Thứ Ba, 24/12/2024Mới nhất
Zalo

Mốt đua tiền thưởng tại V-League: "Con dao hai lưỡi"

Thứ Ba 11/09/2012 14:22(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Cuộc chạy đua tiền thưởng ở V-League luôn nóng ran, thậm chí trong nhiều thời điểm còn có độ lan tỏa hơn cả đua chuyên môn.

Điển hình trước trận “chung kết” giữa HN.T&T- SG.XT, câu chuyện thưởng bao trùm lên trước trận đấu. 2 ông bầu với những thái độ khác nhau nhưng tựu trung, đều thể hiện “độ lỳ” không lẫn vào ai trong việc vung tiền thưởng.

Mà thế thật, với SG.XT, động lực chính của cầu thủ vẫn là tiền thưởng. HN.T&T (cùng người anh em SHB.ĐN) cũng như thế, dù ở mức độ khác nhau. Cũng chẳng trách được cầu thủ, bởi họ đã quen với những khoản tiền thưởng khổng lồ.

ây là minh chứng cho thấy SHB.ĐN có mối liên hệ chặt chẽ với bầu Hiển.
ây là minh chứng cho thấy SHB.ĐN có mối liên hệ chặt chẽ với bầu Hiển.

Trong số các đội ở V-League, đến giờ phút này, bầu Hiển vẫn xếp hàng quán quân trong việc thưởng. Phương thức thưởng của ông nhiều khi cũng “dị”. Có thể người đó là thủ môn, là tiền đạo, là cả hàng thủ chơi tốt, thậm chí người chuyền thành bàn cũng được thưởng. Thưởng to, chứ không phải cho có lệ.

Việc bung két của ông cũng rất nhanh chóng. Vậy nên, việc cầu thủ SHB.ĐN sau cả tháng vô địch vẫn chưa nhận được tiền thưởng từ bầu Hiển, khiến dư luận ngỡ ngàng. Cầu thủ SHB.ĐN cũng bắt đầu “khó ở”.

Bao giờ bầu Hiển sẽ không còn vung tiền thưởng như những năm qua? Chắc chắn rồi một ngày, ông chủ này sẽ phải nghĩ lại để điều chỉnh tiền thưởng hợp lý hơn so với giá trị đích thực của bóng đá. Đơn giản, bởi cả 2 đội bóng SHB.ĐN, HNT&T chưa tạo ra tiền.

Căn cứ vào vị trí năm nay của SHB.ĐN (thắng 14 trận, hòa 6), HN.T&T (thắng 13 trận, hòa 8), chỉ cần làm phép tính đơn giản, chúng ta mới thấy khủng khiếp. Hoạt động của đội bóng đâu mỗi chuyện thưởng, vô số khoản tiền mà ông chủ phải bỏ ra, nặng nhất là lương, lót tay.

Nếu để ý, cuộc đua tiền thưởng hiện nay, duy trì ở mức khủng, chỉ còn vài ba đội.

Trong đó, không khó điểm danh các “đại gia”, đấy là bầu Trường (lượt đi), bầu Hiển, bầu Thụy. Còn lại, đa số đều cầm chừng, thi thoảng bung két để úy lạo tinh thần cầu thủ, trong một vài trận quyết tử. Đến bầu Đức, được xem là nhiều tiền như lá rừng và từng đi tiên phong trong việc thưởng to, cũng đã phải dừng bước.

Sau 12 năm lên chuyên nghiệp, cách làm bóng đá chụp giật, bằng mọi giá gặt thành tích nhất thời đã sản sinh trào lưu dùng tiền để thưởng hòng kích cầu thành tích. Mức thưởng mỗi ngày một cao, không thưởng không được, đã gây nhiều biến chứng: nội tình các đội luôn rối ren.

Cầu thủ nhìn mức thưởng để đá. Thậm chí, họ còn gây áp lực, căn chỉnh thời điểm để kiếm tiền thưởng ông chủ. Giới chuyên môn cũng chỉ ra rằng, chính tiền thưởng cao đã khiến cầu thủ bằng mọi giá phải giành chiến thắng, nên họ không từ những thủ đoạn xấu trên sân.

Bạo lực leo thang, do cầu thủ cay cú là dĩ nhiên, nhưng phải chăng đằng sau những hành vi thô bạo có bóng dáng của đồng tiền thưởng đang nhảy múa?

Năm này thưởng to, năm sau đì đẹt lập tức biết tay nhau ngay. Thói đời là vậy, sướng quen rồi khó mà chịu khổ. Việc Hải Phòng năm nay rớt hạng có nguyên nhân lớn từ việc cầu thủ không còn được nhận những khoản lương, lót tay và thưởng khủng như trước.

10 tỷ đồng cho 4 trận đấu nếu trụ hạng, chỉ có bóng đá Hải Phòng và V-League mới chơi ngông như thế. Đến Hội CĐV các CLB nếu ông chủ không thưởng (bỏ tiền thuê) thì đừng mong họ vác trống, hay giong cờ diễu hành khi cần thiết.

Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ đã phát biểu ĐTQG dự AFF Suzuki Cup lần này lãnh đạo không treo tiền thưởng. Điều đó là đúng, bởi không thể treo danh dự, nhiệm vụ Tổ quốc bằng tiền thưởng như tiền lệ. Trên thực tế, rất nhiều câu chuyện cười ra nước mắt khi tuyển thủ làm reo tiền thưởng, hoặc treo thưởng to quá khiến tim đập, chân run, không tài nào đá đúng năng lực của mình.

Cầu thủ ta đã quen với “văn hóa” phải treo thưởng. Điều đó đã ăn vào tâm can, nên để tẩy nó đi khỏi não bộ và huyết mạch không phải là dễ, thậm chí cực kỳ gian lao. Ai cũng biết giới hạn mức thưởng cỡ 500 triệu đồng/ trận là chấp nhận được, nhưng mấy đội thực hiện. Hoặc, họ thực hiện lập tức được coi như người “ngoài hành tinh”.

Với chính sách treo thưởng cao để đá, giờ đây, các ông như người lỡ ngồi trên lưng cọp. Họ muốn nhảy xuống cũng không dễ, vì sợ gãy chân (thành tích đì đẹt) thậm chí mất mạng (rớt hạng).

Cái nào cũng có giá của nó.

(Theo Thể Thao Văn Hoá)

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm
top-arrow
X