Croatia - Nỗi buồn ẩn trong những quả pháo sáng |
Phút 86 trận gặp CH Séc tại Euro 2016, các CĐV Croatia khiến trận đấu bị gián đoạn khi liên tiếp ném những quả pháo sáng xuống sân. Giới túc cầu giáo bất bình về cách hành xử thiếu văn minh của những vị khách Balkan, và rằng chính sự cố đó của CĐV Croatia đã gián tiếp giúp CH Séc có cú lội ngược dòng vào cuối trận. Nhưng những người ủng hộ đội quân bàn cờ có cái lý riêng của mình, và đằng sau những quả pháo sáng ấy là cả một câu chuyện buồn.
Ngược dòng thời gian vào những năm 1980, khi ấy có một chàng thanh niên yêu mến câu lạc bộ thủ đô một cách cuồng nhiệt. Thời niên thiếu, anh đã dành rất nhiều thời gian để theo đuổi ước mơ cầu thủ nhằm một ngày được khoác lên mình chiếc áo của Dinamo. Nhưng tiếc thay, lực bất tòng tâm, anh thất bại hết lần này đến lần khác. Một ngày bỗng nhiên vận may mỉm cười, ở cái tuổi ngoài ba mươi, anh được người bạn hữu của mình, Miroslav Ciro Blazevic mời vào làm việc cho lớp thượng tầng của câu lạc bộ. Và kể từ ngày ấy, quyền lực của chàng trai ngày càng gia tăng đến mức không thể tin nổi. Chàng trai ấy sau này chính là giám đốc điều hành của đội bóng Dinamo Zagreb-Zdravko Mamic.
Giám đốc điều hành của đội bónDinamo Zagreb - Zdravko Mamic. |
Mamic giao quyền hạn cho những người thân cận. Anh em của ông được giao vào những chiếc ghế điều hành ở Dinamo Zagreb. Con trai được gửi vào đội hình của câu lạc bộ. Thậm chí, chức vị giám đốc điều hành liên đoàn, hiện đang được nắm bởi Damir Vrbanovic, cũng là một nhân vật thân cận của ông. Tuy nhiên, việc làm của Mamic càng ngày càng đi quá xa. Người đứng đầu Dinamo bắt đầu quyết định sử dụng đội tuyển quốc gia làm cổ máy in tiền cho mình. Từ thương vụ thành công của Modric, Lovren, ngày càng có nhiều cầu thủ của câu lạc bộ thủ đô được tiến cử vào đội tuyển tham dự vào những sân chơi lớn, bất kể trình độ nào. Với tham vọng các giải đấu sẽ trở thành chiến dịch quảng cáo hoành tráng cho những “gà nhà”, Mamic sẽ thu bộn tiền từ . Thế là sự bất công xảy ra, và bùng nổ nhất là sau thất bại World Cup 2014 trên đất Brazil và mới nhất là việc trung vệ Lovren từ chối thực hiện nghĩa vụ quốc gia.
Trung vệ Lovren từ chối thực hiện nghĩa vụ quốc gia |
NGỌN LỬA CỦA CHỦ NGHĨA SÔ VANH
Bán đảo Balkan từ lâu đã là địa điểm khốc liệt nhất thế giới. Nhìn vào lịch sử hiện đại, đây là nơi ngọn lửa thế chiến thứ nhất bùng nổ vào tháng 7-1914. Xa hơn thì còn là cái nôi của đế quốc La Mã và Byzantine, những thế lực tạo ảnh hưởng sâu rộng lên toàn thế giới nhờ vào tinh thần cai trị dã man, tàn bạo. Cái gen dân tộc chủ nghĩa Sô Vanh, một thứ chủ ngĩa dân tộc cực đoan đã ngấm vào máu của người dân xứ sở này mà Croatia là một đại diện tiêu biểu. Và sau khi những biện pháp tương đối “nhẹ nhàng” không được ai biết đến, những người yêu bóng đá Croatia sẵn sàng sử dụng sự cực đoan để đứng lên để hạ bệ Mamic.
Năm 2014, cả giới bóng đá được một phen bàng hoàng với hành động của hậu vệ Josip Simunic. Khi anh đứng dưới hàng vạn cổ động viên và hô vang: “Cho quê hương chúng ta”-“Sẵn sàng”. Một trong những cử chỉ được coi là biểu tượng của chủ nghĩa phát xít ở Croatia trong khi còn là đồng minh với phe trục. Và với hành động đó, đã có rất nhiều án phạt đặt lên bóng đá Croatia đồng thời bản thân Simunic cũng bị cấm thi đấu 10 trận. Vào tháng 3 cùng năm, cổ động viên đội bóng Caro lại sáng tác một bài hát phân biệt chủng tộc trong trận đấu với Na-uy và gây náo động khán đài, khiến các cầu thủ Bắc Âu có một phen run sợ. Thậm chí có một số người còn làm động thái như Simunic khi đốt pháo sáng và vứt vào lực lượng an ninh.
Simunic hô vang khẩu hiệu trước các cổ động viên |
Tại Saint-Étienne, trong một trận đấu tuyệt hay của đội nhà. Những cổ động viên áo caro thêm một lần nữa bày tỏ sự tức giận bằng cách ném những quả pháo sáng xuống sân cỏ.
Cổ động viên Croatia ném pháo sáng xuống sân vận động trong trận đấu vòng bảng của Croatia tại Euro 2016 |
“Họ là kẻ khủng bố thể thao”-huấn luyện Cacic đã phải thốt lên. Câu nói ấy khiến người ta nhớ tới hành động khủng bố rùng rợn của những người Croatia ngay trên đất Pháp. Vào ngày 9-10-1934, vua Alexader I của Nam Tư, đã bị một nhóm liên minh ám sát tại thành phố Marseille. Và trong đó, có Ustaše, một nhóm du kích cực đoan cánh hữu của Croatia nhúng tay vào. Đó là khi nhân dân của những chủng tộc ngoài Serbia ở bán đảo Balkan không còn chịu đựng nổi ách thống trị của vị vua độc đoán. Như ngày hôm nay, những người yêu mến bóng đá đất nước này không còn chịu nổi tên độc tài Mamic, và họ cần một nước Pháp phồn vinh để bày tỏ nỗi lòng của mình, giống bậc tiền bối đã làm.
NHỮNG NGƯỜI THẤT BẠI THẬT SỰ
Tiếc thay, những hành động quá khích trên đã đem đến hậu quả nghiêm trọng. Nhưng không phải Mamic và bộ sậu chịu thương tổn, cũng không phải cổ động viên bị xử lý. Mà chính các cầu thủ mới là người nhận hậu quả trực tiếp.
Các cầu thủ mới là người chịu thương tổn nhiều nhất |
Và cuối cùng, nếu UEFA đưa ra phán quyết như báo giới đồn thổi bấy lâu nay. Thì rất có thể những người thua cuộc chỉ có thể là cầu thủ và người hâm mộ, những con người đã từng mong muốn cứu sống lại đội tuyển nước nhà. Rốt cuộc, những quả pháo sáng ấy không giải quyết được vấn đề mà chỉ khiến cho nỗi buồn của những người con Balkan thêm nặng trĩu.
Dữ liệu tham khảo: Four Four Two, The Guardian
► Xem thêm lịch thi đấu Ngoại hạng Anh và kết quả bóng đá Anh hôm nay. |