Chính Trưởng đoàn bóng đá HAGL Nguyễn Tấn Anh đã khẳng định Tuấn Anh, Công Phượng sẽ trở lại thi đấu ở V-League 2017. Liệu điều này có như một sự thừa nhận thất bại khi mà dấu ấn của các cầu thủ trẻ trên đất Nhật Bản vẫn là rất mờ nhạt?
194 phút của Công Phượng và 93 phút của Tuấn Anh
Đầu năm 2016, HAGL bất ngờ công bố 3 bản hợp đồng gây tiếng vang là đưa Công Phượng, Tuấn Anh và Xuân Trường ra nước ngoài thi đấu. Công Phượng gia nhập Mito Hollyhock trong thời gian 1 năm, Tuấn Anh đến Yokohama FC cũng với thời gian tương tự. Xuân Trường có chút khác biệt khi ký hợp đồng 2 năm với Incheon FC và thi đấu ở giải đấu số 1 Hàn Quốc. Cảm xúc đầu tiên của NHM là đáng mừng vì ít nhất các cầu thủ trẻ sẽ được đi tu nghiệp ở môi trường đỉnh cao. Nhưng ngay sau đó người ta lại đặt dấu hỏi liệu “những đứa trẻ” nhà bầu Đức xuất ngoại do chuyên môn hay chỉ vì mục đích thương mại của người lớn?
Đó là tuyên bố của chuyên gia Trịnh Minh Huế khi được hỏi về tương của đội bóng HAGL.
Chưa cần hết hợp đồng 1 năm, mà chỉ sau 2/3 mùa giải thì người ta đã thừa hiểu bản chất vấn đề. Tuấn Anh, Công Phượng và cả Xuân Trường gần như chẳng có cơ hội thi đấu, thậm chí còn chẳng được đăng ký ở đội 1. Để rồi mới đây, chính Trưởng đoàn HAGL Nguyễn Tấn Anh buộc phải thừa nhận như một sự thất bại: “Tuấn Anh, Công Phượng sẽ trở về nước sau khi thi đấu hết mùa giải J-League 2 2016”. Có thể tóm gọn rằng, 3 cầu thủ đội bóng phố Núi sang Nhật, Hàn nhưng chỉ là một cách đánh vào thị trường Việt Nam của Yokohama, Mito và Incheon FC chứ chẳng phải vì họ thật sự cần các cầu thủ của chúng ta.
Tuấn Anh và Công Phượng sẽ trở về HAGL sau mùa giải này |
Xét về số trận, Công Phượng được ra sân nhiều nhất. Thật trùng hợp khi Mito cũng là đội nhận tài trợ nhiều nhất từ một bản hợp đồng với Việt Nam Airlines. Tiêu biểu nhất là trận Mito gặp Kunazawa tại vòng 26 khi tiền đạo người Nghệ được đá ngay từ đầu và được rút ra sân ở phút 53. Cũng chẳng phải ngẫu nhiên, HLV Nishigaya tung số 16 ra sân bởi hôm đó trên khán đài là hơn 100 CĐV từ Việt Nam sang thăm quan theo chương trình của nhà tài trợ Việt Nam Airlines. Sau lần đầu đá chính đó, Phượng còn 3 lần khác được ra sân từ ghế dự bị trong khuôn khổ J-League 2. Ở trận gặp Nagasaki, Yamaguchi và Kitakyushu thì cầu thủ sinh năm 1995 lần lượt được tung vào sân ở các phút 80, 79 và 87 khi mọi thứ đã ngã ngũ. Trong khuôn khổ Cúp Hoàng đế Nhật Bản gặp các đội sinh viên thì Công Phượng có 2 trận đá chính gặp Shimizu (45 phút) và Trường ĐH Quốc tế Tokyo (72 phút) nhưng không để lại dấu ấn gì.
Tất cả những gì được gọi là tiêu biểu của bóng đá Việt Nam đều được phơi bày trong trận Thanh Hóa 2-2 Than Quảng Ninh vào chiều qua. Giờ thì có lẽ các đội...
Tuấn Anh thì khiêm tốn hơn Công Phượng rất nhiều. Tiền vệ người Thái Bình chỉ được ra sân duy nhất 1 trận gặp Đại học Yamagata 28/8 vừa qua. Hôm đó, Yokohama thắng tưng bừng 5-0. Nhưng ngoài trận đấu với đội sinh viên kể trên thì Tuấn Anh được đăng ký thêm 1 trận khác ở Cúp Hoàng đế Nhật Bản gặp Nagasaki nhưng cũng không được tung vào sân. Còn lại là 30 trận không hề được HLV Nakata điền tên và danh sách thi đấu tại J-League 2. Kể cả các trận đấu bù, lịch dày đặc nhưng Tuấn Anh chẳng hề có một cơ hội ra sân. Để rồi sau đúng 1 lần ra sân cách đây 10 ngày thì Chủ tịch Yokohama là Yasuhiko Okudera đã “đuổi khéo” về nước: “Cậu ta còn thiếu sức mạnh và thể hình chưa thực sự phát triển nên cần phải có thêm thời gian. Có thể, trong 1 hoặc 2 mùa giải về Việt Nam thi đấu sẽ giúp cho Tuấn Anh tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm, phát triển hơn về thể hình cũng như sức mạnh”.
Công Phượng, Tuấn Anh thua xa những gì Công Vinh làm được trên đất mạng |
Thua xa Công Vinh
Có thể so sánh với đàn anh Lê Công Vinh để thấy sự thất bại của HAGL trong vụ Công Phượng và Tuấn Anh hay kể cả Xuân Trường. CV9 chỉ sang Consadole trong 3 tháng và bị đánh giá rõ là vì mục đích thương mại. Ấy nhưng tiền đạo xứ Nghệ kịp để lại ấn tượng cực mạnh với đội bóng J-League 2. Ra sân 9 trận, ghi 2 bàn, 3 kiến tạo là những gì mà Công Vinh làm được. Còn nhớ rất rõ, ở trận cuối cùng có tính chất quyết định lên hạng với Kitakyushu, tiền đạo 31 tuổi là người chơi hay nhất bên phía Consadole, anh tạo ra nhiều tình huống sóng gió và ấn tượng nhất là cú đá phạt đập xà ngang ở phút cuối cùng. Một pha bóng khiến tất cả ngẩn ngơ vì nếu vào thì đội bóng của thành phố Sapporo đã có cơ hội lên hạng. Sau đó, chủ tịch Nonomura đã 5 lần, 7 lượt sang nài nỉ Công Vinh sang khoác áo đội bóng Nhật Bản tiếp nhưng CV9 từ chối vì khi đó anh muốn sống gần gia đình.
(Bongda24h.vn) – Sau khi đã chắc suất trụ hạng tại V.League 2016, CLB Hoàng Anh Gia Lai đã quyết định để cặp cầu thủ quan trọng là Phan Thanh Hậu và Đinh Thanh...
Kết luận
Công Vinh về trong sự tiếc nuối của khán giả và BLĐ Consadole, còn tương lai của Công Phượng, Tuấn Anh tại xứ mặt trời mọc coi như đã hết sau màn “đuổi khéo” của chủ tịch Yasuhiko Okudera. Tuyên bố của Trưởng đoàn Nguyễn Tấn Anh mới đây cũng coi như là sự kết thúc hành trình xuất ngoại của bộ đôi này. Còn Xuân Trường có hợp đồng 2 năm nhưng cũng chẳng khá hơn. Tiền vệ này cũng chỉ có 1 lần ra sân vào “ngày Việt Nam tại Hàn Quốc” còn lại đều không được đăng ký thi đấu. Nói chung, chiêu đưa 3 cầu thủ trẻ ra nước ngoài tu nghiệp chỉ là chiêu PR của các CLB và chính đội bóng chủ quản HAGL mà thôi. Vì thế không có gì bất ngờ khi những điều mà Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường làm được bên nước bạn chỉ là con số 0 tròn trĩnh.
Doãn Công