Thứ Sáu, 29/03/2024Mới nhất
Zalo

Sa thải HLV Miura rồi làm gì?

Thứ Ba 26/01/2016 13:57(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Hầu hết truyền thông, chuyên gia, NHM cho tới lãnh đạo VFF đều muốn sa thải HLV Miura. Vậy câu hỏi đặt ra sau khi chia tay chiến lược gia người Nhật chúng ta sẽ phải làm gì?

Đau đầu tìm người thay thế

Đừng vội suy nghĩ theo hướng tìm HLV giỏi hơn Miura dễ như trở bàn tay và sẽ nhanh chóng đưa các ĐTQG Việt Nam theo đúng quỹ đạo mà NHM mong muốn. Bởi việc HLV tài năng và hợp là chuyện hoàn toàn không liên quan đến nhau. Có rất nhiều chiến lược gia tài năng nhưng thất bại vì không hợp triết lý - Van Gaal ở MU chẳng hạn. Có HLV thành công nhưng không quản nổi phòng thay đồ - Mourinho ở Chelsea chẳng hạn… Nói chung việc tìm được một ông thầy vừa giỏi, vừa hợp là chuyện khó như tìm kim đáy bể. Chẳng nói đâu xa cứ nhìn MU loay hoay tìm HLV sau thời Sir Alex, vung núi tiền ra TTCN nhưng chẳng thể tìm lại sức mạnh của mình. Còn bóng đá Việt Nam thì sao? Trước thời HLV Miura là những Hoàng Văn Phúc, Phan Thanh Hùng, Goetz, Mai Đức Chung. Kết quả là không giành nổi dù chỉ một tấm HCĐ tại SEA Games hoặc AFF Cup.

Ai cứu nổi BĐVN nếu vẫn thay HLV xoành xoạch thế này?
Chiến dịch VCK U23 châu Á 2016 gần như sẽ là giải đấu cuối cùng của HLV Miura cùng các ĐTQG Việt Nam. Thêm một lần bóng đá Việt Nam cho thấy bản chất “xây nhà...

Thế nhưng sẽ là hơi sớm để nói về việc tìm HLV giỏi, chẳng có nhiều tiêu chí để đánh giá điều đó cả. Một chiến lược gia có thể thành công ở môi trường nào đó nhưng tới bóng đá Việt Nam thì họ có thể phải xây dựng lại giáo án từ đầu để hợp cầu thủ Việt vốn có nhiều hạn chế. Quan trọng hơn là nếu muốn tìm thầy giỏi thì vấn đề hàng đầu là tài chính. Nên nhớ kinh phí hoạt động của VFF đang dần hạn hẹp, công tác mời gọi tài trợ gần như bằng 0. Nếu tính cả khoản tiền do Tổng cục TDTT hỗ trợ thì việc trả lương cho HLV ngoại không thể vượt quá mức 10 nghìn USD/tháng. Đó là chưa kể chi phí cực lớn từ việc thuê nhà ở cao cấp, phương tiện, lái xe cho các chiến lược gia này. Đến đây có lẽ nhiều người đã hiểu được quy luật không có chuyện muốn chất lượng mà lại giá rẻ cả. Chúng ta chỉ có khả năng mời những HLV tầm trung, thậm chí trình độ nhỉnh hơn HLV nội chút ít mà thôi.

Sa thai HLV Miura roi lam gi hinh anh
HLV Miura sẽ sớm chia tay bóng đá Việt Nam

HLV nội “chạy mất dép”

Nhiều người chưa hiểu tại sao rất nhiều HLV nội được coi là giỏi như Hữu Thắng, Huỳnh Đức nhiều lần từ chối lên tuyển. Thật ra không có gì khó hiểu cả, tất cả đều có nguyên nhân của nó. Được dẫn dắt ĐTQG là vinh dự mà ai chẳng muốn nhưng với đặc thù của bóng đá Việt Nam thì có vô số thứ phức tạp đằng sau. Đầu tiên là việc các HLV nội sợ không quản được cầu thủ vốn đã quen được là “ông hoàng” ở V-League. Thứ 2, họ ngán ngẩm trước cách làm không giống ai của lãnh đạo, có thể ra đường bất cứ lúc nào. Nguyên nhân lớn nhất là sức ép khủng khiếp, đặc biệt từ giới truyền thông và NHM mỗi khi các ĐTQG có thành tích thi đấu không tốt. Đó là còn chưa kể đến những vấn đề như “quân anh, quân tôi”, khiến HLV chỉ còn giống như một “con rối” thay vì được toàn quyền về chuyên môn.

Bóng đá Việt Nam: Văn hóa nhận lỗi ở đâu?
Bóng đá Việt Nam chưa bao giờ thoát khỏi sự yếu kém trì trệ. Ấy vậy mà những nhà quản lý, những người làm bóng đá hay NHM chẳng bao giờ tự nhìn vào hạn chế của...

Tất nhiên khi HLV trưởng không được phát huy hết khả năng chuyên môn, khi phải bố trí đội hình để làm hài lòng một ai đó thì chẳng ai muốn cả. Rồi đến khi có biến, chiếc ghế HLV trưởng lại bị đem ra làm “vật tế thần”, bị đá ra đường không thương tiếc. Trước đây, VFF từng trọng dụng HLV Hoàng Văn Phúc và Phan Thanh Hùng, những chiến lược gia nội hiếm hoi có tính cách ôn hòa và được cầu thủ yêu mến. Thế nhưng họ thất bại thảm hại vì rất nhiều lý do chứ không phải chỉ chuyên môn. Minh chứng là việc ông Phúc bị cách chức và khôi phục vị trí HLV trưởng chỉ trong vòng 48 giờ. Chiếc ghế nóng ở đội tuyển bị lãnh đạo “nhìn nhầm” là quả bóng nên liên tục đá qua, đá lại.

Sa thai HLV Miura roi lam gi hinh anh 2
HLV nội cũng e ngại chiếc ghế HLV trưởng ĐTQG

Vòng luẩn quẩn quen thuộc

Đừng bao giờ đổ thừa cho thành tích đội tuyển và U23 không tốt để sa thải HLV Miura bởi đó không phải bản chất vấn đề. Có ai hỏi tại sao chúng ta lại chia tay Alfred Riedl và Calisto hay không? Ông “Tô” đã giúp bóng đá Việt Nam lần đầu lên đỉnh Đông Nam Á vào năm 2008 nhưng tại sao VFF không giữ lại bằng mọi giá. Nếu có chiếc lược dài lên đến 5-10 năm cho HLV Calisto thì các ĐTQG Việt Nam đã có bản sắc lối chơi cho riêng mình rồi chứ chẳng phải khổ sở như bây giờ. Cái vòng luẩn quẩn tìm HLV cho bóng đá nước nhà xuất phát từ chính bản chất thích “ăn xổi” của chúng ta mà thôi.

Ai cứu nổi BĐVN nếu vẫn thay HLV xoành xoạch thế này?
Chiến dịch VCK U23 châu Á 2016 gần như sẽ là giải đấu cuối cùng của HLV Miura cùng các ĐTQG Việt Nam. Thêm một lần bóng đá Việt Nam cho thấy bản chất “xây nhà...

Sa thải HLV Miura rồi tìm ông thầy mới lại phải bắt đầu từ con số 0. Dù có là Guardiola hay Mourinho thì cũng phải mất 1, 2 năm tìm hiểu cầu thủ, nhân sự, lối chơi, điểm mạnh, yếu của cầu thủ Việt. Mà với tố chất của cầu thủ bên ta thì HLV ngoại còn phải mất thời gian lâu hơn để chính sửa lối chơi, đấu pháp cho phù hợp nhất. Vì thế việc thất bại ở những giải đấu đầu tiên khi tham dự SEA Games hay AFF Cup là chuyện rất khó tránh khỏi. Mà nên nhớ VFF chưa bao giờ kiên nhẫn với 1 HLV quá 3 năm. Tức là hầu như trước mỗi giải đấu khu vực thì chúng ta lại có một ông thầy mới. Với tầm nhìn ngắn hạn như thế thì chẳng nên kêu ca việc bóng đá Việt Nam thất bại suốt bao năm qua.

Doãn Công

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm
top-arrow
X