UEFA Champions League là giải gì?
UEFA Champions League (còn được biết đến với tên gọi Cúp C1 châu Âu) là một giải đấu bóng đá cấp câu lạc bộ thường niên được tổ chức bởi Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) dành cho các câu lạc bộ có thứ hạng cao tại các giải vô địch quốc gia châu Âu.
UEFA Champions League là một trong những giải đấu bóng đá cấp độ câu lạc bộ danh giá nhất trên thế giới và cũng là giải đấu cấp câu lạc bộ danh giá nhất của bóng đá châu Âu, bao gồm các nhà vô địch của các giải vô địch quốc gia (đối với một số quốc gia còn có thêm một hoặc nhiều đội á quân) của các hiệp hội quốc gia.
UEFA Champions League đang là giải đấu cấp CLB hấp dẫn nhất hành tinh. |
Xuất hiện lần đầu vào năm 1955 với tên gọi European Champion Clubs' Cup, giải ban đầu được diễn ra theo thể thức loại trực tiếp và chỉ dành cho các câu lạc bộ vô địch của mỗi giải vô địch quốc gia.
Giải đấu có tên gọi hiện tại kể từ mùa giải 1992/93, bổ sung thêm một vòng bảng thi đấu vòng tròn hai lượt và cho phép nhiều câu lạc bộ từ cùng một quốc gia tham dự. Giải kể từ đó được mở rộng, và cho phép nhiều đội bóng trong cùng một quốc gia tham dự.
Các câu lạc bộ ở giải vô địch quốc gia mà không lọt vào Champions League được phép tham dự giải hạng hai UEFA Europa League, và kể từ năm 2021, các đội không đủ điều kiện tham dự UEFA Europa League sẽ lọt vào giải hạng ba mới có tên gọi là UEFA Europa Conference League.
Thời gian tổ chức
Theo thể thức hiện tại, UEFA Champions League được bắt đầu vào cuối tháng 6 hàng năm với một vòng sơ loại, ba vòng loại và một vòng play-off, tất cả đều được diễn ra theo thể thức hai lượt. 6 đội còn trụ lại tham dự vòng bảng cùng với 26 đội đã có vé vào thẳng.
32 đội bóng sẽ được chia làm 8 bảng 4 đội và thi đấu theo thể thức vòng tròn hai lượt. 8 đội nhất bảng và 8 đội nhì bảng tiến vào vòng đấu loại trực tiếp, đến khi chọn ra hai đội cuối cùng thi đấu trong trận chung kết vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6 của năm kế tiếp. Đội vô địch Champions League sẽ giành quyền tham dự mùa giải Champions League kế tiếp, cũng như sẽ được tham dự hai giải UEFA Super Cup và FIFA Club World Cup.
Cách thức tổ chức UEFA Champions League
Vòng loại
Để xác định 32 cái tên tham dự vòng bảng UEFA Champions League, Liên đoàn bóng đá châu Âu đã tiến hành vòng sơ loại giữa các đội bóng đến từ các nền bóng đá thấp hơn ở châu lục.
Số lượng đội bóng mà mỗi hiệp hội được tham gia UEFA Champions League dựa trên các hệ số do UEFA đưa ra cho các hiệp hội. Các hệ số này được xét bởi kết quả của các câu lạc bộ đại diện cho mỗi hiệp hội trong mùa giải Champions League và UEFA Europa League/UEFA Cup trước đó. Hệ số của hiệp hội càng cao, càng có nhiều đội đại diện cho hiệp hội tham gia Champions League và được hưởng lợi vì có càng ít vòng đấu loại mà các đội của hiệp hội phải thi đấu.
Ngoài các tiêu chí trên, bất kỳ câu lạc bộ nào cũng phải được hiệp hội quốc gia của mình cấp phép tham gia Champions League. Để có được giấy phép này, câu lạc bộ phải đáp ứng một số yêu cầu về tiêu chuẩn sân vận động, cơ sở hạ tầng và nguồn tài chính.
Tại vòng sơ loại, sẽ có 4 đội vô địch các giải quốc nội ở các quốc gia xếp hạng 52-55 châu Âu thi đấu với nhau để xác định đội chiến thắng bước vào vòng loại thứ nhất (gồm 34 đội).
Tại vòng loại thứ nhất, 33 đội vô địch từ các quốc gia xếp hạng 18-51 (trừ Liechtenstein) cùng đội bóng vừa vượt qua vòng sơ loại sẽ thi đấu với nhau để xác định 17 đội chiến thắng từ vòng loại thứ nhất.
Tại vòng loại thứ hai, 6 đội á quân từ các quốc gia xếp hạng 10-15 sẽ thi đấu với nhau để tìm ra 3 đội chiến thắng sẽ đi tiếp. Ở vòng này, 3 nhà vô địch từ các quốc gia xếp hạng 15-17 và 17 đội chiến thắng từ vòng loại thứ nhất sẽ bước vào tranh tài để tìm ra 10 đội đi tiếp vào vòng loại thứ ba.
Vòng loại thứ 3 được chia làm hai nhóm. Nhóm những đội vô địch (12 đội) gồm 2 đội vô địch từ các quốc gia xếp hạng 13-14 và 10 đội chiến thắng từ vòng loại thứ hai nhóm vô địch.
Nhóm những đội không vô địch (8 đội) gồm 2 đội đứng thứ ba từ quốc gia xếp hạng 5-6, 3 đội á quân từ các quốc gia xếp hạng 7–9 và 3 đội chiến thắng từ vòng loại thứ 2 nhóm không vô địch.
Vòng play-off xác định 6 tấm vé dự vòng bảng UEFA Champions League cũng được chia thành hai nhóm: Nhóm những đội vô địch gồm 2 nhà vô địch từ các quốc gia xếp hạng 11-12 thi đấu cùng 6 đội chiến thắng từ vòng loại thứ ba trong nhóm những đội vô địch (Xác định 4 đội thi đấu vòng bảng). Ngoài ra còn 4 đội chiến thắng từ vòng loại thứ ba trong nhóm những đội không vô địch sẽ tiếp tục thi đấu để xác định 2 vé đi thẳng.
Vòng bảng
Sau khi vòng loại kết thúc, UEFA sẽ tiến hành bốc thăm chia bảng vòng đấu bảng gồm 10 nhà vô địch từ các quốc gia xếp hạng 1-10, 6 đội á quân từ các quốc gia xếp hạng 1-6, 4 đội đứng thứ ba từ các quốc gia xếp hạng 1-4, 4 đội đứng thứ tư từ các quốc gia xếp hạng 1-4, Đương kim vô địch UEFA Champions League, Đương kim vô địch UEFA Europa League và 6 đội vừa vượt qua vòng loại.
Các đội được chia vào 8 bảng, mỗi bảng gồm 4 đội thi đấu vòng tròn hai lượt tính điểm. 8 đội nhất bảng và 8 đội nhì bảng ở các bảng đấu sẽ giành quyền vào vòng loại trực tiếp (16 đội).
Vòng loại trực tiếp
Sau khi vòng bảng kết thúc, 16 đội bóng thi đấu ấn tượng nhất sẽ bước vào thi đấu tại vòng 1/8. Căn cứ vào kết quả thi đấu, 8 đội nhất của 8 bảng được xếp vào một nhóm, 8 đội nhì bảng xếp cùng một nhóm. UEFA sẽ tiến hành bốc thăm để phân chia các cặp đấu tại vòng 1/8. Hai đội thuộc cùng liên đoàn hoặc đã gặp nhau ở vòng bảng sẽ không gặp nhau.
Các cặp đấu sẽ thi đấu hai trận đi và về. Trận lượt về sẽ diễn ra trên sân của đội nhất bảng. 8 đội thắng sẽ tiếp tục tiến vào vòng tứ kết để chọn đội vào bán kết và chung kết.
Đội được xếp thẳng vào vòng thi đấu | Đội được thi đấu do đã vượt qua vòng trước | ||
Vòng sơ loại | 4 đội vô địch từ các quốc gia xếp hạng 52-55 | ||
Vòng loại thứ nhất (34 đội)
|
|
| |
Vòng loại thứ hai (26 đội) | Nhóm những đội vô địch (20 đội) |
|
|
Nhóm những đội không vô địch (6 đội) |
| ||
Vòng loại thứ ba | Nhóm những đội vô địch (12 đội) |
|
|
Nhóm những đội không vô địch (8 đội) |
|
| |
Vòng play-off | Nhóm những đội vô địch (8 đội) |
|
|
Nhóm những đội không vô địch (4 đội) |
| ||
Vòng bảng (32 đội - chia làm tám bảng đấu) |
|
| |
Vòng knock-out (16 đội) |
|
Lưu ý: Các thay đổi sẽ được áp dụng nếu đương kim vô địch UEFA Champions League và/hoặc UEFA Europa League có đủ điều kiện tham gia giải đấu thông qua các giải đấu nội địa của họ.
- Nếu các nhà vô địch UEFA Champions League đủ điều kiện tham dự vòng bảng qua giải đấu nội địa của họ, nhà vô địch của quốc gia xếp hạng 11 (Áo vào mùa 2019-20) sẽ bước vào vòng đấu bảng, và các nhà vô địch của các hiệp hội được xếp hạng cao nhất trong các vòng đấu trước cũng sẽ được thăng hạng.
- Nếu đội vô địch UEFA Europa League đủ điều kiện tham gia vòng bảng qua giải đấu trong nước, đội bóng thứ ba của hiệp hội 5 (Pháp) sẽ bước vào vòng bảng, và những đội không phải là vô địch của các hiệp hội được xếp hạng cao nhất trong các vòng đấu trước cũng sẽ được sắp xếp cho phù hợp.
- Nếu đội vô địch UEFA Champions League và/hoặc UEFA Europa League[UEL] không đủ điều kiện tham dự vòng bảng thông qua giải đấu trong nước thì vị trí của họ trong vòng bảng sẽ được bỏ trống, và các đội của các hiệp hội được xếp hạng cao nhất trong các vòng đấu trước sẽ được thăng hạng.
- Một hiệp hội có thể có tối đa năm đội trong giai đoạn vòng bảng. Do đó, nếu cả hai đội giữ danh hiệu Champions League và Europa League đều đến từ cùng một hiệp hội, đội đứng thứ tư của giải đấu trong nước sẽ không thi đấu ở Champions League và thay vào đó thi đấu tại Europa League (trường hợp này thuộc về Anh Quốc 2019-20).
- Liechtenstein không có giải vô địch quốc gia chỉ có Cúp quốc gia nên chỉ được tham dự UEFA Europa League.
Cúp vô địch
Chiếc cúp UEFA Champions League cao 74 cm, nặng 11 kg và đắt giá nhất khoảng 200.000 franc. Đội đoạt cúp còn được nhận 20 Huy chương vàng và một bản sao của chiếc cúp với kích cỡ nhỏ hơn, đồng thời có quyền giữ chiếc cúp thật trong vòng một năm trước khi trao lại cho UEFA "trong tình trạng nguyên xi" (nếu hư hại sẽ bị phạt nặng), một tháng trước trận chung kết lần sau.
Mỗi năm, đội chiến thắng được trao Cúp vô địch châu Âu, với phiên bản hiện tại được trao từ năm 1967. Từ mùa giải 1968–69 đến trước mùa 2008–09, nếu một đội đoạt chức vô địch 3 lần liên tiếp, hoặc trong 5 lần khác nhau, đội đó có quyền sở hữu vĩnh viễn chiếc cúp và UEFA sẽ phải làm một chiếc cúp khác hoàn toàn giống hệt (UEFA luôn giữ lại bản gốc).
HLV Ancelotti với chiếc cúp bạc UEFA Champions League 2014 sau đêm chung kết tại Lisbon. |
Đã có 5 câu lạc bộ có được vinh dự này là Real Madrid (14 lần vô địch); AC. Milan (7 lần); FC Bayern München (6 lần, trong đó 3 lần liên tiếp); Liverpool FC (6 lần); Ajax Amsterdam (4 lần, trong đó 3 lần liên tiếp).
Kể từ năm 2009, UEFA sẽ giữ vĩnh viễn bản gốc của chiếc cúp, do vậy một câu lạc bộ nếu đạt đủ 5 danh hiệu vô địch, hoặc vô địch 3 lần liên tiếp sẽ nhận được một bản sao của chiếc cúp với cùng kích thước và tên của nhà vô địch được khắc trên đó, cùng với phù hiệu cho những người chiến thắng.
Đó là một logo nhỏ hình elip, nền xám, phác thảo một phần của chiếc cúp với viền trắng, ở giữa là số danh hiệu vô địch C1 của câu lạc bộ. Năm câu lạc bộ kể trên, cùng với F.C. Barcelona với chức vô địch thứ 5 vào mùa giải 2014-15 sẽ được gắn phù hiệu cho những người chiến thắng trên tay trái của áo thi đấu mãi về sau, mỗi khi thi đấu tại UEFA Champions League.
Tiền thưởng
Kể từ mùa giải 2021–22, số tiền thưởng cố định được trả cho các câu lạc bộ tham dự được quy định như sau:
- Vòng play-off: 5 triệu euro.
- Tiền thưởng chung cho mỗi đội vòng bảng: 15.640.000 euro
- Đội thắng trong 1 trận vòng bảng: 2,8 triệu euro
- Đội hòa trong 1 trận vòng bảng: 900 nghìn euro
- Tham dự vòng 16 đội: 9,6 triệu euro
- Tham dự vòng tứ kết: 10,6 triệu euro
- Tham dự vòng bán kết: 12,5 triệu euro
- Giành ngôi á quân: 15,5 triệu euro
- Giành chức vô địch: 20 triệu euro
Thành tích theo câu lạc bộ
Real Madrid chính là câu lạc bộ đã giành chiếc cúp vô địch trong lần tổ chức đầu tiên vào năm 1956. Đội bóng của Tây Ban Nha đã lội ngược dòng giành chiến thắng 4-3 trước đội bóng Pháp, Stade de Reims ngay tại sân vận động Công viên các Hoàng tử nhờ các bàn thắng của Alfredo Di Stéfano và Marquitos, cũng như cú đúp của Héctor Rial.
Từ đó tới nay, qua 68 mùa giải tổ chức, CLB Real Madrid cũng chính là đội bóng giàu thành tích nhất giải đấu với 14 lần vô địch, bỏ xa đội xếp thứ 2 là AC Milan tới 7 danh hiệu.
Với thành công vang dội của Real, Tây Ban Nha cũng là nền bóng đá giàu thành tích nhất châu lục với 19 lần vô địch vô địch Cúp C1/UEFA Champions League. Anh xếp thứ hai với 15 lần. Tiếp đến là Ý (12 lần), Đức (8 lần), Hà Lan (6 lần), Bồ Đào Nha (4 lần). 4 quốc gia còn lại là Pháp, Scotland, Romania và Nam Tư (cũ) đều từng có đại diện 1 lần vô địch châu lục.
Câu lạc bộ | Số lần vô địch | Mùa giải vô địch |
Real Madrid | 14 | 1956, 1957, 1958, 1959, 1960, 1966, 1998, 2000, 2002, 2014, 2016, 2017, 2018, 2022 |
AC Milan | 7 | 1963, 1969, 1989, 1990, 1994, 2003, 2007 |
Bayern Munich | 6 | 1974, 1975, 1976, 2001, 2013, 2020 |
Liverpool | 6 | 1977, 1978, 1981, 1984, 2005, 2019 |
Barcelona | 5 | 1992, 2006, 2009, 2011, 2015 |
Ajax | 4 | 1971, 1972, 1973, 1995 |
Inter | 3 | 1964, 1965, 2010 |
Manchester United | 3 | 1968, 1999, 2008 |
Juventus | 2 | 1985, 1996 |
Benfica | 2 | 1961, 1962 |
Nottingham Forest | 2 | 1979, 1980 |
Chelsea | 2 | 2012, 2021 |
Porto | 2 | 1987, 2004 |
Celtic | 1 | 1967 |
Hamburger SV | 1 | 1983 |
Steaua București | 1 | 1986 |
Marseille | 1 | 1993 |
Dortmund | 1 | 1997 |
Man City | 1 | 2023 |
Feyenoord | 1 | 1970 |
Aston Villa | 1 | 1982 |
PSV | 1 | 1988 |
Sao Đỏ Beograd | 1 | 1991 |