóng đá châu Âu quả là một lợi thế không nhỏ. Và dĩ nhiên họ đã thành công. Nhưng có lẽ người dân đất nước hình lục lăng hẳn không nghĩ rằng, một trong những quyết định đầu tiên của vị Tân Chủ tịch, sau này sẽ làm con tim của mình tan nát như thế nào.

Patrice Evra: Hành trình của người truyền lửa từ Knysna về St Denis

Kynsna, quả đồi ở Nam Phi và câu chuyện đen tối diễn ra nơi đó có lẽ giờ cũng không còn ám ảnh nhiều người, trong đó có Patrice Evra. Trận chung kết Euro 2016 tại Stade de France cũng vừa kết thúc, cúp bạc đã không thuộc về những chú gà trống Gaulois, người ta có lẽ bị thu hút nhiều hơn bởi câu chuyện thần kỳ mà thầy trò HLV Fernando Santos viết nên, bởi hình ảnh xúc động khi cha già Ferguson ôm chầm lấy Ronaldo chúc mừng vinh quang của cậu học trò nhỏ. Khi ấy, Evra đang ở đâu trong đám đông ồn

Tấm gương EURO 2016: Bóng đá là không từ bỏ

(Bongda24h.vn) – Bóng đá là một trò chơi của tập thể mà mỗi cá nhân đều phải thi đấu vì lợi ích chung của cả đội. Ở một góc độ nào đó, mỗi cầu thủ cần hiểu rõ đúng thực lực của mình để có nên tiếp tục cống hiến cho đội bóng hay nhường chỗ cho những cái tên khác xứng đáng hơn. Những nhà vô địch EURO 2016 đã cho chúng ta thấy được bài học đó.

Từ Fatima đến Paris: Cuối cùng thì Đức Mẹ đã mỉm cười với người Bồ

Trải qua 120 phút so tài nghẹt thở trên sân Stade de France, cuối cùng thì chặng hành trình kỳ diệu và hoang đường nhất của thầy trò HLV Fernando Santos tại VCK EURO 2016 mùa Hè năm nay đã khép lại một cách mỹ mãn. Ngay trên mảnh đất Pháp đầy mộng mơ và lãng mạn, một tập thể bao gồm những con người Bồ Đào Nha bình dị đã viết nên câu chuyện lịch sử cho riêng mình.

Màu áo bã trầu có vơi bớt nỗi buồn của Figo?

Phút bù giờ đầu tiên của hiệp một trận bán kết Euro 2016 giữa Đức và Pháp, khi mà tất cả đã nghĩ về một kết quả hòa thì Bastian Schweinsteiger khiến tất cả phải sững sờ. Một pha chạm bóng bằng tay quá nghiệp dư, và lần thứ hai liên tiếp ĐT Đức phải chịu một quả penalty oan nghiệt. Đó là bước ngoặt của trận đấu, và cũng là chủ đề được bàn tán nhiều nhất sau thất bại cay đắng của Die Mannschaft. Những ký ức đó khiến người ta nhớ về một câu chuyện khác cách đây 16 năm.