Thứ Năm, 09/01/2025Mới nhất
Zalo

Sự ngập ngừng của Đặng Văn Lâm

Thứ Ba 15/10/2024 15:00(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
Trong buổi lễ xuất quân của CLB Phù Đổng Ninh Bình, thủ môn ĐT Việt Nam Đặng Văn Lâm đã từ chối câu hỏi về quyết định chuyển nhượng của mình.

“Tôi đã lập gia đình và muốn thi đấu gần nhà” – người gác đền sinh năm 1993 lý giải quyết định gia nhập CLB Phù Đổng Ninh Bình, sau một tiếng thở dài. Tiếp đó, Đặng Văn Lâm ngập ngừng và lắc đầu, “Tôi cũng không biết trả lời thế nào nữa, xin từ chối trả lời câu hỏi này”.

Với một cầu thủ thuộc diện nổi tiếng bậc nhất bóng đá Việt Nam, đã kinh qua đỉnh cao và thi đấu ở nước ngoài, tham dự nhiều giải đấu quốc tế với ĐT quốc gia – khó có thể cho rằng Đặng Văn Lâm thiếu kinh nghiệm trả lời phỏng vấn. Bên cạnh đó, chắc hẳn thủ môn 31 tuổi cũng lường trước sẽ nhận được những câu hỏi thế này, đồng nghĩa đã có thời gian suy nghĩ, nhưng vẫn… cạn lời.

Sau ca mua he chuyen sang doi bong moi dang Van Lam van kho noi ve quyet dinh chuyen nhuong
Sau cả mùa hè chuyển sang đội bóng mới, Đặng Văn Lâm vẫn "khó nói" về quyết định chuyển nhượng

Sự ngập ngừng của Văn Lâm tóm gọn lại vụ chuyển nhượng tốn nhiều giấy mực. Đang là đội trưởng của CLB Bình Định giành ngôi Á quân mùa giải V.League vừa qua, Đặng Văn Lâm khăn gói gia nhập CLB Ninh Bình, với nguyên nhân lớn có lẽ cũng không cần thiết đề cập.

Thực tế, Văn Lâm ký hợp đồng với một ngân hàng tài trợ và đã thuộc biên chế CLB Trẻ TP HCM thuộc giải hạng Nhất quốc gia. Tuy nhiên ngay trước thềm mùa giải, toàn bộ dàn cầu thủ, ban huấn luyện của đội bóng này được chuyển giao cho CLB Phù Đổng Ninh Bình cũng có chung nhà tài trợ. Từ việc thi đấu gần nhà ở TP HCM, giờ Văn Lâm và vợ mới cưới sinh sống ở miền Bắc, đá cho đội bóng cố đô Hoa Lư.

Việc “không biết trả lời thế nào” mang ý nghĩa hiển nhiên, cả Văn Lâm lẫn NHM đều hiểu, nhưng vẫn “khó nói” ra thành lời. Ở độ tuổi ngoài 30, sự nghiệp các cầu thủ không còn kéo dài lâu, và suy cho cùng bóng đá cũng là một “nghề” đem lại kinh tế.

Hay như Hoàng Đức trong cuộc phỏng vấn với VnExpress, nói thẳng “Ai cũng muốn mình và gia đình có cuộc sống đỡ vất vả”. Hai trong Top 3 Quả bóng vàng Việt Nam 2023 đồng loạt gia nhập đội bóng giải hạng Nhất, với những lý do riêng đáng được tôn trọng.

Sự ngập ngừng của Đặng Văn Lâm 1
Hoàng Đức, đương kim QBV Việt Nam sẵn sàng xuống chơi giải hạng Nhất

Điều đó cũng không bất ngờ nếu nhìn sang làn sóng gia nhập giải Saudi Arabia trên khắp châu Âu, hay quyết định chuyển sang Trung Quốc của tiền vệ Oscar trong quá khứ. Rất nhiều cầu thủ chất lượng và đang trong thời kỳ đỉnh cao sẵn sàng chuyển đến những nền bóng đá thấp hơn. Bản thân HAGL khi chiêu mộ Kiatisuk, cũng là đội bóng thuộc giải hạng Nhất.

Cá nhân Hoàng Đức, đương kim Quả bóng vàng Việt Nam, cũng khẳng định sự cạnh tranh của giải đấu với nhiều cầu thủ giỏi. “Có thể chỉ sau một mùa, tôi lại quay về V.League, chứ không phải đá mãi ở hạng Nhất”, tiền vệ sinh năm 1998 bày tỏ. Hoàng Đức, Văn Lâm, hay Oscar đều có quyền tự do quyết định tương lai mình, với những lựa chọn họ cho là tốt nhất.

Tham vọng của Saudi Pro League là biến mình trở thành giải đấu hàng đầu, sẵn sàng cạnh tranh với các giải vô địch châu Âu về chất lượng, chứ không phải về tiền bạc. Nhưng đó là một vấn đề khác, bởi những Premier League, La Liga vẫn luôn sản sinh và thu hút những ngôi sao hàng đầu thế giới. Còn bóng đá Việt Nam vẫn phân cấp bậc, quyết định của Hoàng Đức, Văn Lâm là một bước lùi và khiến không ít NHM thất vọng. Bởi rõ ràng, giải hạng Nhất không thể (và không bao giờ) bằng V.League. Bản thân họ cũng không phải những ngôi sao hết thời, mà vẫn còn thời gian dài cống hiến cho ĐT quốc gia Việt Nam.

Sự ngập ngừng của Đặng Văn Lâm 2
Ngày càng có nhiều ngôi sao xuống chơi giải hạng Nhất không phải tín hiệu vui với nền bóng đá

Bên cạnh sự lớn mạnh của giải hạng Nhất có thể sẵn sàng thu hút những ngôi sao hàng đầu của bóng đá Việt Nam, những người làm chuyên môn cần lật ngược vấn đề, tại sao V.League không thể giữ chân những ngôi sao như vậy. Nhiều năm qua, NHM bóng đá nước nhà thường xuyên ngán ngẩm trước thực trạng khó khăn, các cầu thủ nợ lương, thưởng, có trường hợp đội bóng bị giải thể vì tình hình kinh tế.

Thế nào là đỉnh cao? Khi chất lượng chuyên môn của những giải đấu có cấp bậc cao nhất luôn bị nghi ngờ, còn số tiền các đội hạng dưới đưa ra lại rất cụ thể và “thật” – có thể các cầu thủ không còn đặt danh hiệu lên ưu tiên. Và khi một nền bóng đá xuất hiện thực trạng giải hạng 2 hứng thú hơn giải hạng nhất, NHM sẽ ngày càng chứng kiến những câu trả lời ngập ngừng thường xuyên hơn.

ĐT Việt Nam: Tre già, nhưng măng chưa mọcĐT Việt Nam: Tre già, nhưng măng chưa mọc
Phong độ ổn định của Bùi Vĩ Hào mang đến tín hiệu tích cực, nhưng không đủ để HLV Kim Sang Sik phần nào vơi đi nỗi lo khi các tuyển thủ trẻ vẫn chưa cho thấy sự trưởng thành về chuyên môn. 
Một tuyển Việt Nam mất phương hướngMột tuyển Việt Nam mất phương hướng
Khó có thể tìm những lời khen dành cho thầy trò HLV Kim Sang Sik, khi chứng kiến liên tiếp những kết quả không ưng ý của ĐT Việt Nam suốt thời gian qua.
Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm
top-arrow