"Vị trí 8.5": Một vai trò hỗn hợp đang định hình lại cuộc đua vô địch Premier League

Tác giả Skeleton - Thứ Tư 28/02/2024 09:59(GMT+7)

Cuộc cạnh tranh cho chức vô địch Premier League năm nay chắc chắn là cuộc chiến giữa 3 đội bóng Liverpool, Man City và Arsenal.

 

Tháng 5 năm sắp tới, nếu có thể đăng quang tại Premier League, Manchester City của Pep Guardiola có thể đi vào lịch sử bóng đá Anh với 4 mùa giải vô địch liên tiếp. Hoặc nó có thể là một danh hiệu ý nghĩa với Liverpool trong mùa giải cuối cùng với chiến lược gia Jurgen Klopp. Hay đôi khi Arsenal của Mikel Arteta có thể tạo nên khác biệt và giúp đội bóng có được danh hiệu vô địch nước Anh đầu tiên sau hai thập kỷ chờ đợi.

Cho dù đội bóng nào lên ngôi ở mùa này thì nhà vô địch sẽ đều phụ thuộc vào một cầu thủ đã hoàn thành tốt một vai trò tương đối bất thường ở mùa giải năm nay.

Trong bóng đá có lẽ chúng ta đã khá quen với khái niệm cầu thủ "số 9,5" - một vị trí mà cầu thủ đảm nhiệm công việc giữa một số 9 và một số 10 trong đội hình thi đấu. Nhưng có bao giờ bạn nghe qua "cầu thủ số 8,5" chưa? Thực tế thì khái niệm này chưa bao giờ được gán mác vào bất kỳ cầu thủ nào trước đây. Lí do là bởi nếu chơi ở vị trí số 8 thì có nghĩa tiền vệ này có thể tiến lên phía trước để hỗ trợ tấn công và số 9 là ám chỉ đến một tiền đạo. Những cầu thủ thi đấu giữa hai vị trí này thường sẽ được hiểu là một "cầu thủ số 10" và chẳng ai gọi là "cầu thủ số 8,5" cả.

Tuy nhiên ở mùa giải này thuật ngữ "số 8,5" có thể có ý nghĩa với một dạng cầu thủ sau đây. 

Cả Man City, Liverpool và Arsenal đều có trong đội hình một cầu thủ chơi ở vị trí tiền đạo thuần và được gài vào trong bộ ba tiền vệ của sơ đồ tấn công 4-3-3. Đối với Man City, cầu thủ đảm nhiệm vị trí này là Julian Alvarez, Liverpool thì là Cody Gakpo còn Arsenal là Kai Havertz.

Người đầu tiên trong 3 cầu thủ kể trên đảm nhiệm vai trò này là Cody Gakpo - anh là cầu thủ đã chơi vị trí trung tâm lệch trái trong hàng tiền vệ mới của Liverpool ở trong trận đấu mở màn mùa giải mới với Chelsea.

Vị trí thi đấu của Gakpo trong trận mở màn với Chelsea

Mặc dù Liverpool đã tìm cách củng cố hàng tiền vệ của mình nhưng họ đã để tuột mất Moises Caicedo vào tay Chelsea. Và trong tình thế chiêu mộ được Wataru Endo thì Gakpo lại được ưu tiên ở vai trò "8.5" hơn Curtis Jones - một ứng cử viên phù hợp hơn cho vị trí tiền vệ. Và kể từ lần được thử nghiệm ở vị trí "8.5", Gakpo đã có nhiều lần hơn chơi ở vị trí này trong sơ đồ đội hình của Liverpool.

Gakpo đôi khi cũng chơi như một tiền đạo và có những pha xâm nhập vòng cấm giống với một số 9 cổ điển thay vì là một số 9 ảo. Ví dụ dễ thấy nhất là ở bàn gỡ hoà trước Wolves - đó là một nỗ lực thường thấy ở một poacher (một mẫu tiền đạo có nhiệm vụ quan trọng nhất là ghi bàn) sau pha dứt điểm chệch hướng của Mohamed Salah.

 

Xét về tổng thể, Gakpo đã chơi 1/3 số phút ở hàng tiền vệ, 1/3 ở bên cánh trái và 1/3 ở vị trí tiền đạo thuần của Liverpool. Tất nhiên sẽ có sự linh hoạt ở đây, đặc biệt là khi Darwin Nunez được sắp xếp thi đấu bên phía cánh trái. Nhưng số phút chia đều ở cả 3 vị trí đã cho thấy Gakpo đã thi đấu linh hoạt ra sao ở mùa giải này.

Số phút của Gakpo trên từng vị trí

Trải nghiệm của Kai Havertz ở vai trò này tại Arsenal có phần hấp dẫn hơn. Trong phần lớn thời gian của mùa giải này, Havertz chơi ở vị trí giống như Gakpo - vị trí của một tiền vệ trung tâm lệch trái. Dưới đây là một ví dụ ở trận đấu với Burnley, một tình huống mà Havertz đã có vị trí tốt để đánh đầu sau pha phất bóng của thủ thành bên phía Burnley.

 

Vai trò của Havertz sẽ rất hiệu quả nếu như Oleksander Zinchenko được tung vào sân với một vai trò như một half-back trái (left-half). Zinchenko sẽ dạt vào trung tâm hàng hàng tiền vệ để đảm nhiệm vai trò tiền vệ trung tâm lệch trái và cho Havertz khoảng không để di chuyển về phía sau hàng phòng ngự của đối phương. Ở ví dụ dưới đây, Zinchenko và Havertz đã phối hợp với nhau để tạo ra một cơ hội ghi bàn cho Arsenal. Nhưng tiếc là sau khi Havertz tung ra một đường bóng trả ngược thì Martin Odegaard lại dứt điểm đi chệch cột dọc.

Đã đến lúc inverted full-backs phải nhường chỗ cho half-back?
Tác giả Michael Cox của tờ The Athletic chia sẻ: "Xin lỗi vì lời giới thiệu quá tự mãn, nhưng vào năm 2010 chính tôi là người đã nghĩ ra thuật ngữ 'inverted fullback - hậu vệ biên ảo' trong bóng đá"

 

 

 

 

Tuy nhiên, Havertz liệu có hoạt động như một số 9 ảo khi chơi ở tuyến trên hay không? Câu trả lời là không hẳn. Havertz đã đóng góp vào hai bàn thắng muộn của Arsenal ở mùa giải này. Đầu tiên là ở trận đấu với Man City khi Havertz có pha bóng quay lưng về phía khung thành của Ederson. Ở tình huống này anh đã thực hiện một pha nhả bóng ra cho Martinelli để cầu thủ người Brazil thực hiện cú dứt điểm đi trúng hậu vệ Man City đi đổi hướng bay thẳng vào khung thành. Đây cũng là bàn thắng quyết định để giúp Arsenal có được thắng lợi trước Man City tại Emirates. 

 
 

Tiếp đến là pha bóng mà Havertz đã đánh đầu tung lưới Brentford sau khi anh di chuyển vào cột hai từ quả treo bóng của Bukayo Saka.

 

Havertz trông vẫn không thoải mái cho lắm khi đứng trước khung thành mặc dù khả năng ghi bàn của tiền đạo người Đức vẫn đang được cải thiện từng ngày. Khi được bố trí chơi cao hẳn trên hàng tiền đạo thì anh giống như một tiền đạo mục tiêu nhưng khi được bố trí chơi thấp hơn thì Havertz lại giống như một mẫu tiền đạo có phạm vi di chuyển rộng trên sân. Vai trò này gần giống với những công việc của Leandro Trossard mỗi lần cầu thủ này vào sân. 

"Havertz mang đến cho chúng tôi điều gì đó khác biệt. Ví dụ như chiều cao của cậu ấy sẽ giúp Havertz có thể chơi ở vị trí như một tiền đạo mục tiêu khi chúng tôi cần vượt qua những pha gây sức ép từ đối phương. Hiện tại Havertz đang chơi ở vị trí trung tâm dưới vai trò một tiền vệ tấn công. Nhưng tôi chắc chắn trong suốt mùa giải này, Havertz còn có thể được sử dụng ở nhiều vị trí khác nhau".

Tính đến thời điểm hiện tại, 90% số phút thi đấu của Havertz là ở hàng tiền vệ và chỉ có 10% là ở hàng tấn công.

 

Tiếp đến là Julian Alvarez - cầu thủ đã vô địch World Cup với Argentina ở vai trò một số 9 đồng thời có khả năng xuyên phá hàng phòng ngự tương tự Lionel Messi - cầu thủ chơi ở vị trí số 10. Chính nhờ khả năng này Alvarez đã thuyết phục được Pep Guardiola rằng anh ấy có chơi chung với Erling Haaland trong cùng một trận đấu. 

Tỷ lệ số phút thi đấu của Alvarez ở mỗi vị trí cũng khá thú vị. Alvarez chơi chủ yếu ở vị trí số 10 trong sơ đồ 4-2-3-1 nhưng vị trí này chỉ thuộc Alvarez trong thời gian Kevin De Bruyne gặp chấn thương. Mặt khác, vị trí thi đấu của Alvarez cũng gần như ngang bằng với hàng tiền đạo và khu vực tiền vệ trung tâm.

 

Khi được sát cánh cùng De Bruyne trong trận đấu với Chelsea, công việc của Julian Alvarez là lùi về bên cạnh Rodri để tạo nên hệ thống double-pivot khi không có quyền kiểm soát bóng.

Đây thực sự là yêu cầu thay đổi rất lớn với một cầu thủ đã quen chơi ở vị trí tiền đạo - vị trí có sự khác biệt rất lớn về việc gây áp lực lên hàng phòng ngự và tấn công vào các vị trí ở hàng tiền vệ. Ở hai ví dụ dưới đây, hạn chế trong khâu phòng ngự của Alvarez đều được lộ rõ bởi những kỹ thuật đánh lạc hướng của Palmer. Lần đầu tiên là khi Cole Palmer chuẩn bị nhận đường chuyền từ hậu vệ Malo Gusto. Ở pha bóng này Alvarez dường như đã ở một vị trí thuận lợi để cản người đồng đội cũ.

 

Nhưng sau đó Palmer đã đánh bật Alvarez ra khỏi tình huống bóng bằng pha giả vờ chạy nhanh về phía trên rồi giật ngược trở lại vị trí cũ để nhận bóng.

 

Động tác tương đối đơn giản đó đã giúp Palmer có khoảng cách khoảng gần 10m so với Alvarez. Và từ tình huống nhận bóng sau đường chuyền từ Gusto, Palmer đã có cơ hội tốt để thực hiện đường chuyền lên phía trên cho Nicolas Jackson.

 
 

Một pha bóng gần như tương tự cũng xảy ra trong hiệp 2. Lần này Alvarez có phần chậm hơn trong khâu áp sát đối thủ nên Palmer đã có pha xỏ háng dễ dàng để vượt qua cầu thủ Argentina trước khi tiến tới vị trí thuận lợi trong khoảng không giữa các tuyến. Và thêm một lần nữa, Palmer lại phối hợp với Malo Gusto để mở ra một cơ hội ngon ăn khác. Lần này người được hưởng lợi là Raheem Sterling.

 
 
 

Một tiền vệ phòng ngự đúng nghĩa có lẽ sẽ không bị đánh bại dễ dàng tới vậy trong tình huống tương tự. Nhưng đó là cái giá bạn phải trả khi bố trí một tiền đạo chơi ở hàng tiền vệ. Việc sử dụng Julian Alvarez và Kevin De Bruyne cùng chơi ở vai trò "số 8 tự do" có thể là một rủi ro rất lớn trong việc phòng thủ trước những đội bóng nguy hiểm và đó cũng không phải là phương án thực sự giúp đội bóng của bạn cân bằng trong khâu kiểm soát bóng. Chính vì sự mất cân bằng và sự rủi ro khi bố trí hai "số 8 tự do" nên Bernardo Silva đã được bố trí đá với Brentford vào thứ ba khi De Bruyne phải nghỉ chơi để đề phòng chấn thương.

Vậy vấn đề ở đây là gì? Một mặt, chúng ta có thể coi đây là một phần động thái hướng tới việc sử dụng các tiền vệ như một tiền đạo đặc biệt bởi hầu hết mọi tiền vệ của Man City đều đã có sự thăng tiến trong lối chơi trước cả thời gian Haaland gia nhập đội bóng. Nhưng thực tế mọi chuyện có vẻ đi ngược lại thì đúng hơn. Ilkay Gundogan là một tiền vệ được đẩy lên phía trước nhưng Alvarez, Gakpo và Havertz lại có cảm giác bị đẩy ngược về phía sau như một tiền đạo lùi sâu hoặc một cầu thủ đảm nhiệm vị trí trong hàng tiền vệ. Và với chiều cao 1m93 càng làm tăng cảm giác những cầu thủ như Gakpo và Havertz có thể chất đủ tốt để chơi như một tiền đạo cắm.

 

Đó là một phần về tính linh hoạt. Mặc dù thực sự nó thiên về tính phổ thông hơn: việc mô tả công việc của số 8 và số 9 không còn bị tách biệt như 5 năm trước đây. Vị trí đó yêu cầu một cầu thủ có khả năng tạo sức ép, liên kết lối chơi và ghi khoảng 10-15 bàn mỗi mùa. Việc chuyển sang các đội hình tấn công 5 người trong giai đoạn kiểm soát bóng có nghĩa là những cầu thủ dạng như Havertz hay Gakpo sẽ phải chuyển về chơi gần nhau hơn trước kia.

Nhưng nó cũng có thể là vấn đề của việc vắng mặt những cầu thủ số 10 ở hầu hết các đội bóng hàng đầu. Trong nhiều thập kỷ vừa qua, đã có rất nhiều cuộc thảo luận về "cái chết của những số 10". Cái chết ở đây nói về việc chết đi tinh thần của một số 10 - người về cơ bản sẽ không có trách nhiệm phải lùi về phòng thủ và được phép thể hiện bản thân, và theo đúng nghĩa đen thì nó là sự chết đi của cả một vị trí trong bóng đá hiện giờ. Vị trí số 10 về cơ bản yêu cầu một đội hình  4-3-1-2, 3-4-1-2 hoặc 4-2-3-1 để vận hành. Nhưng xét ở thời điểm hiện tại với ba ứng cử viên vô địch thì đội hình của họ đều thiên về sơ đồ 4-3-3 hoặc 4-2-3-1 hơn so với những đội hình kể trên. Và trong mỗi đội hình của cả 3 ứng cử viên đều không có ai chơi ở vị trí số 10 hoặc một tiền đạo lùi sâu. Nếu ngày xưa Wayne Rooney đã trải qua những năm tháng đỉnh cao trong vai trò luân phiên giữa số 9 và số 10 thì bây giờ vai trò phù hợp với anh ấy ở những đội bóng cạnh tranh chức vô địch sẽ là số 8 và số 9.

Ví dụ của Rooney là tình huống mà Kai Havertz đang phải đối mặt ở thời điểm hiện tại. Khi đến Chelsea vào năm 2020, Kai Havertz từng nói "vị trí tốt nhất của tôi là số 10" nhưng sau đó khi chuyển tới Arsenal, anh lại phát biểu theo một hướng khác "Năm ngoái, tôi chơi ở vị trí số 9 nhiều hơn nhưng tôi đã quen với vị trí tiền vệ như hiện tại vì tôi đã từng chơi ở đó thời còn trẻ. Và giờ là lúc tôi phải ghi nhớ tất cả chuyển động của một tiền vệ trong não và hy vọng nó sẽ hoạt động tốt trên sân. Có lẽ mọi thứ sẽ ổn đối với tôi, hãy cứ chờ xem"

 

Nhưng trên thực tế vị trí của Havertz không còn ổn định tại Arsenal, như biểu đồ vị trí bên trên cho thấy anh giờ đây là một cầu thủ "số 10" buộc phải điều chỉnh để phù hợp với vai trò số 8 và 9 tại Arsenal. Và tất nhiên điều này không dễ dàng một chút nào cả.

Nhìn vào danh sách những nhà vô địch Premier League trong quá khứ, có lẽ ví dụ gần nhất tiếp cận phong cách này lại đến từ một huấn luyện viên thường không được coi là một nhà cách mạng về chiến thuật - HLV Jose Mourinho.

Khi Jose Mourinho giành chức vô địch Premier League đầu tiên vào mùa giải 2004/05, ông đã dành phần lớn thời gian của mùa giải để xoay tua vị trí giữa Didier Drogba và Eidur Gudjohnsen trong sơ đồ 4-3-3 của mình. Tuy nhiên, trong nửa sau của mùa giải tiếp theo. Mourinho còn trở nên táo bạo hơn khi bố trí Gudjohnsen - một tiền đạo cắm ở vị trí tiền vệ trung tâm. Anh và Frank Lampard đã chơi phía trước Claude Makelele trong một đội hình có sức tấn công mạnh ngay cả khi Chelsea hiếm khi thay đổi phong cách thi đấu và vượt lên dẫn trước. 

 

Thời điểm đó, Gudjohnsen có chia sẻ: "Với hệ thống mà chúng tôi đang vận hành, tối có thể đóng vai trò là một tiền đạo cắm, nhưng tôi sẽ không nói đó là vị trí tốt nhất của mình vì tôi muốn tham gia nhiều hơn vào khâu tấn công. Tôi thích chọn vị trí rồi nhận bóng. Thêm vào đó tôi cũng không phải một tay săn bàn thiên bẩm mặc dù tôi đã ghi bàn trong suốt chiều dài sự nghiệp của bản thân".

Và phong cách đó của Gudjohsen có thể áp dụng theo một mức nhất định cho Havertz, Gakpo hoặc Alvarez. Ngày nay rất ít cầu thủ nghĩ mình là những cây săn bàn thiên bẩm và hầu hết đều thích một vài trò lùi sâu hơn để nhận bóng. Sẽ là một điều lố bịch khi coi Gakpo và Havertz là một cầu thủ số 10 khi thời điểm hiện tại ví trị này không còn khả dụng trong đội hình của những ứng cử viên vô địch. Thuật ngữ "số 8.5" nghe có vẻ ngớ ngẩn nhưng đó là cách mô tả chính xác nhất về vai trò của những cầu thủ như Gakpo hay Havertz vào thời điểm hiện tại.

Theo Michael Cox (The Athletic)

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

La Liga và cuộc đua tam mã: Cơ hội chia ba

Mặt trận Châu Âu đã tạm ổn sau khi Real Madrid và đội bóng cùng thành phố Atletico cùng lách qua khe cửa hẹp để tránh được nguy cơ bị loại sớm trong khi Barcelona thì đã vượt hẳn lên sau trận thắng trên sân của Borussia Dortmund. Cả ba ông lớn sẽ trở lại La Liga để lao vào một mặt trận mới mà cũ, cuộc chiếm tranh đoạt ngôi vương ở xứ sở những chú Bò Tót.

Đêm huyền ảo ở Munich

Thật không tưởng và kỳ lạ, nhưng giờ tôi có thể nói với bản thân mình, ‘Chúa ơi, thì ra cảm giác vô địch là thế này! Tôi luôn luôn tự hỏi nó sẽ như thế nào, nhưng giờ tôi đã biết rồi!’.

Cuộc đua vô địch Serie A: Tìm về những ngày xưa cũ

Vòng đấu thứ 12 Serie A mùa giải năm nay khép lại với trận hoà 1-1 giữa hai kẻ đang dẫn đầu bảng xếp hạng là Inter Milan và Napoli. Trận hoà này cùng với những trận thắng trước đó của những Juventus, Atalanta, Fiorentina và Lazio đã khiến cho bảng xếp hạng ở những vị trí dẫn đầu trở nên vô cùng chật chội.