Chủ Nhật, 05/05/2024Mới nhất
Zalo

V-League mất nhà tài trợ: Hệ quả từ cách làm bóng đá lạc hậu

Thứ Sáu 29/12/2017 15:58(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Việc nhà tài trợ chính Toyota sẽ không đồng hành cùng V-League 2018 đang là hồi chuông báo động cho cách làm bóng đá lạc hậu của các nhà quản lý và các đội bóng trên mảnh đất hình chữ S.
   

V-League 2017 khép lại cuộc đua tam mã cẳng thẳng nghẹt thở tới tận vòng đấu cuối giữa ba CLB Hà Nội, Quảng Nam và FLC Thanh Hóa bằng chức vô địch xứng đáng cho đội bóng đất Quảng. Cũng giống như mùa giải trước đó, ở mùa bóng năm nay, sự cạnh tranh quyết liệt tới trận đấu cuối cùng của mùa giải chính là nét sáng duy nhất trong bức tranh u ám, với đầy rẫy những tiêu cực, vấn nạn sân cỏ của bóng đá Việt.

Hết vấn đề bạo lực sân cỏ thì câu chuyện trọng tài lại là một chủ đề nóng thu hút sự chú ý của báo giới. Liên tiếp ở nhiều vòng đấu V-League, năng lực cầm còi của các vị vua áo đen Việt luôn bị đặt dấu hỏi với những quyết định khó hiểu, gây bất lợi cho nhiều CLB. Chưa hết, thực trạng một ông chủ, nhiều đội bóng cũng là một đề tài khiến người ta phải tranh cãi bởi tính công bằng và sự minh bạch của giải đấu.

V-League mat nha tai tro He qua tu cach lam bong da lac hau hinh anh
V-League 'mất điểm' vì một loạt những vụ việc tiêu cực

Khi mà năm 2017 còn chưa khép lại, những người quan tâm tới bóng đá Việt lại phải đón nhận thêm một tin không thực sự vui khi nhà tài trợ chính, công ty Toyota đã chính thức không còn tiếp tục gắn bó với giải đấu cao nhất cao nhất Việt Nam từ mùa bóng tới. Hôm 23/12 vừa qua, ông Trần Anh Tú, chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc Công ty cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) đã cho biết Toyota sẽ không còn là nhà tài trợ chính ở V-League 2018.

Được biết lý do khiến nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế tới ngừng tài trợ cho V-League là vì các khó khăn liên quan tới tài chính. Nối tiếp ngân hàng Eximbank, Toyota chính là nhà tài trợ chính thức của V.League trong 3 mùa giải từ 2015-2017. Theo hợp đồng giữa VPF và Toyota, mỗi năm doanh nghiệp này tài trợ cho V-League 40 tỉ đồng. Nhưng sau mùa giải vừa qua, Toyota cho biết họ đang gặp một số khó khăn về sản xuất, kinh doanh nên đề nghị giảm giá trị gói tài trợ xuống còn 30 tỷ. Tuy nhiên, điều này không nhận được sự đồng ý của BTC giải và sau nhiều cuộc làm việc, đôi bên đã quyết định ngừng hợp tác sau khi không tìm được tiếng nói chung ở mùa giải mới.

Việc Toyota không còn là nhà tài trợ của V-League ở mùa giải 2018 cũng đặt ra những thách thức lớn cho BTC giải cũng như VFF trong việc tìm kiếm một ‘mạnh thường quân’ trong mùa bóng sắp tới. Tuy nhiên, điều này sẽ không hề dễ dàng mà đơn giản, khi mà lúc này đang không có nhiều nhà tài trợ sẵn sàng bỏ hàng chục tỷ để ‘nuôi sống’ V-League, nhất là khi sức hút của giải đấu số 1 trên mảnh đất hình chữ S đang ngày một giảm sút vì bao chuyện tiêu cực bên ngoài sân cỏ.

Lúc này đây, khi đang trong giai đoạn khó khăn nhất, ta mới thấy thấm thía cái giá của việc phát triển bóng đá theo tư duy lạc hậu, mang tính chất ăn xổi. Suốt những năm qua, BTC giải cũng như các CLB đã hô hào tiến lên chuyên nghiệp song những bất cập trong cách quản lý, điều hành của họ đã khiến sân chơi V-League ngày càng tụt hậu so với chính những mùa giải trước đó. Đã không còn cảnh người hâm mộ chen nhau để vào sân cổ vũ trận đấu, thay vào đó là những nơi từng được mệnh danh là những ‘chảo lửa’ đã bị nguội lạnh bởi chính sự thờ ơ của người hâm mộ.

V-League mat nha tai tro He qua tu cach lam bong da lac hau hinh anh
HAGL cũng giảm sức hút ở V-League 2017

Nói riêng HAGL, đội bóng được đánh giá là nhận được sự quan tâm đặc biệt nhất nhờ cách làm bóng đá chuyên nghiệp và bài bản cũng không tránh khỏi ‘sự giảm nhiệt’ trong con mắt khán giả. Không còn thời mà HAGL của những Công Phượng, Tuấn Anh, Văn Toàn,… là hiện tượng của V-League và được người hâm mộ cả nước đặc biệt chú ý, ‘sức nóng’ của họ đang nguội dần. Và ngay cả ở sân nhà Pleiku trong mùa bóng vừa qua, người ta cũng hiếm khi được thấy sân bóng của HAGL đông chật khán giả đến cổ vũ cho đội bóng bầu Đức.

Khi mà giải đấu không còn nhiều sự quan tâm, rõ ràng các nhà tài trợ cũng phải cân nhắc tới giá trị hợp đồng để có thể mang lại những hiệu quả kinh tế tốt nhất. Dẫn chứng rõ nét nhất mà ai cũng thấy là những thương hiệu quảng cáo vốn xuất hiện đều đặn trên truyền hình, trước, trong và sau các buổi trực tiếp trận đấu V-League từ năm 2012 đến nay đã giảm hẳn. Thậm chí, so với mùa đầu tiên khi VPF được thành lập để tổ chức các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam từ cuối năm 2011, đã có không ít nhà tài trợ đã lặng lẽ rút lui.

HAGL có cữ tập dượt quan trọng trước thềm V-League 2018
Đội bóng phố núi HAGL kỳ vọng sẽ có sự chuẩn bị tốt nhất cho mùa giải mới khi nhận lời tham dự giải BTV Cup 2017.

Nhìn V-League đang ngày một đi xuống, ta lại càng chạnh lòng khi nhìn sang nước bạn Thái Lan, nơi đang có giải VĐQG Thai League hoạt động tương đối hiệu quả. Trong khi Toyota ‘kỳ kèo’ xin giảm tài trợ xuống 30 tỷ đồng/mỗi mùa giải tại Việt Nam thì tại đất nước chùa Vàng, họ lại gia hạn hợp đồng tài trợ cho Thai League với khoản tiền lên đến 8 triệu USD, gấp gần 6 lần số tiền nhà tài trợ Nhật này chi cho V-League. Sự chênh lệch về mức độ tài trợ phán ảnh rõ giá trị và chất lượng giải VĐQG Thái Lan đã phát triển và bỏ xa giải VĐQG Việt Nam kể từ khi tiến hành cải tổ vào năm 2007. Từ chỗ một loạt các tuyển thủ Thái Lan nô nức sang V-league ‘kiếm ăn’ trong khoảng thời gian 2002-2008 thì giờ đây họ có thể yên tâm chơi bóng ở quê nhà với mức đãi ngộ thậm chí còn cao hơn hẳn.

Để có được thành công như vậy, người Thái đã phải cải tổ toàn bộ tư duy làm bóng đá của họ. Thay vì chạy đua theo thành tích, họ tập trung vào phát triển đào tạo trẻ và lấy đó làm căn bản để phát triển một giải đấu lành mạnh, giàu tính cạnh tranh và ít tiêu cực. Đội bóng trả tiền nuôi sống cầu thủ, và cầu thủ cũng đá hết mình để mang về các nguồn tài trợ cho các CLB. Quan hệ cộng sinh đó khiến Thai League ngày càng đi lên và trở thành giải đấu hấp dẫn số 1 ở khu vực ĐNÁ với chất lượng chuyên môn cao nhất.

V-League mat nha tai tro He qua tu cach lam bong da lac hau hinh anh 3
Người Thái có một chiến lược phát triển bóng đá chuyên nghiệp, hiệu quả

Nhìn lại Việt Nam, ở những mùa bóng vừa qua, trong bối cảnh không thể làm giàu từ bóng đá, đã có không ít CLB đã giải thể khi không hoàn thành mục tiêu trụ hạng. Khi mà nhiều đội bóng Việt ra sân thi đấu mà mang nặng tâm lý ‘rớt hạng đồng nghĩa với nguy cơ giải thể’ thì điều đó đã ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng chuyên môn của giải đấu cao nhất bóng đá Việt. Khi ở thế không còn gì để mất, nhiều đội bóng, cầu thủ đã ra sân với tâm lý đá xấu, đá láo khiến khán giả quay lưng, nhà tài trợ ngại ngần cũng là điều dễ hiểu. Và hệ quả là V-League ngày càng đi xuống.

Khi mà ‘nguồn sữa’ nuôi sống V-League đã bị cắt giảm, rõ ràng những người làm bóng đá Việt Nam cần mạnh dạn thay đổi bẳng một kế hoạch dài hơi để cải tổ V-League, bởi như vậy mới có thể tạo nên một giải đấu hấp dẫn để từng bước kéo khán giả và các nhà tài trợ trở lại.

FLC Thanh Hóa bất ngờ ký hợp đồng với cựu chuyên gia Real Madrid
Trong một động thái nhằm tăng cường sức mạnh đội bóng, CLB FLC Thanh Hóa đã bất ngờ ký hợp đồng với cựu chuyên gia thể lực của Real Madrid, ông Dominic Palmer.

Thanh Long (TTVN)

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm
top-arrow
X