Cho tới thời điểm này, sau hơn 10 năm tiến lên chuyên nghiệp. BTV V-League vẫn chưa thể thu về dù chỉ 1 đồng tiền bản quyền truyền hình giải đấu. Và có lẽ họ cần học hỏi ngay người Malaysia về cách làm kinh tế.
Việt Nam từng bán hụt bản quyền V-League cho MP & Silva
Ở các giải đấu lớn ở châu lục và trên thế giới, tiền bản quyền truyền hình luôn là miếng bánh béo bở với BTC giải đấu và các đội bóng dự giải. Nhờ những khoản tiền khổng lồ này mà BTC giải đấu cũng như các đội bóng có thêm kinh phí để có thể nâng cao chất lượng giải.
Tuy nhiên, ở Việt Nam thì chúng ta chưa bao giờ làm được như vậy. Sau hơn 10 năm lên chơi chuyên nghiệp, khi mà chính bản thân các CLB cũng chưa thể thu hút được một số lượng đông đảo khán giải thường xuyên tới sân cổ vũ, thì chúng ta đừng hy vọng sẽ bán được bản quyền giải đấu V-League ra nước ngoài.
Tính đến thời điểm hiện tại, nguồn thu của BTC V-League chủ yếu đến từ thời lượng phát quảng cáo trước, trong và sau mỗi trận đấu. Số tiền này không đáng là bao và điều này cũng đồng nghĩa rằng, khoản thu mà các CLB tại V-League nhận được là rất khiêm tốn.
Việt Nam từng bán hụt bản quyền V-League cho MP & Silva |
Trong quá khứ, bóng đá Việt Nam từng suýt bán được bản quyền V-League cho công ty truyền thông MP&Silva, đối tác thường xuyên của nhà đài Việt Nam trong các thương vụ liên quan đến EURO, Wolrd Cup và Premier League. Tuy nhiên vào phút chót, công ty này đã quyết định từ chối Việt Nam để quay sang ký bản hợp đồng tiền tỉ với giải vô địch Malaysia.
Lý do lần này xuất phát từ cơ chế trong nước, khi các đài truyền hình địa phương lại muốn giành được quyền phát trực tiếp các trận đấu có đội bóng địa phương của họ vì các khoản tiền quảng cáo, trong khi MP&Silva lại muốn trở thành đối tác độc quyền ở V-League nhằm tìm kiếm lợi nhuận từ việc thương thảo, phân phối với các nhà đài tại Việt Nam, cũng như trong khu vực. Chính vướng mắc này đã khiến hai bên không thể đi tới ký kết văn bản và để Malaysia 'cướp mất'.
Thực sự trong chuyện này, người Malaysia đã tỏ ra khôn ngoan hơn khi 'cướp hợp đồng truyền hình' từ tay Việt Nam. Cuối năm 2015, họ đã ký một bản hợp đồng “nặng đô” về bản quyền truyền hình giải VĐQG Malaysia với MP&Silva. Giá trị hợp đồng này có thời hạn 15 năm, trị giá 1,26 tỷ ringgit (tương đương 7.350 tỷ đồng). Theo cam kết, 40% số tiền bản quyền truyền hình mỗi năm được chuyển cho FAM, 30% được chia cho 12 đội bóng tham dự giải đấu và số còn lại được dành cho hoạt động phát triển công tác trọng tài và đào tạo trẻ.
Nhìn những gì mà Malaysia làm được, ta lại càng cảm thấy tiếc cho bóng đá Việt. Rõ ràng, chỉ vì một sự không thống nhất giữa các đài truyền hình tại Việt Nam mà chúng ta đã để mất 'miếng bánh truyền hình' béo bở vào tay người Mã một cách vô cùng đáng tiếc. Giá như tất cả cùng đi tới một sự thống nhất và giành được hợp đồng với MP&Silva, thì không chỉ BTC giải hưởng lợi mà các CLB cũng sẽ nhận được những khoản tiền khổng lồ để tái đầu tư, qua đó góp phần cải thiện chất lượng giải đấu số 1 Việt Nam hiện nay.
Có thể nói CLB Hà Nội đang sở hữu một lứa cầu thủ đầy tài năng và có thừa kinh nghiệm trận mạc. Và liệu yếu tố này có giúp họ lên ngôi ở V-League 2018?
Malaysia tiếp tục đi đầu khu vực về công tác làm truyền thông
Không chỉ có được hợp đồng với MP&Silva, người Malaysia tiếp tục thể hiện sự khôn ngoan trong việc nâng tầm hình ảnh giải đấu Malaysia Super League (MaSL) bằng việc đi đầu quảng bá hình ảnh ở khu vực. Nếu như họ thất bại trong việc làm thương hiệu tại Việt Nam khi chiêu mộ hụt tiền vệ Văn Quyết của Hà Nội thì trước đó, người Mã đã có được chữ ký của một loạt ngôi sao nổi tiếng là đến từ Campuchia như tiền đạo Chan Vathanaka, Keo Sokpheng hay cầu thủ gốc Pháp, Thierry Bin.
Với việc bộ 3 này đang thi đấu khá chói sáng ở Malaysia, điều này đã góp phần giúp Malaysia bán thành công bản quyền giải VĐQG cho các đài truyền hình tại đất nước chùa tháp, bởi vì nhiều người hâm mộ nước này đang rất muốn được theo dõi hành trình của những đứa con cưng của mình ở môi trường bóng đá tiên tiến như Malaysia.
Giải MaSL thu hút NHM Campuchia bởi sự có mặt của Chan Vathanaka |
Không chỉ trọng dụng các cầu thủ Campuchia, CLB Perak của Malaysia cũng chiêu mộ thành công ngôi sao người Philippines Misagh Bahadoran, chưa kể CLB Selangor có được chữ ký của 2 ngôi sao Evan Dimas và Ilham Udin Armaiyn người Indonesia. Chính điều này đã giúp giải Malaysia Super League được giới truyền thông và NHM Đông Nam Á đặc biệt quan tâm vì có sự xuất hiện của những cầu thủ của nước họ.
Từ việc Malaysia và sắp tới là Thái Lan sẽ chấp nhận sử dụng ngoại binh gốc ASEAN ở giải đấu của họ đã cho thấy những bước tiến lớn của những nhà làm bóng đá ở các quốc gia này. Thiết nghĩ đây cũng là những bài học quý để VFF và VPF nghiên cứu với bóng đá Việt Nam để từng bước quảng bá hình ảnh giải đấu V-League ra khu vực. Nên nhớ trong quá khứ, V-League từng rất được quan tâm ở Thái Lan khi một loạt ngôi sao của họ đổ bộ sang Việt Nam thi đấu. Chính vì thế, chúng ta hoàn toàn có thể làm được điều như vậy, nếu có những sự điều chỉnh theo xu thế chung của khu vực và châu lục.
Thế mới thấy, cứ làm tốt công tác truyền thông, xây dựng chất lượng giải đấu hướng tới sự chuyên nghiệp hiện đại và mở rộng vòng tay chào đón các ngôi sao Đông Nam Á, khi đó chắc chắn chúng ta sẽ không phải lo việc không bán được bản quyền V-League cho các quốc gia khác.
Với sự trở lại của tiền vệ Xuân Trường, CLB HAGL chắc chắn sẽ mạnh hơn trong mùa giải mới. Tuy nhiên để trở thành một đội bóng có khả năng cạnh tranh chức vô...