Thứ Sáu, 26/04/2024Mới nhất
Zalo

K.Kiên Giang đại hạ giá vẫn khó bán thương hiệu

Thứ Năm 03/10/2013 17:10(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

K.Kiên Giang ra giá cho suất V-League của mình vào khoảng 7 tỷ đồng. Đấy là một con số khá “bèo”, nhưng ngay cả khi đó thì đội bóng miền Tây Nam bộ vẫn rất khó bán được suất đá ở giải VĐQG.

So với vụ Xuân Thành mua lại Navibank Sài Gòn cách nay 1 năm với cái giá 14,5 tỷ đồng (ban đầu chào bán 21 tỷ đồng, nhưng sau khi đàm phán, giá chuyển nhượng được hạ như trên), hoặc so với vụ Navibank Sài Gòn mua lại suất V-League của QK4 hơn chục tỷ vài năm trước.

K.Kiên Giang
K.Kiên Giang "đại hạ giá" nhưng vẫn không có người mua

Sở dĩ K.Kiên Giang được rao bán rẻ như vậy xuất phát từ thực tế khó khăn của bóng đá nội hiện nay, khi không còn nhiều nhà tài trợ mặn mà với chuyện làm bóng đá. Vả lại K.Kiên Giang không thể so với Navibank Sài Gòn năm ngoái về chất lượng cầu thủ có trong đội hình, nên họ cũng khó bán với giá cao.

Dù vậy, ngay cả khi đã “đại hạ giá”, suất V-League của K.Kiên Giang vẫn khó có người mua. Mới nhất, đối tác thường xuyên được đội bóng miền Tây Nam bộ chào mời bán suất là Cần Thơ đã từ chối. Cần Thơ từ chối vì bây giờ lên hạng đồng nghĩa với việc tốn tiền (đá hạng Nhất cần tối thiểu 20 tỷ đồng, còn đá V-League cần tối thiểu 35 tỷ đồng), trong khi dự toán kinh phí cho mùa bóng 2014 của đội bóng đất Tây Đô có khi đã xong.

Cần Thơ từ chối còn vì họ biết rằng nếu họ có lên hạng ngay trong năm nay nhiều khả năng cũng sẽ rớt vào năm sau, bởi lực lượng của Cần Thơ chưa đủ để đá V-League. Vả lại, cái gì mà người ta tự xây dựng người ta mới quý, chứ khơi khơi đi mua lại suất đá V-League của đội khác, rồi ngồi vào đấy thay họ thì chẳng khác nào một cậu học trò bị đặt nhầm lớp: Trong lớp khó chịu khi phải ngồi chung với người không cùng trình độ, trong khi bản thân cậu học trò cũng chưa chắc đã thoải mái.

Chắc chắn người hâm mộ bóng đá Cần Thơ cũng chẳng tự hào gì nếu họ có suất đá V-League theo kiểu trên. Cái khó tiếp theo của K.Kiên Giang là nếu doanh nghiệp khác mua lại thương hiệu của đội bóng này, cũng chẳng khác nào người ta phải nai lưng trả hàng loạt khoản nợ hiện tại cho đội bóng miền Tây Nam bộ. Đấy là tiền nợ lượng, lót tay cầu thủ, nợ các khoản vay nóng, các tài sản đã bị cầm cố để giúp đội bóng được “cứu đói” qua ngày trong suốt nhiều tháng đã qua. Mua lại đội bóng kiểu ấy, có lẽ cũng chẳng ai ham!

Một vấn đề khác không thể không tính đến. Theo quy định chuyển nhượng thương hiệu, chuyển nhượng suất thi đấu từ trước đến giờ, đội bóng mới sau khi mua lại đội bóng cũ phải tiếp nhận ít nhất 14 cầu thủ của đội bóng cũ, từng thi đấu ở mùa bóng ngay trước đó.

Đấy mới là cái khoản ngặt nhất của K.Kiên Giang. Đội chủ sân Rạch giá giờ lấu đâu ra 14 cầu thủ để chuyển giao cho nơi khác? Hợp đồng giữa các cầu thủ với K.Kiên Giang chỉ là hợp đồng theo từng mùa, hết mùa bóng họ hết hợp đồng thành cầu thủ tự do, thì K.Kiên Giang lấy gì để buộc họ về khoác áo đội bóng mà K.Kiên Giang cần bán suất? Bản thân đội bóng miền Tây Nam bộ cũng chẳng có tuyến trẻ, không có lực lượng nội tại để “chữa cháy”. Vì vậy, muốn chuyển giao 14 cầu thủ cho đúng hình thức, K.Kiên Giang cũng không có khả năng thực hiện.

Hạn chót để K.Kiên Giang bán phiên hiệu, bán suất đá V-League là hết ngày 30/10 (hạn chót đăng ký tham dự mùa giải mới của các đội bóng trong nước). Sau thời hạn ấy, nếu không tìm được bến đậu mới, CLB này buộc phải chia tay bóng đá chuyên nghiệp. Có thể người hâm mộ bóng đá Kiên Giang có đôi chút hụt hẫng nếu chuyện trên xảy ra, nhưng nói cho cùng đấy là điều trước sau gì cũng đến, khi nhìn vào cách làm bóng đá và cách lên chuyên vội vã của K.Kiên Giang.

Kỳ thực CLB này không hề có tuyến trẻ, khâu quản lý và điều hành đội bóng thì hời hợt, trong khi sân Rạch Giá ngoài khán đài A, xung quanh chỉ còn 4 trụ đèn và… cây xanh (không hề có khán đài B, C, D như người ta thường thấy ở các SVĐ khắp thế giới).

Nói cho dễ hiểu, K.Kiên Giang 2 năm qua hoạt động như một đội bóng phong trào ngay giữa sân chơi chuyên nghiệp, theo dạng đến mùa giải lại gom quân, hết mùa thì giải tán. Đấy cũng là hậu quả của khâu quản lý hời hợt của bộ máy điều hành nền bóng đá nội. Chính cách quản lý đấy biến một CLB thành cái ổ nợ, thành nơi để người ta kiện tụng nhau!

(Theo Dân Trí

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm
top-arrow
X