Thứ Sáu, 22/11/2024Mới nhất
Zalo

U21 đá Seagame 2017: Con tính đường dài để thoát khỏi “ao làng”

Thứ Hai 09/11/2015 14:38(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Mới đây, AFF đã ra ý tưởng về việc để các đội U21 thi đấu tại Seagame 2017 sắp tới. Một ý tưởng rõ ràng là để hướng tới tương lai tốt đẹp hơn cho bóng đá vùng trũng.

Hôm qua, Tổng thư ký AFF Azzuddin Ahmad đã thông báo rằng Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á đã thống nhất phương án đưa lứa U21 thi đấu tại Seagame 2017 sắp tới. AFF cũng đã gửi thông báo tới Liên đoàn thể thao Đông Nam Á để quyết định phê duyệt trong năm 2016. Nhiều khả năng kế hoạch này sẽ được thông qua bởi hầu hết những thành viên của AFF đều đồng tình với phương án này để hy vọng giúp bóng đá khu vực thoát khỏi “ao làng” trong tương lai. Tất nhiên cũng có rất nhiều người không ủng hộ bởi môn bóng đá Seagame sẽ giảm hấp dẫn đi rất nhiều. Chỉ riêng việc ĐTQG giảm xuống còn U23 đã khiến môn bóng đá Nam tại đại hội thể thao Đông Nam Á kém thu hút hơn rất nhiều. Nếu chỉ còn lại sân chơi cho lứa U21 thì sẽ còn không biết đi về đâu. Chưa kể đến việc, Seagame sẽ nằm ngoài quy luật của Olympic và Asiad là áp dụng lứa U23 cho môn bóng đá Nam.

U21 HAGL đặt mục tiêu đánh bại đội bóng đồ tể của Thái Lan
(Bongda24h.vn) – Mới đây Thái Lan đã cử đội U19 Muangthong United sang tham dự giải U21 quốc tế báo Thanh Niên khởi tranh từ ngày 20/11. Tuy nhiên đội bóng này...

Seagame là “bản nháp” của Asiad và Olympic, chỉ có nội dung bóng đá Nam là áp dụng cho lứa tuổi trẻ U23, còn các môn thể thao còn lại đều là những cuộc tranh tài ở đẳng cấp cao nhất. Sở dĩ xuất hiện điều trớ trêu này là vì bóng đá là môn thể thao vua, môn thể thao đã có quá nhiều giải đấu đỉnh cao cho cấp độ ĐTQG. Olympic không bao giờ có thể cạnh tranh được với FIFA nên đành chấp nhận chỉ là sân chơi cho lứa U23. Thế nhưng ở Seagame lại là điều hoàn toàn khác, đây là giải đấu ra đời nhằm tạo ra sân chơi cho các ĐTQG Đông Nam Á khi các đại diện của AFF đều bị loại sớm ở vòng loại World Cup và vòng loại Asian Cup. Mãi tới sau này, khi Tiger Cup (AFF Cup) được tổ chức thì Seagame mới trở thành sân chơi cho lứa U23. Thế nhưng vấn đề tồn đọng là sau 7 kỳ áp dụng mô hình này môn bóng đá Seagame vẫn giậm chân tại chỗ, sức hút ít đi, còn thành tích của các đội bóng trẻ khu vực khi ra đấu trường quốc tế gần như không được cải thiện.

Bong da Dong Nam A can huong den nhung muc tieu lau dai
Bóng đá Đông Nam Á cần hướng đến những mục tiêu lâu dài

Khi nhìn lại có thể thấy Seagame là sân chơi không đem lại nền tảng phát triển tốt cho bóng đá Đông Nam Á như chờ đợi. Việc áp dụng đội U23 cho môn bóng đá Nam khiến cho các nước rất bị động cho việc chuẩn bị các giải đấu cấp châu lục. Có thể kể đến 1 giải đấu quan trọng là vòng loại U23 châu Á đồng thời là vòng loại Olympic, đây là sân chơi quan trọng nhất của lứa U23 nhưng lại “lệch pha” so với Seagame. Có thể kể đến Seagame 28 vừa qua tại Singapore, hầu hết các đội bóng đều lấy những cầu thủ sinh năm 1992 làm nòng cốt. Nhưng khi tham gia vòng loại U23 châu Á thì lại phải lập 1 đội U23 mới sinh từ 1993 trở lại đây. Như U23 Việt Nam, những cầu thủ như Hồng Quân, Huy Hùng, Phi Sơn, Hoàng Thịnh, Minh Tùng vẫn thuộc biên chế đội U23 và dự Seagame 2015 vào tháng 6 vừa qua. Thế nhưng song song với đó, VFF và HLV Miura lại phải vất vả tuyển chọn 1 đội U23 mới để tham gia các giải đấu lớn hơn như U23 châu Á hay vòng loại Olympic.

Rõ ràng ý tưởng sử dụng lứa U21 thi đấu tại Seagame 2017 là vô cùng hợp lý nếu xét về tính đường dài. Có 2 tác dụng rất rõ ràng nếu AFF thay thế lứa U23 bằng U21. Đầu tiên là việc các đội bóng trẻ của khu vực sẽ có những màn cữ dượt quan trọng cho các giải đấu lớn trong tương lai. Ví dụ, nếu áp dụng thể thức thi đấu mới ngay tại kỳ Seagame 2017 tới, các đội bóng trẻ của khu vực sẽ vừa đủ tuổi tham gia vòng loại U22 châu Á vào năm 2018 và VCK U23 châu Á 2019 (đồng thời cũng là vòng loại Olympic). Rõ ràng đây là phương án khả dĩ nhất của Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á để giúp các nền bóng đá trong khu vực phát triển hơn. Tác dụng thứ 2 của việc áp dụng lứa U21 thay cho U23 là khiến… AFF Cup trở nên đáng chú ý hơn. AFF Cup là giải đấu số 1 của Đông Nam Á nhưng sức hút của nó vẫn giảm chút ít vì sự có mặt của môn bóng đá Nam Seagame. Khi áp dụng lứa U21 thi đây sẽ hoàn toàn trở thành giải đấu trẻ như các giải U19, U16 trước đó. Tất nhiên lúc đó, tâm điểm sẽ là những trận cầu đỉnh cao ở cấp độ ĐTQG tại AFF Cup.

U21 HAGL mang binh hùng tướng mạnh dự U21 Quốc tế Báo Thanh Niên 2015
Với tham vọng vô địch, U21 HAGL đã mang đội hình mạnh nhất tham dự giải U21 Quốc tế Báo Thanh Niên 2015 sẽ khởi tranh vào ngày 20 tới.

Rất nhiều người không đồng tình vì AFF muốn lứa U21 đá Seagame thay cho U23. Thế nhưng rõ ràng đây là ý tưởng phù hợp với thực tiễn bóng đá khu vực hiện nay. Môn bóng đá Nam Seagame vẫn là sân chơi cho các cầu thủ trẻ, và cũng chưa chắc những trận đấu của lứa U21 đã kém hấp dẫn hơn lứa U23 trước kia. Quan trọng hơn, các quốc gia trong khu vực sẽ có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho vòng loại U23 châu Á và vòng loại Olympic, những giải đấu tầm cỡ cần hướng tới chứ không phải quay quẩn ở ao làng Đông Nam Á.

Doãn Công

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm
top-arrow
X