Trên sân Hàng Đẫy tối 11/9, CĐV quá khích Nam Định đã tạo ra màn quậy phá bằng pháo sáng khiến lực lượng an ninh được một phen vất vả để kiểm soát an ninh.
Mặc dù vậy điều đáng tiếc vẫn xảy ra khi một nữ CĐV không may bị thương do bị bắn pháo sáng vào người. Người này sau đó đã được đội ngũ y tế sơ cứu tại chỗ trước khi lên thẳng xe cấp cứu tới bệnh viện.
Nữ CĐV bị thương vì pháo sáng ở trận Hà Nội 6-1 Nam Định. |
Theo thông tin mới nhất thì nữ CĐV này đã bị bỏng lưu huỳnh, một chất có trong pháo sáng. Đây là một dạng bỏng rất nguy hiểm và cần nhiều thời gian điều trị và thậm chí phải mổ để can thiệp vào vết thương. Vậy pháo sáng nguy hiểm thế nào khi bị ném vào người?
Theo giới khoa học, pháo sáng là dụng cụ không thể thiếu trong ngành hàng hải. Thiết bị này không bị dập tắt dễ dàng vì được thiết kế để thích ứng với môi trường nước. Không những thế, loại pháo này có thể cháy tới nhiệt độ 1600 độ C (nhiệt độ nóng chảy của thép), có loại lên đến 3000 độ C.
Chưa dừng lại ở đó, khói được tạo ra từ pháo sáng cũng chứa nhiều chất độc nguy hiểm và không nên hít vào, với những người bị hen suyễn, khói từ pháo sáng sẽ khiến họ trở nên khó thở nhanh chóng.
Tuy nhiên, những người sử dụng pháo sáng tại sân vận động bóng đá thường vô tư mà không ý thức được tác hại của nó. Với họ đó có thể là niềm vui nhưng với người khác đôi khi lại trở thành sự khó chịu và gây nguy hiểm cho người xung quanh.
Những vụ tai nạn vì pháo sáng
Trước sự cố đáng tiếc ở Hàng Đẫy, trên thế giới đã chứng kiến nhiều vụ tai nạn thương tâm do pháo sáng. Năm 1992, cậu bé Guillem Lazaro (13 tuổi), người Tây Ban Nha đã qua đời vì một quả pháo sáng phát nổ ngay trước ngực tại 1 SVĐ ở Barcelona.
Nạn nhân 'xấu số' Guillem Lazaro qua đời vì một trái pháo sáng. |
Năm 1993, ông John Hill (67 tuổi) qua đời sau khi bị trúng một quả pháo sáng dùng trong hải quân ở trận đấu giữa Xứ Wales gặp Romania. Hai người đàn ông sau đó đã thừa nhận tội giết người và bị bắt giam. Và tới năm 2013, một cậu bé 14 tuổi qua đời vì một quả pháo sáng phát nổ trong trận đấu của đội Corinthians.
Trong khi đó, các cầu thủ do đứng xa khu vực khán đài thường ít gặp tai nạn do pháo sáng nhưng năm 2015, thủ môn Igor Akinfeev của Nga cũng bị thương khi lĩnh trọn một quả pháo sáng vào đầu trong trận đấu giữa Montenegro và Nga.
Vì sao không thể ngăn chặn tình trạng đưa pháo sáng vào sân?
Câu hỏi được đặt ra là tại sao ban tổ chức sân Hàng Đẫy không thể ngăn chặn hành vi đốt pháo sáng của CĐV đội khách ngay từ khâu an ninh, kiểm soát vé vào sân.
Đơn giản thôi bởi các CĐV nghĩ ra đủ cách để có thể qua mặt được các chốt an ninh. Từ việc giấu pháo sáng trong người, trong đồ ăn cho tới nhờ người đưa vào. Cách đơn giản nhất và cũng an toàn nhất là một CĐV sẽ thả dây từ khán đài xuống để người từ bên ngoài đưa pháo sáng rồi kéo vào sân.
CĐV Nam Định làm xấu đi hình ảnh của đội bóng thành Nam trong mắt NHM. |
Bên cạnh đó việc các khán đài sân Hàng Đẫy không quá cao cũng khó ngăn chặn được việc các CĐV ném những quả pháo sáng từ ngoài vào cho những người đứng bên trong.
Nói cho cùng, nếu lực lượng an ninh được bố trí nhiều hơn và kiểm soát gắt gao hơn chắc chắn việc đốt pháo sáng sẽ không xảy ra. Nhưng đó không phải nhiệm vụ dễ thực hiện khi Hà Nội FC không thể huy động một lượng lớn nhân viên an ninh để phục vụ một trận đấu bóng đá.
Clip ghi lại tình huống trận đấu bị gián đoạn bởi pháo sáng và chấn thương của một nữ CĐV:
BTC trận đấu giữa Hà Nội và Nam Định trên sân Hàng Đẫy đã không thể kiểm soát nổi tình trạng CĐV đội khách làm loạn trận đấu bằng vấn nạn pháo sáng.
Trên sân Hàng Đẫy tối 11/9, CĐV quá khích Nam Định đã tạo ra màn quậy phá bằng pháo sáng khiến trọng tài Ngô Duy Lân phải cho tạm dừng trận đấu. Vậy vì sao Nam...
Với việc để cho CĐV quá khích của Nam Định đốt pháo sáng trên sân Hàng Đẫy ở trận đấu bù vòng 22 V-League 2019, CLB Hà Nội nhiều khả năng sẽ phải nhận những án...
Tại trận đấu muộn vòng 22 V-League 2019, trên sân nhà Hàng Đẫy, thầy trò HLV Chu Đình Nghiêm đã phô diễn sức mạnh khủng khiếp khi đè bẹp đối thủ từng thắng họ...
Minh Long (TTVN)