Thứ Hai, 23/12/2024Mới nhất
Zalo

Thầy Mưu và chuyện “gọi 9 dùng 2” tranh cãi

Thứ Ba 23/06/2015 17:16(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Đến giờ, sau khi xem hết cả đội tuyển Olympic VN, đội tuyển QG và U23 VN dưới tay “thầy Mưu” có thể thấy cơ bản những gì vị HLV này làm được nhiều hơn điểm chưa được.

Đầu tiên là trong con mắt thầy Mưu, cơ hội chia đều cho tất cả các cầu thủ nếu họ có thể hình, thể lực tốt, có ý chí phấn đấu, không phân biệt lò đào tạo nào, già hay trẻ, có thành tích rồi hay chưa có thành tích. Chuyện Khánh Lâm bất ngờ lên tuyển, Minh Châu được gọi lại, Tấn Tài bật bãi hay “gọi 9 dùng 2” lứa cầu thủ HA.GL…ở U23 VN cho thấy thầy Mưu có cách dùng người riêng, không phụ thuộc bất kỳ ai và ông tin vào cách làm đó của mình.

Đội tuyển tập trung không phải chỉ để dạo chơi, lấy chỗ, mà phải là cuộc “tập nặng” ở mức cao nhất, là cuộc sàng lọc về thể lực, sức bền ở mức cao nhất có thể. Ai trụ được thì có chỗ, chấn thương là mất chỗ. Trận đấu chính thức trước hết là cuộc đấu thể lực, sau đó mới là chuyện tạt cánh đánh đầu, đá biên hay đánh trung lộ.

Thay Muu va chuyen goi 9 dung 2 tranh cai hinh anh
HLV Toshiya Miura

Không có cầu thủ nào là số 1, là chắc chân, là đội hình cứng… Khi thầy Mưu dụng binh qua từng trận đấu, hiệp đấu hay cả giải đấu. Điều này khác hẳn với cách làm phổ biến là luôn có bộ khung cơ bản, chỉ thay đổi khi có sự cố. Việc này có điểm hay là giấu được bài, tạo được sự cạnh tranh lành mạnh trong đội và cái chính là tạo được nền tảng cho những cuộc chơi đường dài.

Với thầy Mưu, thi đấu giao hữu là thử nghiệm hết mức, là phải thi đấu thực sự, không có chỗ cho mọi gìn giữ, yếu mềm. Thắng hay thua không quan trọng, mất người qua giao hữu có khi lại là cơ hội cho sự chuẩn bị chuẩn xác hơn, không bị bất ngờ. Nhưng không phải thầy Mưu đã lột xác cho các đội tuyển, khi những nhát dao chí mạng từ ĐT Thái Lan, Malaysia hay U23 Myanmar thọc vào AFF Cup hay ở SEA games 28 vừa rồi.

Dù đã có cách gọi riêng, dùng riêng các nhân tố mới thì học trò thầy Mưu vẫn chưa thể ngay một lúc tiến kịp đẳng cấp của người Thái hay người Mã. Khi đối thủ có đủ các nhân tố chính trong đội hình, thầy Mưu bất lực nhìn đội bóng thất bại trước người Thái, rồi người Mã ngay trên sân Mỹ Đình. Kể cả khi U23 VN nhỉnh hơn U23 Myanmar về thế trận, những trụ cột như Hồng Quân, Huy Toàn vẫn không đủ bản lĩnh để hạ gục đối thủ. Sự kém may mắn cũng lại nói lên rằng, cơ hội chưa thể đến, mà phải cố gắng hơn, chắt chiu hơn.

Thầy Mưu chưa làm được điều mà thầy Tô làm tốt trước đây là tạo được bộ khung phòng thủ ổn định trước khi toan tính những việc khác. Bốn lần lên bóng, người Mã “ăn” cả 4 trên sân Mỹ Đình, để đến nỗi đội trưởng Phước Tứ sau đó phải thốt lên rằng “không được thầy dạy về phòng ngự”? Người Thái chỉ sau một hiệp phá sức chúng ta là đủ để đi bóng, bật nhả như ở chốn không người, không hậu vệ hay tiền vệ phòng ngự nào đủ sức can thiệp.

Công Phượng làm bóng tốt, bên cạnh những đường chuyền tạm được của Huy Hùng, Ngọc Hải, Ngọc Thắng… tất cả chỉ có thế nên không thể tạo nên nét uyển chuyển, quyến rũ nào trong phong cách của đội tuyển. Không thấy bóng dáng cầu thủ tổ chức kiểu Đến giờ, sau khi xem hết cả đội tuyển Olympic VN, đội tuyển QG và U23 VN dưới tay “thầy Mưu” có thể thấy cơ bản những gì vị HLV này làm được nhiều hơn điểm chưa được.

Điều mọi người quan tâm và hy vọng nhiều nhất là ở lứa cầu thủ HA.GL góp mặt ở tuyển và nòng cốt sau này. Thầy Mưu chắc chắn không bị và không bao giờ để điều đó tạo áp lực lên mình. Với yêu cầu thể hình, thể lực, phá lối chơi đối thủ trước khi triển khai lối chơi thực dụng của mình, với tư duy đưa bóng lên nhanh nhất có thể, không dễ để các đồng đội của Công Phượng góp số đông trong đội hình hiện tại.

Đội tuyển Brazil bản năng và truyền thống nghệ sỹ là thế nhưng lâu nay từ thầy đến trò đều lực sỹ hết mức. CLB Asenal chỉ thành công khi giữ bản sắc mềm mại kết hợp cơ bắp kiểu Viera ngày nào. Các cầu thủ HA.GL hiện tại chưa đủ sức tập hợp thành một đội bóng công thủ toàn diện, nên thầy Mưu chỉ khai thác mặt ưu nào đó của Công Phượng hay Huy Toàn là điều hoàn toàn đúng đắn.

Bây giờ thầy Mưu “gọi 2 dùng 2” nhưng hy vọng 2 năm nữa con số đó sẽ tăng theo chiều tỉ lệ thuận. Nhưng không có nghĩa là đã đủ sức thách thức người Thái hay người Myanmar ở kỳ SEA games tới?Hồng Sơn hay Minh Phương trước đây, vì vậy ai đó chê đội tuyển thi đấu cứng, vô hồn không phải không có lý?

Điều mọi người quan tâm và hy vọng nhiều nhất là ở lứa cầu thủ HA.GL góp mặt ở tuyển và nòng cốt sau này. Thầy Mưu chắc chắn không bị và không bao giờ để điều đó tạo áp lực lên mình. Với yêu cầu thể hình, thể lực, phá lối chơi đối thủ trước khi triển khai lối chơi thực dụng của mình, với tư duy đưa bóng lên nhanh nhất có thể, không dễ để các đồng đội của Công Phượng góp số đông trong đội hình hiện tại.

Đội tuyển Brazil bản năng và truyền thống nghệ sỹ là thế nhưng lâu nay từ thầy đến trò đều lực sỹ hết mức. CLB Asenal chỉ thành công khi giữ bản sắc mềm mại kết hợp cơ bắp kiểu Viera ngày nào. Các cầu thủ HA.GL hiện tại chưa đủ sức tập hợp thành một đội bóng công thủ toàn diện, nên thầy Mưu chỉ khai thác mặt ưu nào đó của Công Phượng hay Huy Toàn là điều hoàn toàn đúng đắn.

Bây giờ thầy Mưu “gọi 2 dùng 2” nhưng hy vọng 2 năm nữa con số đó sẽ tăng theo chiều tỉ lệ thuận. Nhưng không có nghĩa là đã đủ sức thách thức người Thái hay người Myanmar ở kỳ SEA games tới?

Theo Vietnamnet

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm
top-arrow
X