Thứ Ba, 24/12/2024Mới nhất
Zalo

Góc nhìn: BĐVN kém phát triển là vì bảo thủ

Thứ Sáu 03/04/2015 08:29(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Suốt bao năm qua, BĐVN vẫn quanh quẩn ở “ao làng” Đông Nam Á mà chẳng ngóc đầu lên được. Sau chiến tích U23 Việt Nam lọt vào VCK U23 châu Á thì chúng ta phải nhìn thẳng vào sự thật để tìm lối thoát cho bóng đá nước nhà.

Sau chức vô địch Seagames 1959 của đội Miền Nam Việt Nam, tình yêu bóng đá nước nhà mới bắt đầu được thắp lên. Và đó là cơ sở để Hội bóng đá Việt Nam ra đời 1 năm sau đó từ ý tưởng của cựu danh thủ của Tổng cục Đường sắt Việt Nam Hà Đăng Ấn. Phải đến 4 năm sau đó, mới chuyển tên thành Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) và tham gia các tổ chức quốc tế như BXH FIFA và AFC. Việc thành lập VFF để nhằm mục đích giúp BĐVN duy trì được sự thống trị với bóng đá Đông Nam Á và nhất là vươn tầm ra thế giới. Thế nhưng theo thời gian, những mục tiêu đang ngày một nhỏ dần đến ngày nay. Đã gần 55 năm kể từ khi VFF ra đời, BĐVN vẫn quanh quẩn ở “ao làng” Đông Nam Á, tệ hơn khi ngay cả giấc mơ vô địch Seagames lần thứ 2 cũng trở nên vô cùng xa xỉ.

Trong những ngày này, NHM đang hân hoan với chiến công U23 Việt Nam lọt vào VCK U23 châu Á, giải đấu lớn nhất mà chúng ta vượt qua vòng loại bằng thực lực. Trước kia ĐTVN từng lọt vào tứ kết Asian Cup 2007 nhưng đó là giải đấu mà chúng ta là chủ nhà, nên nhớ BĐVN chưa bao giờ vượt qua vòng loại của giải vô địch châu Á cả. Vì thế việc đoạt vé tới VCK tại Qatar xứng đáng được gọi là chiến tích của U23 Việt Nam. Trong suốt quá trình chuẩn bị cho giải đấu này, thầy trò HLV Miura đã chịu sức ép khủng khiếp từ dư luận, đặc biệt là sự chỉ trích của các chuyên gia trong nước.

U23 Viet Nam lot vao VCK U23 chau A hinh anh
Các HLV, chuyên gia bảo thủ với cách làm cũ 

Người thì bảo tập nặng sau Tết Nguyên Đán là thiếu khoa học, kẻ thì bảo bóng dài bóng bổng không hợp với BĐVN, nào là lối chơi thiếu gắn kết, sức sống… Vậy cho hỏi tại sao những công thức được cho là khoa học, hợp với cầu thủ Việt của những “chuyên gia” kia vẫn thất bại suốt bao năm qua? Tại sao những người được coi là có thâm niên sống trong bóng đá Việt Nam lại cứ bảo thủ những ý kiến… Thiếu thực tế của mình? Thất bại suốt bao năm qua nhưng vẫn mạnh miệng về khả năng, tư duy và cách làm của bản thân? Những chuyên gia, HLV trong nghề còn bảo thủ, cố chấp với cách làm bóng đá kém cỏi của mình thì bảo sao môn thể thao nước nhà mãi chẳng ngóc đầu lên được.

Chuyện bảo thủ, làm việc theo kinh nghiệm là điểm yếu của mọi ngành nghề tại Việt Nam, bóng đá chỉ là một trong số đó. Thế nhưng khi mà bóng đá thế giới đang vận động không ngừng thì BĐVN vẫn dậm chân tại chỗ. Bởi sự tụt hậu quá đà của bóng đá nước nhà mà ông bầu Đoàn Nguyên Đức, với tư cách của một người yêu bóng đá đã tự đổ tiền xây học viện để hy vọng nâng tầm BĐVN. Khóa 1 HAGL JMG đã ra đời với bao niềm hy vọng của NHM. Những “đứa trẻ” nhà bầu Đức đúng là đã thể hiện được lối chơi ban ngắn, phù hợp với người Việt, thế nhưng khi ra những giải đấu lớn lại thất bại, thậm chí là thất bại thảm hại. Thực tế là lối chơi mang hơi hướng Tiki-Taka của U19 và HAGL đã trở nên lỗi thời cách đây vài năm. Thế nhưng bây giờ tới lượt bầu Đức quay ra bảo vệ lối chơi mà học viện JMG dày công xây dựng. Không chỉ bầu Đức mà chuyên gia Nguyễn Văn Vinh cũng “sôi máu” khi lối chơi của HLV Graechen bị “khai tử” dưới thời HLV Miura.

U23 Viet Nam lot vao VCK U23 chau A hinh anh 2
BĐVN cần thay đổi tư duy làm bóng đá

Thật may khi giữa sức ép vô cùng lớn từ dư luận và những người có quyền lực thì HLV Miura vẫn đi theo lối chơi hiện đại mà mình xây dựng. Cách đá ít chạm, nhanh và đề cao tính tập thể của chiến lược gia người Nhật đã giúp U23 Việt Nam có được chiến công là tấm vé tham dự VCK U23 châu Á 2016. Chính sự bản lĩnh của HLV Miura trong thời gian vừa qua đã giúp chúng ta nhìn ra được điểm yếu của người Việt trong các làm bóng đá. Đó là sự lý thuyết, giáo điều thiếu thực tế và nhất là sự bảo thủ của những HLV, chuyên gia và những người trực tiếp điều hành nền bóng đá.

Sự thành công của HLV Miura với bóng dài, giàu thể lực là đòn giáng mạnh vào suy nghĩ bảo thủ của những người làm BĐVN. Từ giờ thì chúng ta đừng đổ tại người Việt thấp bé, nhẹ cân hay không có tố chất nữa. Điểm mấu chốt khiến BĐVN dậm chân tại chỗ là sự bảo thủ, không chịu thay đổi, học hỏi và cầu tiến của những người trong nghề. Bóng đá cũng như bao ngành nghề khác, anh đi sau thời đại thì chẳng bao giờ tiến bộ được, kể cả khi đổ tiền tấn đầu tư cũng nắm chắc phần thất bại.

Xem thêm bóng đá Việt Nam Mới nhất
Doãn Công

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm
top-arrow
X