Thông thường người hâm mộ bóng đá sẽ biết đến những chiến thuật đá phạt góc như chuyền ngắn, chuyền dài, đá trực tiếp vào khung thành,… tùy thuộc vào ý đồ mà đội bóng tấn công mong muốn. Bên cạnh đó còn có nhiều sự sáng tạo bên ngoài những kiểu đá truyền thống.
“Đoàn tàu tình yêu” của ĐT Anh tại World Cup 2018
Các cầu thủ của ĐT Anh dàn xếp để đón đường phạt góc |
Kết quả, ĐT Anh là đội ghi nhiều bàn thắng nhất tại World Cup 2018 nhờ bóng chết (9 bàn). 5 trong số đó tới sau các pha treo bóng từ quả đá phạt góc hoặc phạt trực tiếp.
HLV Southgate không phải người đầu tiên nghĩ ra những chiêu trò ở các pha đá phạt góc, bởi trước đó hai nhà cầm quân lão làng là Mourinho và Pep Guardiola đều đã áp dụng. Tuy vậy, Southgate đã biến những pha bóng chết trở thành ưu tiên trong lối chơi và điều này đã mang lại hiệu quả lớn cho đội tuyển Anh ở World Cup.
Trong quá trình chuẩn bị cho Asiad 2018, HLV Park Hang Seo đã học theo “đoàn tàu tình yêu” của ĐT Anh. Vị chiến lược gia người Hàn Quốc mong muốn đây sẽ là vũ khí mới cho học trò của mình trước các đối thủ mạnh.
U23 Việt Nam dàn xếp thực hiện pha đá phạt góc. Ảnh: TTVH |
Ở trận đấu trước U23 Palestine, các cầu thủ U23 Việt Nam đã có pha dàn xếp đá phạt góc, lần lượt Duy Mạnh, Anh Đức, Văn Hậu, Tiến Dũng đứng thành một hàng thẳng. Do mới áp dụng nên khi đó các cầu thủ của chúng ta chưa thực hiện một cách thuần thục như ĐT Anh. Dẫu vậy cũng đã cho thấy sự thích nghi nhanh trong cách tổ chức những pha bóng cố định.
Karlsruher SC sáng tạo tổ chức đá phạt góc độc đáo
Đội bóng đang chơi ở hạng 2 của Đức đã sáng tạo ra một cách thức tổ chức đá phạt đền độc đáo chưa từng thấy. Khi đó, đội chủ nhà được hưởng quả phạt góc từ cánh phải. Trong khu vực 5m50 đối diện với thủ môn thay vì có tới 5-6 người trước khung gỗ thì Karlsruher SC chỉ xếp một người duy nhất đứng đó.
Karlsruher SC dàn xếp trước khi thực hiện pha đá phạt góc |
Tuy nhiên, ở bên ngoài vòng cấm, có tới 6 cầu thủ của họ đứng ngay bên ngoài vòng cấm đứng cùng hàng gần với cầu thủ thực hiện quả phạt góc. Sau một tín hiệu được đưa ra, sáu người chơi chỉ việc ập đến, chạy vào vòng 5m50.
Chỉ chờ tín hiệu, các cầu thủ áo xanh lập tức ập vào khu vực cầu môn |
Trong trận đấu kể trên, bóng được bật ra và Christoph Kobald có cơ hội vàng để ghi bàn cho đội chủ nhà, đáng tiếc là cú đánh đầu của anh lại đi vọt xà ngang. Điều này đã khiến các cầu thủ bên phía đối thủ rất bối rối. Có vẻ như họ đã gặp khó khăn trong việc chọn người nào để theo kèm nên có lẽ đó là một chiến luật mà đội bóng hạng 2 nước Đức đem ra thử nghiệm.
Cách phối hợp đá phạt góc lạ của Italia ở Euro 2020
Pha dàn xếp diễn ra ở những phút 46 trong trận đấu đối đầu giữa ĐT Italia và Thổ Nhĩ Kỳ, Insigne thực hiện quả phạt góc. Anh không treo bóng vào vùng cấm, mà chuyền cho Berardi đang đứng ở ngoài đường biên ngang.
Berardi đã bị thổi việt vị sau pha dàn xếp pha đá phạt góc với Insigne |
Luật ghi rõ một cầu thủ sẽ không bị thổi phạt việt vị khi nhận bóng từ một pha phát bóng của thủ môn, một tình huống ném biên hoặc một quả đá phạt góc. Cây viết Dale Johnson của ESPN cũng cho rằng tổ trọng tài đã có một quyết định tệ.
Chiến thuật "ruồi bâu" của Oman trong trận đấu với Việt Nam
Trong trận đấu chạm trán ĐT Việt Nam diễn ra vào tối ngày 12/10, các cầu thủ Oman đã thực hiện chiến thuật độc lạ trong tình huống cố định. Theo đó, các cầu thủ của đội chủ nhà vây kín thủ thành Nguyễn Văn Toản nhằm che mất tầm nhìn cũng như sự tác động của thủ môn ĐTQG. Có tới 5 cầu thủ ĐT Oman xuất hiện trong khu vực 5m50 áp sát Văn Toản, ảnh hưởng tới nỗi lực cản phá bóng của cầu thủ này.
Oman sử dụng kiểu đá phạt góc rất khó chịu |
Ngôi sao mang áo số 10 bên phía ĐT Oman sở hữu cái lòng trong chân trái cực khéo để tạo ra một đường cong từ vị trí đá phạt góc đến khung thành của tuyển Việt Nam.
Bảng B | Hôm qua, 12/10 | |||||
FT | Nhật Bản | 2 - 1 | Australia | |||
FT | Oman | 3 - 1 | Việt Nam | |||
Hôm nay, 13/10 | ||||||
FT | Ả Rập Xê-út | 3 - 2 | Trung Quốc |