Thứ Sáu, 29/03/2024Mới nhất
Zalo

Sông Lam Nghệ An: Cuộc tháo chạy... thứ n

Thứ Năm 11/12/2008 15:39(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Từ nhà tài trợ Tài chính Dầu khí (TCDK), đến CôngVinh, rồi Minh Đức và ngay cả cầu thủ đang chịu án treo giò như Văn Quyến, cũngmuốn đào thoát khỏi thành Vinh. Sao thế?

1.
Mỗi mùa chuyển nhượng, xứ Nghệ lại “mất máu”. Năm 2003 làlứa của Quang Trường, Phi Hùng, Sỹ Hùng, Văn Hạnh, Thành Long…; một năm sau,đến lượt thủ môn Nguyễn Thế Anh, Tân Thịnh, Thanh Hải, Hải Nam… ngay cả nhữngcầu thủ nhàng nhàng bậc trung như: Công Mạnh, Thanh Thưởng, Hải Thượng…, cũngkhăn gói ra đi. Cứ thế, đến lượt Văn Vinh, Xuân Thắng, Hồng Sơn… Nếu không kiênđịnh bám trụ, đội trưởng Huy Hoàng, thiếu chút nữa cũng thế.

Người ta thống kê rằng, SLNA thường mất khoảng phân nửa độihình chính, sau mỗi mùa bóng kết thúc. Điều đáng nói là hầu hết các cầu thủ rađi, đều mãn hạn hợp đồng hoặc chỉ còn rất ít ràng buộc với đội bóng chủ quản.Thế nên, số tiền mà lò đào tạo Nghệ An nhận được, chỉ là vài đồng bạc lẻ “lạiquả” cho phí đào tạo, chẳng đáng là bao. Ví như bộ đôi cầu thủ gần đây nhất làCông Vinh và Minh Đức, với giá ngót 10 tỉ đồng tổng cộng, nhưng SLNA cũng chỉlằn túi khỏang 1/10 con số đó. Nghịch lý!

Sông Lam sau mỗi mùa chỉ giữ lại được giỏi lắm là 2/3 lực lượng

2. Đã không có một chính sách sát sườn, trong chế độ đãingộ, hòng cầm máu. Bao bài học xương máu, lãnh đạo đội bóng SLNA đều đã trảinghiệm và thấm thía, song lạ ở chỗ, họ không thể tìm ra được phương án khả thi,để giữ quân, giữ của.

Bóng đá Nghệ An tụt hậu và không theo được cơ chế chuyênnghiệp. Tiền và cung cách làm bóng đá là bản chất vấn đề. SLNA chờ đợi vào tìnhthương, màu cờ sắc áo, nơi những người con xứ Nghệ, nhưng đã xa rồi cái thời,một cầu thủ muốn khóac áo SLNA, thì phải có tiền hoặc biết “chạy dây”. “Khoácáo SLNA là niềm vinh dự lớn lao với lứa cầu thủ như chúng tôi. Nhưng cái mệnhtôi nó bạc. Tôi, cùng một vài đồng đội ngày đó, tính lại ương bướng, khôngthuận theo điều trái khoáy, nên bị gạt sang một bên” – ông Cơ (Lê Quang Cơ –cha của cựu tuyển thủ QG Lê Quốc Vượng) chua chát.


3.
Đề cập một chút đến chuyện của Văn Quyến. Sau thời giandài chỉ tập “chay”, Quyến khao khát được ra sân, cống hiến cho SLNA – đội bóngđã cưu mang anh, suốt thời gian dài. Hai năm, cho chừng 1 tỉ đồng, là cái giámà Quyến muốn, hòng cải thiện đời sống (vì ít nhất, Quyến cũng đang là lao độngchính trong gia đình). Nhưng Nghệ An lắc đầu, chỉ chấp thuận trả lương thángtrong năm đầu, rồi nếu phấn đấu tốt, sẽ cho 500 triệu đồng lót tay.

Dĩ nhiên,thằng “Béo” không ưng và ngay lập tức bị đưa xuống đội trẻ tập. Người ta đã định lôi nhau ra tòa, xong cuối cùng thì mọi chuyện cũng nguôi, khi SLNA phầnnào thấy được sự vô lý của chính mình. Giữa cái tình và cái lý, cũng cần vừaphải. Đã ngót 3 năm nay, Văn Quyến chẳng góp cho gia đình lon gạo nào, thì cũngkhông nỡ đầy người con xứ Nghệ vào đường cùng, khi hy vọng chỉ vừa mới nhennhóm trở lại.

Người ta bảo, đất Nghệ tình nghĩa, nhưng bóng đá lại làngoại lệ chắc cũng vì điều này.

(Theo Thể Thao Văn Hóa)

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm
top-arrow
X