Thứ Năm, 14/11/2024Mới nhất
Zalo

Từ vụ Than Quảng Ninh giải thể: Làm sao để "sống khỏe"?

Thứ Tư 25/08/2021 17:44(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
Có lẽ chứng kiến việc CLB Than Quảng Ninh dừng hoạt động, hẳn là nhiều người đã tự hỏi là các đội bóng sẽ cần phải làm gì để tránh rơi vào tình huống tương tự.

 

Sau một thời gian 'hấp hối' chạy vạy tìm kiếm tài trợ, sáng ngày 25/8, CLB Than Quảng Ninh đã chính thức tuyên bố dừng hoạt động, khép lại một thời kỳ hoàng kim kéo dài gần chục năm của bóng đá đất Mỏ. 

Đó thực sự là một câu chuyện buồn, bởi thực tế Than Quảng Ninh từng thi đấu rất ấn tượng và có thời điểm còn là đội bóng cạnh tranh danh hiệu vô địch V-League. 

Nhìn lại lịch sử của đội bóng đất Mỏ, có thể thấy họ đã chơi khá ấn tượng. Sau khi giành ngôi á quân giải hạng nhất mùa bóng 2013 để có tấm vé lên chơi ở V-League 2014, Than Quảng Ninh đã gặt hái được không ít danh hiệu mà nhiều đội bóng thèm muốn. 

Than Quảng Ninh
CLB Than Quảng Ninh chính thức giải thể sau một thời gian 'hấp hối'

Năm 2016, đội lần đầu tiên đoạt ngôi Vô địch tại Cúp Quốc gia sau khi đánh bại đối thủ Hà Nội T&T trong trận chung kết. Cũng vào cuối năm đó, họ một lần nữa hạ gục đội bóng Thủ đô ngay tại Hàng Đẫy để trở thành tân vương Siêu Cúp Quốc gia.

Những mùa giải sau đó, dù không đoạt thêm danh hiệu vô địch nhưng bóng đá đất Mỏ vẫn là một thế lực tại các giải quốc nội. Kể từ mùa giải 2017 tới nay, 'Than' luôn nằm trong tốp 5 đội mạnh nhất tính theo vị trí trên BXH V-League. 

Mùa giải 2019, họ thậm chí còn về ba để giành tấm HCĐ. Ở mùa giải năm ngoái, đoàn quân dưới sự dẫn dắt của HLV Phan Thanh Hùng cũng thi đấu khá ấn tượng và thậm chí còn cạnh tranh chức vô địch tới vòng đấu áp chót với Viettel và Hà Nội. Cũng tại cúp QG 2020, TQN đã xuất sắc vào tới bán kết và chỉ dừng bước trước Viettel với tỷ số 1-2. 

Bước sang mùa giải năm nay, dù không còn sự xuất hiện của chiến lược gia lão làng người Đà Nẵng trên ghế huấn luyện, nhưng đội bóng chủ sân Cẩm Phả vẫn chơi không tệ. Họ cũng đứng ở vị trí thứ 4 trước khi VFF ra quyết định cho mùa giải khép lại

Do đó, có thể nói sự giải thể đột ngột của CLB Than Quảng Ninh đã mang tới rất nhiều sự nuối tiếc cho người hâm mộ. Hẳn là lúc này, người hâm mộ đất Mỏ cũng đang rất buồn, nhưng họ cũng chẳng thể giải cứu đội bóng khi con số nợ là quá lớn, vượt qua khả năng thanh toán.

 

Đâu là nguyên nhân của vấn đề?

Ở phương diện của người ngoài cuộc nên người viết thực sự rất khó để lý giải chính xác nguyên nhân khiến Than Quảng Ninh đi tới bờ vực phá sản. Đó hẳn không phải vì lý do về phong độ, lối chơi bởi suốt những năm qua, Than Quảng Ninh đã thi đấu khá ấn tượng.

Vậy tại sao một đội bóng thi đấu có bản sắc và có lượng CĐV trung thành không nhỏ như vậy lại phải giải thể. Nguyên nhân chính có lẽ là do việc đội bóng đất Mỏ mất đi nhà tài trợ chính là Tập đoàn Công nghiệp than và khoáng sản Việt Nam. 

Chủ tịch CLB Than Quảng Ninh, ông Phạm Thanh Hùng
Thiếu nhà tài trợ, Chủ tịch Phạm Thanh Hùng đã không thể tiếp tục 'chèo lái' con thuyềnThan Quảng Ninh

Theo tìm hiểu, trong những năm qua, bên cạnh nguồn hỗ trợ từ tỉnh Quảng Ninh cùng công ty vàng Hà Giang của chủ tịch Phạm Thanh Hùng hay một số doanh nghiệp tư nhân khác thì ngân sách hoạt động của Than Quảng Ninh vẫn dựa nhiều vào nhà tài trợ là Tập đoàn Công nghiệp than và khoáng sản Việt Nam (Vinacomin).

Hai bên đã ký hợp đồng tài trợ có thời hạn 5 năm với số tiền 165 tỷ đồng. Cụ thể, trong các năm 2015, 2016, 2017 là 35 tỷ đồng, riêng hai năm 2018 và 2019 số tiền tài trợ bị giảm còn 30 tỷ đồng. 

Tuy nhiên do khó khăn chung về kinh tế nên sau khi hết hợp đồng, Vinacomin đã không tiếp tục tài trợ cho đội bóng đất Mỏ từ mùa bóng 2020. Và dù BLĐ đội chủ sân Cẩm Phả đã xoay sở nhiều cách, họ vẫn không thể tìm được đơn vị tài trợ mới, dẫn tới nợ nần chồng chất. 

Cá nhân chủ tịch Phạm Thanh Hùng vì tình yêu với đội bóng đã tìm đủ mọi cách để giải quyết khó khăn. Nhưng sức người, sức của có hạn, vị này cũng không thể một mình gánh vác nguồn ngân sách hoạt động hàng chục tỷ của đội nhà. 

Và khi 'giọt nước đã tràn li', BLĐ đội bóng cũng không còn cách nào khác là phải tuyên bố dừng hoạt động, đồng thời trao lại CLB cho đơn vị chủ quản là UBND tỉnh Quảng Ninh. 

   

Làm sao để "sống khỏe"?

Có lẽ chứng kiến việc CLB Than Quảng Ninh dừng hoạt động, hẳn là nhiều người đã tự hỏi là các đội bóng sẽ cần phải làm gì để tránh rơi vào tình huống tương tự.

Trong bối cảnh khó khăn chung do dịch bệnh Covid-19 trong nước đang diễn biến phức tạp, đó sẽ là một thách thức không hề nhỏ với các CLB tại V-League cũng như các giải hạng nhất hay hạng nhì quốc gia. 

Thách thức vẫn sẽ đến với những đội bóng có nguồn lực tài chính không mạnh như Nam Định, Thanh Hóa, SLNA, Hải Phòng... Trong khi một số như HAGL, Hà Nội, Bình Dương, TP.HCM, Đà Nẵng,... ít phải lo lắng chuyện này vì có các ông bầu đứng sau. 

Bóng V-League
Từ vụ Than Quảng Ninh, các CLB có lẽ cần có cái nhìn rộng hơn trong việc làm bóng đá.

Bên cạnh sự giúp sức của các ông bầu, các CLB cũng cần quan tâm tới việc đào tạo trẻ, tích cực sử dụng cầu thủ 'cây nhà lá vườn' để cắt giảm ngân sách hoạt động. Đó cũng là cách làm mà nhiều đội bóng như SLNA, HAGL, Hà Nội, Viettel hướng đến trong quá trình phát triển của mình. 

Một chiến lược truyền thông giỏi, tích cực 'đánh bóng' tên tuổi, thương hiệu để thu hút tài trợ cũng là cách làm khéo léo mà HAGL hay Hà Nội, Sài Gòn FC áp dụng trong những năm qua để 'tự nuôi sống mình'. Các nhà tài trợ sẽ chẳng thể 'rót vốn' tới những đội bóng làm marketing tệ, thiếu sự đầu tư chất xám để quảng bá hình ảnh CLB.

Và hơn lúc nào hết, để sống khỏe các CLB cần có một kế hoạch hoạt động và sử dụng tài chính ở tầm vĩ mô. Chỉ có cách chi tiêu thông minh, họ mới thoát khỏi bờ vực phá sản, hoặc nợ nần đầm đìa. 

CLB Barcelona là ví dụ cho thấy một đội bóng tầm cỡ, giàu truyền thống thế nào chăng nữa cũng vẫn có thể rơi vào tình cảnh 'nợ nần chồng chất' bất cứ lúc nào nếu chi tiêu không khoa học. 

Tất nhiên Than Quảng Ninh không phải trường hợp như vậy nhưng khá đen đủi cho họ là khi không còn 'bầu sữa' nhà tài trợ, 'Than' đã không thể trụ nổi.

Đầu năm nay, đội bóng hạng Nhất Tây Ninh cũng đã giải thể do không kêu gọi được tài trợ để có đủ kinh phí hoạt động. Và rõ ràng để tồn tại, các CLB sẽ phải vận dụng rất nhiều yếu tố để 'sống sót' giai đoạn khó khăn hiện tại.

Toàn cảnh DRAMA lương thưởng xoay quanh CLB Than Quảng Ninh:

video

 

Hải Phòng hưởng lợi từ việc Than Quảng Ninh giải thểHải Phòng hưởng lợi từ việc Than Quảng Ninh giải thể
Đội bóng đất cảng Hải Phòng được đánh giá sẽ chiêu mộ được nhiều cầu thủ giỏi sau khi CLB Than Quảng Ninh dừng hoạt động vào sáng nay 25/8.
Cầu thủ CLB Quảng Ninh đồng loạt lên tiếng vì bị nợ lươngCầu thủ CLB Quảng Ninh đồng loạt lên tiếng vì bị nợ lương
Một loạt cầu thủ của CLB Quảng Ninh đã lên tiếng về việc chưa được thanh toán lương và lót tay.
Than Quảng Ninh tiếp tục bị tố nợ lương: Cầu thủ phải tìm nghề tay trái mưu sinhThan Quảng Ninh tiếp tục bị tố nợ lương: Cầu thủ phải tìm nghề tay trái mưu sinh
Theo giới truyền thông, các cầu thủ Than Quảng Ninh đã bị nợ tiền lương trong 3 tháng qua. Điều này khiến nhiều người trong số họ phải tìm nghề tay trái để mưu...
Thủ môn HAGL tố bị Than Quảng Ninh nợ lương tiền tỷThủ môn HAGL tố bị Than Quảng Ninh nợ lương tiền tỷ
Trong một chia sẻ mới đây, thủ môn Huỳnh Tuấn Linh của HAGL cho biết mình vẫn chưa được CLB Than Quảng Ninh thanh toán khoản nợ lên tới 1,4 tỷ đồng.

 

 

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn. 

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm
top-arrow
X