Không còn là may, Moriyasu và Nhật Bản thực sự hay

Tác giả Hoàng Bách - Thứ Sáu 02/12/2022 09:12(GMT+7)

Trận thua đầy bất ngờ trước Costa Rica khiến giới mộ điệu thêm phần nghi ngờ về năng lực đưa ra quyết định dẫn tới chiến thắng ngày ra quân trước Đức của Hajime Moriyasu, vốn đã phần nào bị tranh cãi giữa lằn ranh của sự “may” và “hay”. Tuy nhiên, sau trận đấu quyết định gặp Tây Ban Nha, Moriyasu đã chính thức đập tan mọi nghi vấn bằng sự khẳng định vang dội.

 

Phòng ngự chắc chắn…

Nhận thức được hoàn cảnh khó khăn mà Nhật Bản rơi vào sau khi để thua Costa Rica, Moriyasu đã bố trí sơ đồ xuất phát có định hướng rõ rệt hướng tới sự an toàn với cấu trúc 5-4-1. Shogo Taniguchi, một trung vệ thực thụ được bố trí đá chính nhằm gia cố sự chắc chắn hàng thủ. Phía trên, Daizen Maeda với sự cơ động thêm một lần nữa được tin tưởng ở vai trò đá cắm nhằm tạo ra áp lực lên tuyến triển khai bước đầu của Tây Ban Nha.

Cấu trúc phòng ngự 5-4-1 điển hình của Nhật Bản trong phần lớn thời gian trận đấu

 

Dẫu vậy, Nhật Bản không hề chỉ thụ động trong việc giữ cự li đội hình nhằm kiềm toả khả năng kiểm soát bóng của các cầu thủ Tây Ban Nha. Họ sẵn sàng và rõ ràng là có sự chuẩn bị tập luyện kĩ càng cho những thời điểm nhất định, khi thời cơ thuận lợi và tín hiệu được bộc lộ, sự đồng bộ tranh cướp và dồn bẫy đối phương nhằm đoạt bóng sẽ được thực hiện.

Áp lực chủ động từ khối phòng ngự Nhật Bản

 

Điển hình trong tình huống này, sự năng nổ của Maeda phát huy tác dụng khi tiền đạo thuộc biên chế Celtic buộc Pau Torres phải đưa ra giải pháp chuyền bóng thay vì tiếp tục tịnh tiến dẫn bóng. Đó đồng thời là tín hiệu cho toàn bộ hệ thống không bóng Nhật Bản phản ứng, với Take Kubo gần bóng lập tức áp sát cầu thủ nhận bóng là Alejandro Balde. Ở những vị trí còn lại, các cầu thủ Nhật Bản đều sẵn sàng vào tư thế bứt tốc để áp sát trong trường hợp Balde thoát được bóng.

Ở phía xa bóng, Daichi Kamada cũng đã chủ động dâng cao chứ không giữ vị trí tĩnh đồng hàng để sẵn sàng tiếp tục tạo áp lực lên hai hậu vệ Tây Ban Nha thuộc nửa sân còn lại. Lối đá kiểm soát bóng với định hướng giữ vị trí gần nhau của Luis Enrique có lợi thế, nhưng đồng thời cũng xuất hiện yếu điểm, điển hình là ở chính tình huống này, giúp công việc pressing của Nhật Bản trở nên thuận lợi hơn. Nhưng rõ ràng, như đã đề cập, Nhật Bản đã có sự phân tích và chuẩn bị tương ứng nhằm kiềm toả lối chơi Tây Ban Nha.

 

Với thời gian cầm bóng của Tây Ban Nha lên tới 80% trong hiệp 1, Nhật Bản đã giới hạn tối đa sự đe doạ của đối phương lên khung thành khi chỉ phải nhận 5 tình huống dứt điểm

Trong hiệp 1, dù phải nhận bàn thua và để đối phương áp đảo toàn diện về thời lượng kiểm soát bóng, Nhật Bản đã thành công trong việc hạn chế tối đa số lượng lẫn chất lượng các tình huống dứt điểm từ phía Tây Ban Nha.

Phản công sắc bén

Không rõ liệu rằng những bố trí nhân sự và ý đồ chiến thuật của Moriyasu trong cả hai trận đấu gặp Đức và Tây Ban Nha có mang tính chất chủ định hay không, nhưng Nhật Bản cho thấy một bộ mặt hoàn toàn khác trong hiệp 2 với những sự thay đổi từ ghế dự bị, thay vì sự chịu trận tra tấn trong 45 phút đầu tiên.

Kaoru Mitoma và Ritsu Doan lần lượt vào sân thế chỗ Yuto Nagatomo và Take Kubo nhằm tạo ra chiều sâu hơn về mặt trận tấn công. Thêm một lần nữa, Moriyasu lại cho thấy sự đúng đắn trong những quyết định sau giờ nghỉ giữa hiệp của cá nhân mình. Doan với một bàn thắng và Mitoma với tình huống kiến tạo để Ao Tanaka sau nỗ lực cứu bóng trên vạch vôi với khoảng cách milimet đã giúp Nhật Bản vượt lên.

Một kịch bản với diễn biến tương tự đến bất ngờ với những gì Nhật Bảm làm được trước người Đức, đã được Moriyasu copy một cách chuẩn mực để hạ gục Tây Ban Nha. Quy tắc gây áp lực với đối phương như hiệp 1 tiếp tục được duy trì, chỉ rằng được đẩy cao và mạnh hơn, buộc một đội bóng với sở trường giữ bóng trong chân là Tây Ban Nha cũng phải mắc sai lầm. 

n4

Vẫn là tín hiệu gây áp lực từ Maeda và sự sẵn sàng của các vệ tinh trong việc giăng bẫy đối phương

Bóng được đưa đến vị trí Balde như định hướng gây áp lực, việc giăng bẫy đã thành công, giờ là thời điểm buộc đối phương sập bẫy với áp lực đồng bộ kèm số lượng lớn nhân sự đoạt bóng

 

Nếu bàn thắng gỡ hoà là hình ảnh tiêu biểu cho sự chủ động áp sát và lối đá phòng ngự phản công đầy sắc bén của Nhật Bản, bàn thắng thứ hai lại là sự chủ động trong thời điểm có bóng. Với sự xuất hiện của hai cầu thủ đầy tốc độ và khéo léo trong vai trò biên thủ là Kaoru Mitoma và Junya Ito, Nhật Bản sở hữu lợi thế lớn trong các pha bóng mang tính trực diện.

Từ đường triển khai dài của thủ môn Shuichi Gonda, dù Tây Ban Nha vẫn tập hợp được khối đội hình gần bóng đông đảo với 9/10 cầu thủ lùi về 1/3 sân nhà để phòng ngự, sự sắc sảo vẫn giúp 6 cầu thủ Nhật Bản tạo ra được pha bóng ăn bàn.

9 Tây Ban Nha v 6 Nhật Bản, nhưng số đông Tây Ban Nha đã bị động sau pha phát triển bóng trực diện 

 

Kết luận

Thắng lợi trước Tây Ban Nha không chỉ giúp Nhật Bản giành vé vượt qua vòng bảng trong bảng đấu tử thần, mà còn giúp Hajime Moriyasu khẳng định năng lực cầm quân vốn chịu nhiều áp lực trong thời gian qua. Với những điều chỉnh quan trọng giúp Nhật Bản vượt qua cả Đức và Tây Ban Nha, chắc chắn sẽ không còn ai dám nghi ngờ vị HLV 58 tuổi.

Đọc thêm:

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản
ĐT Nhật Bản vừa có trận đấu đáng nhớ khi xuất sắc thắng ngược Tây Ban Nha 2-1 để giành vé tham dự vòng 1/8 World Cup 2022 với tư cách đội đứng đầu bảng E. Ở trận đấu này, trọng tài đã có quyết định gây tranh cãi khi công nhận bàn thắng của Tanaka.
HLV Moriyasu muốn Nhật Bản tiếp tục lập kỳ tích mới
HLV Moriyasu cho rằng, chìa khóa giúp ĐT Nhật Bản ngược dòng giành chiến thắng trước Tây Ban Nha đó là tinh thần chiến đấu ngoan cường

 

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Cuộc đua vô địch Serie A: Tìm về những ngày xưa cũ

Vòng đấu thứ 12 Serie A mùa giải năm nay khép lại với trận hoà 1-1 giữa hai kẻ đang dẫn đầu bảng xếp hạng là Inter Milan và Napoli. Trận hoà này cùng với những trận thắng trước đó của những Juventus, Atalanta, Fiorentina và Lazio đã khiến cho bảng xếp hạng ở những vị trí dẫn đầu trở nên vô cùng chật chội.

Manchester United: Bao giờ cho đến ngày xưa

Từ một thế lực lớn của bóng đá thế giới, Manchester United đang sa sút trầm trọng thời kỳ hậu Sir Alex Ferguson. Và cuộc chia tay của đội chủ sân Old Trafford với Erik ten Hag càng đào sâu vào cuộc khủng hoảng của đội bóng lừng danh một thời.

Tại sao những ngôi sao bóng đá lại đầu tư vào Esports?

Có hai cách chính để các cầu thủ bóng đá tham gia vào sân chơi esports. Họ có thể dành thời gian để xây dựng một lượng người theo dõi đáng kể trên mạng xã hội - những người muốn xem họ chơi trò chơi điện tử hoặc không thì sẽ là đầu tư trực tiếp vào một tổ chức thể thao điện tử chuyên nghiệp.

Lionel Messi và hồi ức về màn ra mắt Barcelona

Ngày 16 tháng 10 năm 2004 sẽ mãi được ghi nhớ như một khoảnh khắc quan trọng trong lịch sử Barcelona. Đó là ngày, Lionel Messi, một cậu thiếu niên tóc xù và chưa được nhiều người biết đến đã có trận ra mắt cho đội bóng xứ Catalunya trong trận đấu với Espanyol.