Euro 2016: Sân khấu của số 10, sân khấu của Ozil

Tác giả Fussballgott - Thứ Năm 09/06/2016 09:33(GMT+7)

Nếu có trận đấu nào ở mùa giải này mà cổ động viên Arsenal vừa tức giận vừa hạnh phúc và xen lẫn tiếc nuối, đó chỉ có thể trận derby bắc London với Tottenham Hotspur ở vòng 12. Harry Kane sớm mở tỉ số cho đội khách ở phút 32 từ pha chạy chỗ thông minh và dứt điểm đẳng cấp. Phần còn lại là show diễn của Mesut Oezil.

Euro 2016 sẽ là cơ hội để Mesut Ozil tỏa sáng
Anh tạo ra 7 pha chuyền bóng đưa đồng đội vào vị trí thuận lợi, nhưng đáng tiếc là chỉ một trong số đó được cụ thể hoá thành bàn gỡ hoà. Kieran Gibbs là người được Oezil kiến tạo trong pha bóng mà anh không phải là người ở vị trí tốt nhất. Người đứng ở đó là Olivier Giroud, cá nhân mang lại sự phẫn nộ cho người hâm mộ Arsenal trong trận đấu đó. Giroud có tới 5 tình huống dứt điểm, một trong số đó là quả đánh đầu trúng xà ngang, một bị Lloris cản phá, còn lại là 3 pha đưa bóng ra ngoài…

Ngay từ khi chuyển đến Arsenal cách đây 3 năm, Oezil hẳn đã nghe nói nhiều về chất lượng của những chủ công Arsenal. Đó chắc chắn không còn là Cristiano Ronaldo, Karim Benzema hay Gonzalo Higuain dứt điểm siêu hạng, cụ thể hoá hàng tá đường chuyền của anh như hồi ở Real Madrid. Nhưng Giroud quả là một sự hụt hẫng to lớn, dù gì tiền đạo Pháp cũng từng là vua phá lưới Ligue I.

Mùa giải này Oezil thăng hoa tột đỉnh, kiến tạo đến 19 bàn thắng cho Arsenal qua đó giúp Pháo Thủ giành vị trí thứ hai. Nhưng theo Whoscored, bên cạnh 19 đường chuyền thành bàn còn là 125 pha chuyền bóng đưa đồng đội vào vị trí thuận lợi nhưng bị hỏng ăn. Một hàng công cùn cũng đồng nghĩa với thành tích yếu kém. Không hiểu Oezil có chạnh lòng không khi từ khi anh đi Real Madrid đã hai lần đứng lên đỉnh châu Âu?

Ozil đã chơi đầy nỗ lực trong trận derby bắc London
Cuộc sống của Oezil ở Arsenal là thế. Anh cứ ra sân, cứ kiến tạo như thể đó là bản năng của mình. Và rồi chấp nhận rằng bóng đá là tập hợp của những chuỗi nỗ lực đến cùng, ngay cả khi bóng đã rơi vào chân-thuận-của-đồng-đội, ở vị trí nguy hiểm thì đó vẫn chưa thể là bàn thắng.

Đức vô địch World Cup 2014, nhưng Oezil vẫn phải nhận những chỉ trích từ Anh. Lượt về vật vờ cùng Arsenal ở Premier League 2013-14, cộng thêm màn trình diễn mờ nhạt trên đất Brazil ở…bên cánh trái Die Mannschaft khiến người ta nghi ngờ anh.
“Tôi là một trong những cầu thủ xuất sắc nhất đá ở vị trí số 10. HLV, người hâm mộ và mọi người đều biết tôi chơi tốt nhất ở vị trí tiền vệ kiến thiết” – Oezil trả lời trên Telegraph

Nhưng Joachim Loew có lý lẽ của mình. Ngay trước thềm giải đấu, Reus bất ngờ bị chấn thương khi Đức đá giao hữu với Armenia. Điều đó đồng nghĩa với việc họ thiếu hẳn một giải pháp tấn công đẳng cấp từ cánh trái. Schurrlé vẫn còn đó nhưng không nhận được sự tin tưởng. Kết quả là Oezil bị đẩy ra biên, khu vực trung tâm sẽ do những cầu thủ toàn năng như Mario Goetze hay Thomas Mueller đảm nhiệm. Suốt giải đấu anh chỉ kiến tạo được đúng một bàn dành cho Sami Khedira trong chiến thắng 7-1 trước Brazil ở bán kết. Ở trận chung kết, chấn thương lần lượt của Khedira rồi Kramer dẫn đến việc Oezil được bó vào trung lộ lần đầu tiên trong giải đấu. Thể hiện của anh ở mức chấp nhận được khi đạt tỉ lệ chuyền bóng lên đến 84% và đá gần trọn vẹn 120 phút.

Việc phải đá dạt trái khiến Ozil không thể tận dụng hết khả năng của mình
Sự nghiệp của anh ở Die Mannschaft cũng không hề yên ả, vấn đề là vị trí. Lẽ thường để một số 10 phát huy hết khả năng, HLV cần cho anh tự do ở trung lộ, ngay sau lưng tiền đạo để phát huy hết khả năng kiến tạo siêu hạng của mình. Nhưng với Loew, ông sẵn sàng hy sinh vị trí của Oezil vì yêu cầu chiến thuật.
 
“Khi tôi ở cánh trái mọi việc khó khăn hơn. Nhưng Joachim Loew cần tôi ở đó. Đó không phải là chuyện cá nhân, mà là chuyện của cả đội bóng. Đó không phải là vị trí ưa thích nhưng tôi sẵn lòng đá ở đó.”

Trớ trêu trong khi bóng đá đang càng khan hiếm những số 10, thì Oezil, người được thừa nhận là một số 10 tuyệt vời nhất, lại phải hy sinh quá nhiều. Đó là điều ít xảy ra thuở trước, khi những người mang số 10 mặc nhiên được xem là ông chủ của đội. Mọi đường bóng đều phải qua chân họ, và cho dù đồng đội có gào thét xin bóng thì họ vẫn có quyền nghĩ đến một vài pha bóng ngẫu hứng. Nhưng vai trò đó gần như đã tuyệt chủng khi bóng đá dần hoàn thiện mình trở thành trận đấu của cả tập thể nhiều hơn cá nhân. Một số 10 của hiện đại là phải như Oezil, ngay cả khi anh biết mình là một trong số những người giỏi nhất vẫn phải nép mình lại hy sinh vì tập thể, chơi bóng một cách đơn giản mà hiệu quả, thậm chí là sẵn sàng lao vào tranh chấp ngay khi đội nhà mất bóng.

Với sự vắng mặt của Reus, liệu Ozil có tiếp tục bị đẩy ra cánh?
Marco Reus lại chấn thương trước thềm giải đấu lớn, như một định mệnh đau đớn cho chàng tiền vệ điển trai trung thành. Nhưng lần này Joachim Loew có lẽ sẽ nghĩ khác. Bên cánh trái ông đã có Schurrlé và giờ còn thêm Julian Draxler. Tiền vệ của Wolfsburg trẻ hơn Reus vài tuổi nhưng kinh nghiệm và tài năng không quá thua kém. Nếu đã có người tin cậy, lẽ nào Joachim Loew tiếp tục bắt Oezil phải hy sinh, khi anh vừa trải qua một trong những mùa giải hay nhất của mình?

Lịch sử để thấy mùa hè nước Pháp luôn là sân khấu đẹp nhất để tôn vinh những số 10 thượng thặng. 32 năm trước Michel Platini dẫn đầu đội bóng hào hoa nhất lịch sử giành cúp Henri Delaunay, 14 năm sau đó một thiên tài khác là Zinedine Zidane lập cú đúp đánh bại Brazil trong trận chung kết World Cup. Nhưng Les Blue hè này đã không còn số 10 đích thực nào trong đội hình như hai lần trước, số phận đang thách thức nước Pháp hay thách thức Oezil - “Zidane của nước Đức”trên con đường chinh phục châu Âu?

Lukasz (TTVN)

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Ronaldo: Chiếc băng bị ném và Nhà lãnh đạo kiểu Bồ Đào Nha

Trong bài viết về Nghệ Thuật Lãnh Đạo đã được đăng tải trên tạp chí Forbes, nhóm tác giả Young Entrepreneur Coucil (YEC) đã chỉ ra ba bước để trở thành một lãnh đạo xuất sắc, đó là thúc đẩy bản thân, thúc đẩy đồng đội và thiết lập tầm nhìn cho cả đội. Đó là điều chúng ta ít được thấy hoặc được biết về Cristiano Ronaldo, nhưng mùa hè kỳ diệu trên đất Pháp chính là thời điểm mà khả năng lãnh đạo của Ronaldo phát tiết.

Hồi ức Berlin: Chuyện đứa con hoang của màu áo Thiên Thanh

Ngày 9/7/2006, sân vận động Olimpiastadion Berlin chứng kiến cái kết đẹp của một câu chuyện thần kỳ mang tên Italia. Bất chấp bóng ma về vụ bê bối Calciopoli ngay trước thềm giải đấu, Azzurri đã thi đấu tuyệt vời để lần thứ tư nâng cao cúp vàng danh giá. Trong câu chuyện ấy, người ta nhắc tới thủ lĩnh Fabio Cannavaro khi anh đạt tới đỉnh cao sự nghiệp, nhắc tới nhạc trưởng Pirlo, người đã chơi cực hay và trở thành nguồn cảm hứng cho cả đội. Nhắc tới cả đôi bàn tay vững chắc của Gianluigi Buffon

Quyết định của Platini: Niềm vui châu Âu - Nỗi đau người Pháp

Ngày Platini lên nắm chức Chủ tịch Liên đoàn bóng đá UEFA, người Pháp chắc hẳn rất vui. Trong khi đang chạy đua cho một suất chủ nhà Euro 2016, thì việc có một công dân nắm giữ chức vụ cao nhất Liên đoàn bóng đá châu Âu quả là một lợi thế không nhỏ. Và dĩ nhiên họ đã thành công. Nhưng có lẽ người dân đất nước hình lục lăng hẳn không nghĩ rằng, một trong những quyết định đầu tiên của vị Tân Chủ tịch, sau này sẽ làm con tim của mình tan nát như thế nào.

Patrice Evra: Hành trình của người truyền lửa từ Knysna về St Denis

Kynsna, quả đồi ở Nam Phi và câu chuyện đen tối diễn ra nơi đó có lẽ giờ cũng không còn ám ảnh nhiều người, trong đó có Patrice Evra. Trận chung kết Euro 2016 tại Stade de France cũng vừa kết thúc, cúp bạc đã không thuộc về những chú gà trống Gaulois, người ta có lẽ bị thu hút nhiều hơn bởi câu chuyện thần kỳ mà thầy trò HLV Fernando Santos viết nên, bởi hình ảnh xúc động khi cha già Ferguson ôm chầm lấy Ronaldo chúc mừng vinh quang của cậu học trò nhỏ. Khi ấy, Evra đang ở đâu trong đám đông ồn

Tấm gương EURO 2016: Bóng đá là không từ bỏ

(Bongda24h.vn) – Bóng đá là một trò chơi của tập thể mà mỗi cá nhân đều phải thi đấu vì lợi ích chung của cả đội. Ở một góc độ nào đó, mỗi cầu thủ cần hiểu rõ đúng thực lực của mình để có nên tiếp tục cống hiến cho đội bóng hay nhường chỗ cho những cái tên khác xứng đáng hơn. Những nhà vô địch EURO 2016 đã cho chúng ta thấy được bài học đó.

Từ Fatima đến Paris: Cuối cùng thì Đức Mẹ đã mỉm cười với người Bồ

Trải qua 120 phút so tài nghẹt thở trên sân Stade de France, cuối cùng thì chặng hành trình kỳ diệu và hoang đường nhất của thầy trò HLV Fernando Santos tại VCK EURO 2016 mùa Hè năm nay đã khép lại một cách mỹ mãn. Ngay trên mảnh đất Pháp đầy mộng mơ và lãng mạn, một tập thể bao gồm những con người Bồ Đào Nha bình dị đã viết nên câu chuyện lịch sử cho riêng mình.

Màu áo bã trầu có vơi bớt nỗi buồn của Figo?

Phút bù giờ đầu tiên của hiệp một trận bán kết Euro 2016 giữa Đức và Pháp, khi mà tất cả đã nghĩ về một kết quả hòa thì Bastian Schweinsteiger khiến tất cả phải sững sờ. Một pha chạm bóng bằng tay quá nghiệp dư, và lần thứ hai liên tiếp ĐT Đức phải chịu một quả penalty oan nghiệt. Đó là bước ngoặt của trận đấu, và cũng là chủ đề được bàn tán nhiều nhất sau thất bại cay đắng của Die Mannschaft. Những ký ức đó khiến người ta nhớ về một câu chuyện khác cách đây 16 năm.