Tình huống đầu tiên, Công Phượng đi bóng trong khu vực 16m50, sút bóng trúng tay hậu vệ Thành Chung phút 18. Pha quay chậm cho thấy tay của cầu thủ Hà Nội FC không thật sự khép chặt, và ở tư thế dang ra ngoài. Và trọng tài ở góc quan sát thuận lợi đã không cho TP.HCM hưởng phạt đền.
Chia sẻ với trang Vietnamplus, ông Đoàn Phú Tấn, cựu giám sát trọng tài, cựu giảng viên trọng tài VFF thì CLB TP.HCM hoàn toàn có thể được hưởng một quả phạt đền trong hai tình huống kể trên.
“Ở tình huống đầu tiên, Thành Chung đã cố ý giấu tay vào phía sau lưng chứ không mở rộng tay hay cố ý chơi bóng bằng tay nên trọng tài không thổi phạt đền là chính xác. Trọng tài đã xử lý đúng ở tình huống này”, ông Đoàn Phú Tấn nhận định.
"Thế nhưng, tình huống thứ hai lại khác. Bóng bật vào tay Thành Chung từ người khác. Chung không chủ động dùng tay chơi bóng nhưng đã để tay mở rộng. Nên dù bóng đi như thế nào cũng coi là chạm tay trong vòng cấm. Trọng tài cần thổi phạt penalty ở pha này", ông Tấn kết luận.
Công Phượng đã phản ứng cực gắt trong cả hai tình huống TPHCM không được thổi 11m |
Theo luật bóng đá, phiên bản được cập nhật lần gần nhất vào năm 2019, cầu thủ bị coi là phạm lỗi dùng tay chơi bóng nếu tay chạm bóng khi cánh tay, bàn tay giơ lên cao hơn vai (trừ trường hợp bóng chạm tay sau động tác chơi bóng chủ động hợp lệ của chính cầu thủ đó) hoặc làm cơ thể được mở rộng một cách không tự nhiên.
Luật này cũng nhắc đến trường hợp bóng chạm tay cầu thủ sau khi nảy ra từ một cầu thủ khác ở gần thì không phạm lỗi. Tuy nhiên, luật cũng ghi rõ rằng trường hợp ngoại lệ này không được áp dụng nếu tư thế bàn tay, cánh tay của cầu thủ thỏa mãn một trong hai điều kiện nêu trên.
Trong tình huống thứ hai CLB TP.HCM đòi phạt đền, bóng đập chân Quang Hải rồi mới chạm vào tay của Thành Chung. Dù vậy, như giải thích của cựu giám sát trọng tài Đoàn Phú Tấn, tay của Thành Chung đã dang rộng một cách không tự nhiên. Do đó CLB TP.HCM có lý khi cho rằng cầu thủ Hà Nội FC phạm lỗi chơi bóng bằng tay.
(theo Vietnamplus)
Tổng hợp