(Bongda24h.vn) – Trong khi bóng đá Việt Nam đang loay hoay tìm một con đường bứt phá thì việc lựa chọn có chọn lọc các cầu thủ nhập tịch lên đội tuyển quốc gia có thể là giải pháp tạm thời, mang lại hiệu quả nhanh chóng.
Đội tuyển Việt Nam để thua 0-3 trước Thái Lan ngay tại Mỹ Đình vừa qua không những cho thấy sự chênh lệch về đẳng cấp giữa hai đội, mà còn chỉ ra rằng khả năng dứt điểm của các tiền đạo nước nhà đang quá kém cỏi. Thậm chí chẳng cần đến trận đấu Thái Lan mà ngay cả ở cuộc đối đầu với Iraq trước đó 5 ngày, Công Vinh và các đồng đội cũng đã bỏ lỡ rất nhiều tình huống ngon ăn mà có lẽ chỉ cần chính xác hơn một chút là thế trận cũng như kết quả có thể thay đổi hoàn toàn. Chẳng thế mà khi phát biểu sau trận đấu, HLV đội tuyển Iraq đã khen ngợi hàng thủ Việt Nam hết lời, nhưng chẳng hề đả động gì đến hàng công, cho dù chúng ta đã tạo ra khá nhiều cơ hội ngon ăn. Khả năng dứt điểm của các tiền đạo trong trận đấu với Thái Lan là quá kém cỏi khi những cú sút về phía thủ thành Sinthaweechai đều quá yếu ớt, hoặc đi là đi chệch khung thành.
Công Vinh và hàng công Việt Nam dứt điểm quá tệ |
Nhìn những tình huống bỏ lỡ mười mươi của hàng tiền đạo Việt Nam gồm Công Vinh và Mạc Hồng Quân khi đối đầu với Iraq, hay những cú sút như “đuổi ruồi” trong trận gặp Thái Lan, mà người hâm mộ nghĩ rằng nếu đó là Hoàng Vũ Samson, tiền đạo nhập tịch của Hà Nội T&T thì mọi thứ cũng đã khác. Trong thời gian qua, cầu thủ gốc Nigeria liên tục bày tỏ khao khát của mình được thi đấu và cống hiến cho đội tuyển quốc gia Việt Nam. Thế nhưng vì nhiều lý do mà quan trọng là ở mặt tư duy, mà cầu thủ có tên gốc là Samson Kayode đã không được HLV Miura, phòng đội tuyển và các quan chức cấp cao của VFF đoái hoài đến. Đó là bởi Việt Nam là một đất nước giàu tính dân tộc, không những vậy, sau khi châm chước cho những trường hợp của Đinh Hoàng La, Đinh Hoàng Max hay Phan Văn Santos trước đó mà không gặt hái được những kết quả tích cực, nên vấn đề này đã không bao giờ được đem ra bàn lại nữa trong các hội nghị cấp cao.
Bóng đá Việt Nam đang muốn học theo mô hình của người Nhật. Họ thuê trưởng ban tổ chức giải V-League đến từ Nhật, HLV trưởng đội tuyển quốc gia nam và nữ đều là người Nhật còn V-League cũng được tài trợ bởi một đối tác đến từ Nhật Bản (Toyota), đồng thời VFF vừa mới tăng cường hợp tác với Liên đoàn bóng đá Nhật Bản (JFA) vào tháng 7 vừa qua. Nếu vậy thì có lẽ bóng đá Việt Nam cũng nên học luôn theo người Nhật về việc lựa chọn những cầu thủ nhập tịch lên tuyển. Nhật Bản là một quốc gia có tinh thần tự tôn dân tộc rất cao.
Bằng chứng là tại J-League hiện nay, cho dù các đội bóng được quyền đăng ký tối đa 5 cầu thủ ngoại với 3 người có thể ra sân cũng lúc, nhưng chúng ta cực kỳ hiếm thấy được trong mỗi trận đấu tại J-League có quá 2 cầu thủ ngoại góp mặt trên sân. Điều đó là đủ để cho thấy họ tôn trọng cơ hội ra sân của các cầu thủ trẻ cao đến như thế nào. Hiện nay thì đội tuyển Nhật Bản gần như không còn cho phép nhập tịch cầu thủ một cách bừa bãi hay là cho phép họ lên tuyển, nhưng trước kia thì họ từng làm điều đó, đơn giản là để phát triển nền bóng đá một cách tạm thời.
Hôm nay, phía HAGL đã chính thức xác nhận Công Phượng sang Nhật Bản thi đấu ở mùa giải tới. Như vậy, chân sút xứ Nghệ sẽ nối gót đàn anh Công Vinh trở thành...
Giai đoạn khi J-League bắt đầu lên chuyên ở thời kỳ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, bóng đá Nhật Bản bắt đầu thu hút những ngôi sao hàng đầu thế giới về J-League thi đấu để tăng cường sức hút của giải. Đồng thời, đội tuyển quốc gia Nhật Bản cũng nhập tịch cho một số cầu thủ gốc Brazil khi mà họ vừa mới chỉ thi đấu ở J-League một vài năm, thậm chí là vài tháng. Những cái tên như Ruy Ramos, Wagner Lopes hay nổi tiếng nhất là tiền đạo Alex Santos từng là trụ cột của đội tuyển Nhật Bản cuối những năm 90. Họ đều là những sự bổ sung cần thiết cho những điểm yếu cố hữu về thể hình và thể lực của bóng đá Nhật Bản. Ruy Ramos, cầu thủ nhập tịch đầu tiên khoác áo “Samurai Blue” chơi ở vị trí tiền vệ công, còn Alex đá tiền vệ cánh còn Ramos là tiền đạo. Rõ ràng một đất nước đòi hỏi luật nhập cư ngặt nghèo như Nhật Bản lại quyết định xuống nước chỉ vì một vài cầu thủ chính là quyết định chuẩn xác, góp phần giúp bóng đá Nhật Bản gặt hái được những thành công sau này. Kể từ khi Alex chia tay đội tuyển vào năm 2006, Nhật Bản cũng bắt đầu dừng quá trình để cầu thủ nhập tịch chơi trên tuyển, vốn kéo dài chỉ khoảng 10 năm.
Hoàng Vũ Samson sẽ là giải pháp tạm thời cho đội tuyển Việt Nam |
Trở lại với câu chuyện cầu thủ nhập tịch của bóng đá Việt Nam trong quá khứ. Kể từ năm 2009, sau khi thủ thành Phan Văn Santos liên tục mắc lỗi nặng trong màu áo đội tuyển và không được triệu tập, thì đội tuyển Việt Nam cũng từ bỏ thói quen sử dụng cầu thủ nhập tịch. Nhưng cách làm của chúng ta không có chọn lọc, vì thế chẳng thể mang lại hiệu quả nào. Trong tổng số 4 cầu thủ nhập tịch từng thi đấu cho đội tuyển quốc gia, có tới 2 thủ môn, 1 người đá tiền đạo cánh còn tiền đạo thực thụ là Huỳnh Kesley chỉ được thi đấu có 1 trận giao hữu trước khi VFF đóng sầm cánh cửa cho cầu thủ nhập tịch trên tuyển. Rõ ràng điểm yếu của bóng đá Việt Nam không nằm ở thủ môn. Còn tiền đạo cánh thì hoàn toàn không có chỗ trong sơ đồ 4-4-2 của đội tuyển mà chỉ hợp với 4-3-3. Điểm yếu dễ thấy nhất của bóng đá Việt Nam cũng như các quốc gia châu Á nằm ở hàng công, khi chúng ta thường thiếu đi những cầu thủ to khỏe có khả năng càn lướt và dứt điểm lợi hại. Nhật Bản đã nhận ra điều đó để rồi tuyển mộ đúng những vị trí mà họ đang cần, đó là ở hàng công.
(Bongda24h.vn) – Bóng đá Việt Nam đang phát triển mà không có được đường lối rõ ràng khi chúng ta đầu tư quá dàn trải, không có trọng tâm. Giải pháp được đề...
Hàn Phi