- U21 HAGL được thưởng nóng 100 triệu, HLV Quốc Tuấn từ chối lên tuyển
- U21 HAGL 4-3 U21 Myanmar: Bóng dài và tấn công
Ngày mai trận quyết tử giữa U21 HAGL vs U21 Việt Nam sẽ diễn ra, một trận đấu mà NHM đang rất chờ đợi giữa 2 đội bóng trẻ của nước nhà.
Chưa bao giờ một trận đấu của giải U21 Quốc tế Báo Thanh Niên 2015 lại được NHM chờ đợi như cuộc chạm trán giữa U21 HAGL vs U21 Việt Nam. Một trận bán kết hứa hẹn hết sức quyết liệt và căng thẳng. Không chỉ đơn giản là giành tấm vé vào chung kết mà đây là cơ hội để 2 đội chiếm được tình cảm của NHM bóng đá nước nhà. U21 HAGL với lứa Tuấn Anh, Công Phượng, Xuân Trường tất nhiên được kỳ vọng nhưng là để tái hiện hình ảnh của U19 Việt Nam khi xưa. U21 Việt Nam thì khác, đây là đội bóng hoàn toàn mới, vừa được thành lập cách đây 1 tháng để chuẩn bị cho giải U21 Quốc tế 2015. Thầy trò HLV Minh Đức có lối chơi Pressing rất hiện đại, giàu sức mạnh và tốc độ, hoàn toàn trái ngược với HAGL. Với 2 đội bóng cùng lứa tuổi như vậy thì đây là bài test không thể phù hợp hơn để xem đâu mới là lối chơi phù hợp nhất với bóng đá Việt Nam.
(Bongda24h.vn) – U21 báo Thanh Niên và U21 HAGL sẽ chạm trán nhau ở trận “bán kết trong mơ”. Lối chơi của hai đội ở giải đấu lần này đều rất hấp dẫn nhưng...
U21 HAGL với nòng cốt là lứa Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường nổi tiếng được đào tạo bài bản ở học viện HAGL JMG. Lứa “gà cưng” của bầu Đức có lối chơi ban ngắn, thiên về kỹ thuật, cách đá Tiki-Taka giống như Barcelona từng thống trị bóng đá thế giới cách đây vài năm. Thế nhưng hiện nay, lối chơi Tiki-Taka đã trở nên lỗi thời và bị bắt bài. Thực tế sự hiệu quả trong lối chơi của HAGL đã giảm hẳn từ năm 2014 so với năm 2015 này. Không cần phải nhắc lại màn trình diễn của lứa Công Phượng tại V-League 2015 bởi gần như lối chơi sở trường của họ không được thể hiện. Bây giờ tại giải U21 Quốc tế Báo Thanh Niên 2015, với những đối thủ cùng lứa cũng là cơ hội để thầy trò HLV Quốc Tuấn tái hiện lại bản sắc của mình. Giải đấu mà họ đang là ĐKVĐ và đã chơi rất đẹp mắt 1 năm về trước.
U21 HAGL sẽ có trận đấu nảy lửa với U21 Việt Nam |
Thế nhưng như đã nói ở trên, ngay cả Barca cũng phải từ bỏ Tiki-Taka chứ chưa nói gì đến HAGL bởi cách đá này đã bị hóa giải. Thực tế ở giải U21 Quốc tế Báo Thanh Niên 2015, Công Phượng và các đồng đội đã cực kỳ khó khăn để tái hiện lại hình ảnh như 1 năm về trước. Ở trận gặp U19 Hàn Quốc là sự bế tắc tương tự các trận đấu ở V-League, kết quả là họ đã thất bại. Trong trận đấu vào hôm qua với U21 Myanmar có tuổi đời trung bình dưới 19, thầy trò HLV Quốc Tuấn vượt qua được đối thủ với tỷ số 4-3 trong thế trận khiến nhiều khán giả thót tim. Thậm chí họ cũng đã 2 lần bị đội bóng xứ Miến Điện vươn lên dẫn trước. Vì thế rõ ràng đây là lúc mà chúng ta phải nhìn nhận lại, liệu lối chơi của lứa Công Phượng có thật sự phù hợp, thật sự hiệu quả hay không.
Những giây phút thót tim trong trận U21 HAGL 4-3 U21 Myanmar đã giúp thầy trò HLV Quốc Tuấn góp mặt ở bán kết. Thế nhưng nếu ai nói đội bóng phố Núi thắng lối...
Thật ra những người làm chuyên môn đã nhận ra hạn chế trong cách chơi của HAGL từ lâu, lối chơi mà đa số NHM đều yêu thích. Chúng ta phải thực tế, bóng đá là môn thể thao đối kháng, phải có kẻ thắng người thua, không có gì gọi là “thua mà hay” cả. Vì lý do đó mà VFF đã thay đổi đầu tư trọng điểm vào lứa U19 mà như lời chủ tịch Lê Hùng Dũng từng nói “HAGL xuống hạng thì U19 cũng vứt”. Ông Dũng tuyên bố có phần bộc trực nhưng là sự thật phải chấp nhận. Cả nền bóng đá không thể trông chờ vào 1 lò đào tạo, vào một vài cầu thủ, nhất là khi lứa cầu thủ ấy đã bộc lộ không ít khuyết điểm. Lứa Công Phượng gần như được giữ nguyên tại V-League 2015 nhưng thành tích thi đấu như nào thì tất cả đã rõ. Câu hỏi đơn giản là không đá được ở V-League thì đá được với ai?
HAGL thường bế tắc khi đối thủ chơi áp sát nhanh |
Đối thủ của Công Phượng và các đồng đội trong trận U21 HAGL vs U21 Việt Nam là một đội bóng cùng lứa. Thầy trò HLV Minh Đức mới chỉ được hội quân 1 tháng nhưng lại có lối chơi hiện đại và được coi là phù hợp với bóng đá châu Á cũng như Việt Nam. Đó là lối chơi thiên về tốc độ, chơi Pressing toàn sân để hạn chế sức mạnh đối thủ. Thật ra các ĐTQG dưới thời HLV Miura đã áp dụng lối chơi này và gặt hái được những thành quả nhất định, tiêu biểu nhất là việc giúp bóng đá nước nhà lần đầu lọt vào VCK U23 châu Á 2016. Hay những trận đấu rất hay trước những đối thủ sừng sỏ như Iran, Iraq, U23 Nhật Bản, Sinh viên Hàn Quốc là minh chứng. Rất đông NHM không nhận ra điều đó và chỉ trích HLV người Nhật Bản vô cớ là đã “giết chết” lối chơi của U19 ngày nào.
Mọi so sánh đều khập khiễng khi U19 Việt Nam chỉ là đội bóng trẻ còn U23 hay ĐTQG ở môi trường khắc nghiệt hơn. Thế nhưng mọi thứ sẽ được tỏ rõ trắng đen vào ngày mai trong trận U21 HAGL vs U21 Việt Nam giữa 2 đội bóng cùng lứa. U21 HAGL tất nhiên vẫn là lối chơi mà đông đảo NHM yêu mến còn U21 Việt Nam là lối đá hiện đại theo phong cách của HLV Miura. Kể cả khi thầy trò HLV Minh Đức được tập trung vội vàng gần 1 tháng nhưng chẳng hề lép vế lối chơi được rèn rũa suốt 8 năm của HAGL cùng 1 mùa giải cọ xát ở V-League. Hãy chờ xem ai mới là người thắng cuộc và đâu mới là thứ bóng đá mà chúng ta cần theo đuổi.
Truc tiep tran dau M.U vs PSV
Doãn Công