- Ngọc Hải: “Tôi đào đâu ra số tiền để đền Anh Khoa?”
- Lãnh đạo SHB Đà Nẵng bức xúc với SLNA và Quế Ngọc Hải
- Thêm 1 cầu thủ ngoại muốn khoác áo ĐT Việt Nam
(Bongda24h.vn) – Theo thông tin từ chính CLB Đồng Tâm Long An, đội bóng này đã đạt thỏa thuận với nhà tài trợ áo đấu Kappa, một trong những hãng đồ thể thao nổi tiếng nhất thế giới.
CLB ĐTLA sẽ có nhà tài trợ áo đấu chuyên nghiệp |
Việc ĐTLA thành công trong việc thương thảo hợp đồng với Kappa cho thấy đội bóng này đã sẵn sàng tiến thêm một bước lên chuyên nghiệp. Thực tế thì các đội bóng tại Việt Nam thường không quá mặn mà hay quan tâm đến việc tìm kiếm tài trợ áo đấu V-League. Họ thường xuyên sử dụng những bộ trang phục theo kiểu “hàng giả, hàng nhái” để ra sân. Đây là một trong những điều mà giới chuyên môn đã chỉ trích từ lâu nhưng không được nhiều đội bóng chú ý tới. Hiện tại ở V-League, chỉ có CLB Hà Nội T&T là quan tâm đến chuyện bảo trợ trang phục thi đấu với một bản hợp đồng dài hạn được ký kết với Kappa, kéo dài từ mùa 2014 đến hết mùa 2016, với giá trị ước tính vào khoảng 2 tỷ đồng/năm.
Cùng với đội bóng thủ đô thì SLNA cũng từng dùng áo “hàng xịn” của Kappa mùa 2014, nhưng hợp đồng đã đổ vỡ vào giữa chừng vì nhiều vấn đề. Kappa thực sự xứng đáng là một nhà tài trợ “vàng” của các đội bóng tại V-League bởi sau thất bại cùng SLNA, họ vẫn muốn làm việc thêm với một đối tác nữa và ĐTLA là đội bóng được chọn. Dự kiến buổi lễ ra mắt sẽ diễn ra vào ngày 31/10. Không rõ số tiền mà hãng thể thao của Ý sẽ trả cho “Gạch” là bao nhiêu nhưng dự tính cũng phải lên tới tiền tỷ/năm. Trong khi đó, mức giá mà các CĐV phải trả để sở hữu một chiếc áo xịn có thể lên tới 50 đến 60 USD (tức là khoảng 1 triệu đến 1,2 triệu đồng).
Mới đây, trung vệ người Hà Lan Danny Van Bakel xin nhập quốc tịch Việt Nam để mong muốn khoác lên mình chiếc áo đỏ.
Hợp đồng này của Đồng Tâm Long An được kỳ vọng sẽ đặt một nền móng cho việc các đội bóng tầm trung khác tại V-League tập trung kiếm nguồn tài trợ từ trang phục áo đấu. Ngay cả với đội bóng được tài trợ bài bản và được coi là “Chelsea Việt Nam” như Becamex Bình Dương cũng chưa làm được điều này. Thế nên tình trạng mà các đội bóng Việt Nam khi ra sân với áo Adidas, quần Nike và tất Puma không phải là chuyện hiếm có. Tất nhiên vì sức hút của V-League đang là một vấn đề mà vì thế việc kiếm tài trợ từ 2 gã không lồ làng trang phục thể thao là Adidas và Nike vẫn còn là một khó khăn, nhưng với những Kappa, Puma, Umbro hay thậm chí là Grand Sport (hãng thể thao của Thái đang tài trợ cho đội tuyển Việt Nam) thì việc ký kết hợp đồng cũng không phải chuyện hết sức khó khăn.
Trong khi tất cả các đội bóng tại Thai Premier League đều đã chuyên nghiệp hóa vấn đề hình ảnh đại diện của họ với các bản hợp đồng tài trợ áo đấu béo bở thì các cầu thủ Việt Nam vẫn ngày ngày phải ra sân thi đấu ở giải chuyên nghiệp với những chiếc áo hàng chợ.
Hàn Phi